ROME (Zenit.org).-Bài giải thích của cha Giảng Phủ Giáo Hoàng, Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchin, về các bài đọc từ phụng vụ Chúa Nhật tuần này, Chúa Nhật 30 Thường Niên.
Các bài đọc cho Chúa Nhật này là Huấn Ca 35:12-14, 16-18; 2 Timôthêô 4: 6-8, 16-18; Luca 18: 9-14.
Người Pharisêu tiêu biểu cho con người bảo thủ cảm thấy mình phù hợp với Chúa và với người, và coi khinh kẻ khác. Người thu thuế là kẻ đã phạm một lỗi lầm, nhưng anh nhìn nhận sự lỗi lầm đó và khiêm tốn xin Chúa tha thứ. Anh ta không nghĩ cứu được mình nhờ công nghiệp riêng mình, nhưng đúng hơn nhờ lòng thương xót Chúa. Sự ưu tiên của Chúa Giêsu giữa hai người này rỡ rệt, như câu cuối cùng của dụ ngôn minh chứng: Người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi, tức là, được tha và hoà giải với Chúa; người Pharisêu trở về nhà trong tình trạng y như hồi ra đi--vẫn giữ cảm giác về sự công chính của mình, mà phải mất sự công chính của Chúa.
Nghe giải thích này, và lập lại nó ở đây, không làm tôi hài lòng. Không phải vì giải thích đó sai lầm, nhưng vì không đáp ứng những thời đại đương thời của chúng ta. Chúa Giêsu đã nói những dụ ngôn này với những kẻ nghe Người trong lúc đó. Trong một văn hóa đầy đức tin và sự thực hành tôn giáo như văn hóa xứ Galilee và Judea thời đại Người, sự giả hình hệ tại phô trương việc giữ luật và sự thánh thiện, bởi vì đó là những sự mang lại điều tán dương.
Trong văn hoá tục hoá và dễ dãi của chúng ta, các giá trị đã thay đổi. Điều được khâm phục và mở ngõ cho thành công thì ngược lại đối với thời trưôc: đó là sự loại bỏ những qui tắc luân lý truyền thống, sự độc lập, sự tự do cá nhân. Đối với người Pharisêu, chìa khóa là “sự giữ “những qui tắc; đối với nhiều người, ngày nay, tiếng chìa khóa là “sự phạm tội.” Nói rằng một tác giả, một quyển sách hay là một sự trình diễn là một “sự phạm tội” là coi sự ấy như là một sự tán thành đáng ao ước nhất của ngày nay.
Nói cách khác, ngày nay chúng ta phải quay lại với những từ ngữ xung quanh việc đạt tới ý chỉ nguyên thủy. Những người thu thuế hôm qua là những người Pharisêu mới của ngày nay! Ngày nay người thu thuế, kẻ phạm tội, nói với Chúa: “Lạy Chúa con tạ ơn Chúa, vì con không phải như những người Pharisêu có lòng tin kia, giả hình và bất bao dung, lo lắng về sự ăn chay, nhưng trên thực tế sống còn xấu hơn chúng con.” Thật nghịch lý, xem ra dường như có những kẻ cầu nguyện như thế này: “Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa, vì con là kẻ vô thần!”
Rochefoucauld nói rằng sự giả hình là đồ cống nạp nết xấu trả cho nhơn đức. Ngày nay đó thường là đồ cống nạp nhân đức trả cho nết xấu. Thực vậỵ điều này được tỏ bày ra, nhất là giữa giới trẻ, những kẻ tỏ ra mình xấu hơn và vô sỉ hơn mình là, ngõ hầu không xuất hiện kém hơn những kẻ khác.
Một kết luận thực tế, có giá trị như trong sự giải thích truyền thống được ám chỉ lúc ban đầu, như trong sự phát triển nói ở đây, là kết luận nầy: Rất ít người—có lẽ không ai—luôn đóng vai trò người Pharisêu hay là luôn trong vai trò người thu thuế, tức là, công chính trong mọi sự hay là tội lỗi trong mọi sự. Phần đông chúng ta có một chút ít cho cả hai. Điều tệ nhất có lẽ là hành động như người thu thuế trong sự sống hàng ngày của chúng ta và như người Pharisêu trong nhà thờ. Những người thu thuế là kẻ tội lỗi, là những người không có áy náy lương tâm, là những kẻ coi tiền bạc và nghề nghiệp trên mọi sự khác. Những người Pharisêu, ngược lại, là, rất khắc khe và chăm chú đến lề luật trong sự sống hằng ngày của mình. Như vậy chúng ta xem ra như người thu thuế trong sự sống hằng ngày và như người Pharisêu trong đền thờ, nếu, như người thu thuế chúng ta lả kẻ tội lỗi, và như người Pharisêu, chúng ta tin chúng ta là công chính.
Nếu chúng ta đành cam chịu nên một ít của cả hai, bấy giờ chúng ta hãy nên kẻ nghịch của điều chúng ta mới diễn tả: Pharisêu trong sự sống hằng ngày và thu thuế trong nhà thờ! Như người Pharisêu, chúng ta phải cố gắng trong sự sống hằng ngày không làm kẻ trộm và người bất chính, nhưng theo những điều răn của Chúa và trả những món nợ chúng ta mắc; như người thu thuế, khi chúng ta ra trước mặt Chúa, chúng ta phải công nhận rằng chút ít gì chúng ta đã làm là hoàn toàn ân huệ của Chúa, và chúng ta hãy cầu xin, cho chính chúng ta và cho tất cả mọi người, lòng thương xót Chúa.
