PHẢI CHĂNG CÓ TỪ ĐIỂN VIẾT SAI VỀ NGÔI HIỆP?

Ngôi hiệp (unio hypostatica, union hypostatique, hypostatic union) là mầu nhiệm trung tâm của đức tin kitô giáo, tất cả các mầu nhiệm khác nơi Chúa Kitô đều phụ thuộc mầu nhiệm nầy (Dans le Christ, l’ union hypostatique est le mystère central de la foi chrétienne, auquel tous les autres sont subbordonnés) (xem S. Thomas, Summa contra Gentiles IV, 27), hay nói một cách khác Ngôi hiệp tạo nên trung tâm nhiệm cục ân sủng (centre de l’économie de grâce) mà mọi người đang sống trong đó. Quan trọng như vậy nên chúng tôi mới phải “múa rìu qua mắt thợ”, đụng chạm tới cách nói của một vài quyển từ điển. Rất may, việc làm này cũng chỉ đáp ứng lại lời kêu gọi khiêm nhường của soạn giả.

1. Ngôi hiệp là gì?

- Quyển Thuật ngữ Thần học Anh Việt, viết : Hypostatic union : Ngôi hiệp. Nơi Đức Kitô, bản tính Thiên Chúa và bản tính con người kết hợp với nhau thành một ngôi vị duy nhất. Điều nầy được công đồng Calcedon định tín vào năm 451 (x. GLCG 468). (Học viện Đaminh Gò vấp, Thuật ngữ Thần học, Anh Việt, năm 2002, từ ngữ Hypostasis, trang 122).

- Từ điển Công giáo, Anh Việt, viết : Hypostatic union : Ngôi hiệp (sự hiệp nhất hai bản tính - thiên tính và nhân tính – nơi Đức Giêsu ) (Nguyễn Đình Diễn, Từ điển Công giáo, Anh Việt, Nhà xuất bản Tôn giáo, 2002, từ ngữ Hypostatic, Hypostatical, trang 314).

- Dictionnaire de la foi chrétienne, tome 1 (les mots) : Union hypostatique ou union personnelle, union en une seule hypostase, ou en une seule personne, des deux natures, divine et humaine, dans le Christ (Dict, tome 1, Êd du Cerf 1968. mot Hypostase, p. 358-359) (Ngôi hiệp hoặc sự kết hiệp ngôi vị, là hai bản tính, thiên tính và nhân tính, kết hiệp trong một Ngôi hiệp duy nhất, hoặc trong một Ngôi vị duy nhất nơi Đức Kitô).

- Petit dictionnaire de théologie catholique : Union Hypostatique : la reálisation et le résultat permanent d’union en une seule hypostase ou personne. La théologie emploie cette expression comme terme technique, au sujet du Christ, pour dire ceci : par l’union, qui, en Jésus-Christ, s’est réalisée et demeure entre une nature humaine et la personne divine (hypostase) du Logos. (Karl Rahner / Herbert Vorgrimler, Petit dict…, traduit de l’ allemand par Paul Demann et Maurice Vidal, Éd du Seuil, 1967, mot union hypostatique, p. 493) (xin tạm dịch : Ngôi hiệp là hành động đã đang thực hiện và là kết quả trường tồn nơi một ngôi hiệp duy nhất hoăc một ngôi vị duy nhất. Thần học dùng cách nói nầy như một thuật ngữ nói về Đức Kitô như thế nầy : nơi Đức Kitô, Ngôi vị Logos Thiên Chúa đã đang kết hiệp và trường tồn mãi mãi với bản tính nhân loại).

Nếu không lầm, nhà thần học Karl Rahner nói rõ nhất về Ngôi hiệp (Ngôi Hai hành động kết hiệp với nhân tính). Cách nói “Thiên tính và Nhân tính kết hiệp với nhau nơi con người Đức Giêsu Kitô” dễ rơi vào sai lầm (sẽ nói rõ phần sau).

