Sự bảo vệ cần thiết chống lại các ý thức hệ và chủ nghĩa tương đối

ROMA -- ĐTC đã kêu gọi tái khám phá nơi luật luân lý tự nhiên nền tảng của việc cùng chung sống dân chủ để tránh việc não trạng đa số hay mạnh nhất trở thành tiêu chuẩn của điều thiện hay điều dữ.

Trong buổi tiếp kiến các thành viên của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, vào ngày 5/10/2007, ĐTC Biển Đức XVI đã trình bày Luật luân lý tự nhiên như là phuơng thuốc chống lại « chủ nghĩa tương đối luân lý ».

Theo ĐTC, Luật luân lý tự nhiên (hay Luật Tự Nhiên, Luật Bản Nhiên : Loi naturelle, loi morale naturelle) là « chuẩn mực được Đấng Tạo Hóa ghi khắc trong tâm hồn con người », là chuẩn mực cho phép phân biệt đâu là thiện đâu là dữ.

Ngài nhấn mạnh : ngày nay, một phần là do « những nhân tố văn hóa và ý thức hệ, xã hội nhân sự và thế tục bị rơi vào một hoàn cảnh sai lạc và lờ mờ lẫn lộn : người ta mất đi dấu chứng

nguyên thủy của nền tảng của hữu thể nhân vị và của hành vi luân lý của họ, và học thuyết về luật luân lý tự nhiên vấp phải những quan niệm khác chối bỏ trực tiếp học thuyết này ».

ĐTC giải thích tiếp : « Điều này có những hậu quả to lớn và nghiêm trọng trong trực tự dân sự và xã hội. Một quan niệm thực chứng về luật dường như đang thống trị nơi nhiều người ngày nay ».

« Theo họ, nhân loại, hay xã hội, hay đúng ra đa số công dân, trở nên nguồn gốc tối hậu của luật dân sự ». Ngài cho biết : « vấn đề được đặt ra vì thế không phải là tìm kiếm điều thiện nhưng là quyền lực, hay đúng hơn sự cân bằng quyền lực ».

Ngài giải thích : « Nằm ở cội rễ của khuynh hướng này đó là chủ nghĩa tương đối luân lý, trong đó một số người thậm chí xem là một trong những điều kiện chính yếu của nền dân chủ, vì thuyết tương đối bảo đảm sự bao dung và sự tôn trọng lẫn nhau giữa con người ».

ĐTC nói tiếp : « nhưng nếu quả thật như vậy, thì cái đa số của một chốc lát sẽ trở nên nguồn gốc tối hậu của luật. Lịch sử cho thấy rõ ràng rằng những cái đa số có thể sai lầm ».

Đối với ĐTC, « tính hợp lý đích thực không được bảo đảm bởi sự đồng thuận của số đông, nhưng chỉ bằng sự trong sáng của lý trí con người trước Lý Trí sáng tạo và bằng sự lắng nghe chung Nguồn Gốc này của lý tính của chúng ta ».

ĐTC giải thích tiếp : « khi những đòi hỏi căn bản của phẩm giá con người, của đời sống của nó của thể chế gia đình, của sự công minh trật tự xã hội, tức là những quyền căn bản của con người nhập cuộc (en jeu), thì không có luật nào do con người làm ra có thể sửa đổi chuẩn mực mà Đấng Tạo Hóa đã ghi khắc trong tâm hồn con người, mà không chạm đến chính xã hội cách nguy kịch nơi những gì cấu thành nền tảng thiết yếu của nó ».

ĐTC nhấn mạnh : luật luân lý tự nhiên do đó trở nên « bảo đảm đích thực cho mỗi người để sống tự do và được tôn trọng trong phẩm giá của họ, và được bảo vệ khỏi mọi mưu mô ý thúc hệ, khỏi mọi quyết định độc đoán và lạm dụng của kẻ mnạh nhất ».

Ngài nhận xét : « Không ai có thể thoát khỏi lời kêu gọi này. Nếu vì sự lưu mờ bi thảm của ý thức tập thể, chủ nghĩa hoài nghi và tương đối luân lý đã đạt đến chỗ xóa bỏ những nguyên tắc căn bản của luật luân lý tự nhiên, thì trật tự dân chủ chính nó sẽ bị tổn thương cách tận căn ngay trong chính nền tảng của nó ».

ĐTC cho rằng để chống lại sự lưu mờ này, tức là « sự khủng hoảng của nền văn minh nhân loại trước khi là cuộc khủng hoảng của văn minh Kitô giáo, cần phải huy động tất cả ý thức của những người thiên chí, thế tục hay thuộc về các tôn giáo khác với Kitô giáo, để cùng nhau và cách cụ thể, họ dấn thân kiến tạo, trong nền văn hóa và xã hội dân sự và chính trị, những điều kiện cần thiết để con người ý thức đầy đủ về giá bất khả xâm phạm của luật luân lý tự nhiên. »

ĐTC giải thích rằng « sự tiến bộ của các cá nhân và của xã hội trên con đường tiến triển đích thực phù hợp với lý trí ngay thẳng là sự tham dự vào Lý Trí vĩnh hằng của Thiên Chúa », sự tiến bộ đó phụ thuộc vào việc tôn trọng luật luân lý.

Trong diễn văn của mình, ĐTC đã trích dẫn số 1955 của Giáo Lý GHCG nói rằng « Luật tự nhiên trình bày những giới lệnh đầu tiên và chủ yếu chi phối đời sống luân lý. Nó có nền tảng là sự khao khát và phục tùng Thiên Chúa, nguồn và là thẩm phán của mọi sự thiện, cũng như ý nghĩa tha nhân như bình đẳng với chính mình. Nó được trình bày bằng những giới lệnh chính yếu của nó nơi Mười giới răn. Luật này được được gọi là tự nhiên không phải vì đối chiếu với bản tính của các hữu thể phi lý trí, nhưng bởi vì lý trí mà ra lệnh cho nó thuộc riêng về bản tính con người. »