Các bài đọc cho Chúa Nhật này là Huấn Ca 35:12-14, 16-18; 2 Timôthêô 4: 6-8, 16-18; Luca 18: 9-14.
Người Pharisêu tiêu biểu cho con người bảo thủ cảm thấy mình phù hợp với Chúa và với người, và coi khinh kẻ khác. Người thu thuế là kẻ đã phạm một lỗi lầm, nhưng anh nhìn nhận sự lỗi lầm đó và khiêm tốn xin Chúa tha thứ. Anh ta không nghĩ cứu được mình nhờ công nghiệp riêng mình, nhưng đúng hơn nhờ lòng thương xót Chúa. Sự ưu tiên của Chúa Giêsu giữa hai người này rỡ rệt, như câu cuối cùng của dụ ngôn minh chứng: Người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi, tức là, được tha và hoà giải với Chúa; người Pharisêu trở về nhà trong tình trạng y như hồi ra đi--vẫn giữ cảm giác về sự công chính của mình, mà phải mất sự công chính của Chúa.
Nghe giải thích này, và lập lại nó ở đây, không làm tôi hài lòng. Không phải vì giải thích đó sai lầm, nhưng vì không đáp ứng những thời đại đương thời của chúng ta. Chúa Giêsu đã nói những dụ ngôn này với những kẻ nghe Người trong lúc đó. Trong một văn hóa đầy đức tin và sự thực hành tôn giáo như văn hóa xứ Galilee và Judea thời đại Người, sự giả hình hệ tại phô trương việc giữ luật và sự thánh thiện, bởi vì đó là những sự mang lại điều tán dương.
Trong văn hoá tục hoá và dễ dãi của chúng ta, các giá trị đã thay đổi. Điều được khâm phục và mở ngõ cho thành công thì ngược lại đối với thời trưôc: đó là sự loại bỏ những qui tắc luân lý truyền thống, sự độc lập, sự tự do cá nhân. Đối với người Pharisêu, chìa khóa là “sự giữ “những qui tắc; đối với nhiều người, ngày nay, tiếng chìa khóa là “sự phạm tội.” Nói rằng một tác giả, một quyển sách hay là một sự trình diễn là một “sự phạm tội” là coi sự ấy như là một sự tán thành đáng ao ước nhất của ngày nay.
Nói cách khác, ngày nay chúng ta phải quay lại với những từ ngữ xung quanh việc đạt tới ý chỉ nguyên thủy. Những người thu thuế hôm qua là những người Pharisêu mới của ngày nay! Ngày nay người thu thuế, kẻ phạm tội, nói với Chúa: “Lạy Chúa con tạ ơn Chúa, vì con không phải như những người Pharisêu có lòng tin kia, giả hình và bất bao dung, lo lắng về sự ăn chay, nhưng trên thực tế sống còn xấu hơn chúng con.” Thật nghịch lý, xem ra dường như có những kẻ cầu nguyện như thế này: “Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa, vì con là kẻ vô thần!”
Rochefoucauld nói rằng sự giả hình là đồ cống nạp nết xấu trả cho nhơn đức. Ngày nay đó thường là đồ cống nạp nhân đức trả cho nết xấu. Thực vậỵ điều này được tỏ bày ra, nhất là giữa giới trẻ, những kẻ tỏ ra mình xấu hơn và vô sỉ hơn mình là, ngõ hầu không xuất hiện kém hơn những kẻ khác.
Một kết luận thực tế, có giá trị như trong sự giải thích truyền thống được ám chỉ lúc ban đầu, như trong sự phát triển nói ở đây, là kết luận nầy: Rất ít người—có lẽ không ai—luôn đóng vai trò người Pharisêu hay là luôn trong vai trò người thu thuế, tức là, công chính trong mọi sự hay là tội lỗi trong mọi sự. Phần đông chúng ta có một chút ít cho cả hai. Điều tệ nhất có lẽ là hành động như người thu thuế trong sự sống hàng ngày của chúng ta và như người Pharisêu trong nhà thờ. Những người thu thuế là kẻ tội lỗi, là những người không có áy náy lương tâm, là những kẻ coi tiền bạc và nghề nghiệp trên mọi sự khác. Những người Pharisêu, ngược lại, là, rất khắc khe và chăm chú đến lề luật trong sự sống hằng ngày của mình. Như vậy chúng ta xem ra như người thu thuế trong sự sống hằng ngày và như người Pharisêu trong đền thờ, nếu, như người thu thuế chúng ta lả kẻ tội lỗi, và như người Pharisêu, chúng ta tin chúng ta là công chính.
Nếu chúng ta đành cam chịu nên một ít của cả hai, bấy giờ chúng ta hãy nên kẻ nghịch của điều chúng ta mới diễn tả: Pharisêu trong sự sống hằng ngày và thu thuế trong nhà thờ! Như người Pharisêu, chúng ta phải cố gắng trong sự sống hằng ngày không làm kẻ trộm và người bất chính, nhưng theo những điều răn của Chúa và trả những món nợ chúng ta mắc; như người thu thuế, khi chúng ta ra trước mặt Chúa, chúng ta phải công nhận rằng chút ít gì chúng ta đã làm là hoàn toàn ân huệ của Chúa, và chúng ta hãy cầu xin, cho chính chúng ta và cho tất cả mọi người, lòng thương xót Chúa.