2. Giáo lý Công giáo nói về Ngôi hiệp

Công đồng Chalcedonens (Chalcédoine, Calcedon) năm 451 chống lại dị giáo Eutyches (họ rao giảng Chúa Kitô có một bản tính) đã đưa ra giáo lý và Đức Giáo hoàng Leo Cả đã định tín : Unum eumdemque Christum, Filium Dominum unigenitum in duabus naturis inconfuse, immutabiliter, indivise, inseparabiliter agnoscendum, nusquam, sublata naturam differentia propter unitionem, magisque salva proprietate utriusque naturae, et in unam personam atque subsistentiam concurrente, non in duas personas partitum atque divisum, sed unum et eumdem Filium unigenitum Deum, Verbum Dominum, Jesum Christum (DS 301-302) (Thật, một Đức Kitô là Chúa Con duy nhất có hai bản tính không trộn lẫn (toàn vẹn), không thay đổi ((bất biến), không phân cắt, không lìa nhau. Trước, hai bản tính khác biệt nhau, nay khi kết hiệp, hai bản tính vẫn nguyên vẹn khác nhau, và các đặc điểm của mỗi bản tính được tồn tại và kết hiệp với nhau trong một ngôi vị chứ không phải trong hai ngôi vị tách biệt, nghĩa là chỉ có một ngôi vị Con Thiên Chúa duy nhất mà thôi, là Chúa Ngôi Lời, là Đức Giêsu Kitô).

- Công đồng Congtantinope năm 553 long trọng chấp nhận thuật ngữ Ngôi hiệp (union hypostatique) (công đồng Chacedonens không dùng) để chống lại bè rối Nestorius), tuyên bố : “Nếu ai không công nhận Ngôi Lời Thiên Chúa đã kết hiệp với xác phàm trong Ngôi hiệp và vì thế không công nhận chỉ có một Ngôi hiệp, nghĩa là một ngôi vị duy nhất nơi Đức Kitô… thì bị vạ tuyệt thông” (Si quelqu’un ne reconnait pas que le Logos divin a été uni à la chair dans l’hypostase, kath urostasin) et que c’est pourquoi il n’y a qu’une seule hypostase, c’est-à-dire une seule personne dans le Christ… qu’il soit anathèmes (D 217).

Công đồng nầy chống lại những người chủ trương nhân tính Đức Kitô làm thành một thứ ngôi vị (ngôi vị nhân loại), và tuyên xưng : “Chỉ có một Ngôi hiệp (hay ngôi vị) mà thôi là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, là một ngôi vị trong Ba Ngôi Thiên Chúa (Il n’y a qu’une seule hypostase (ou personne), qui est notre Seigneur Jésus Christ, un de Trinité) (DS 424).

- Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo năm 1992 đã nhắc lại Giáo lý chân chính của hai công đồng kể trên (số 467, 468) và tóm lại số 464-, 479- trong một số 89 trong Bản Toát yếu Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo năm 2005 : “Hội thánh diễn tả mầu nhiệm nầy khi xác quyết rằng Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật, với hai bản tính là thần tính và nhân tính, không lẫn lộn, nhưng kết hợp trong Ngôi Lời. Vì thế trong nhân tính của Chúa Giêsu, tất cả – các phép lạ, đau khổ và cái chết – đều được quy về Ngôi vị thần linh của Người, Đấng hoạt động qua nhân tính mà Ngôi vị nầy đảm nhận. “Ôi Con duy nhất và là Ngôi Lời của Thiên Chúa, dù bất tử, nhưng để cứu rỗi chúng con, Chúa đã nhập thể nơi Đức Maria, Mẹ rất Thánh của Thiên Chúa và mãi mãi đồng trinh… Chúa là một trong Ba Ngôi chí thánh, được tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, xin cứu độ chúng con” (Phụng vụ Byzantin của Thánh Gioan Kim Khẩu) (Bản dịch của Ủy ban Giáo lý Đức tin của Hội đồng Giám mục Việt Nam).

3. Cách diễn tả Ngôi hiệp rất dễ hiểu sai

Unio naturae divinae et naturae humanae in unica Verbi persona.

La nature divine et la nature humaine sont unies entre elles dans le Christ hypostatiquement, c’est-à-dire dans l’unité de la personne.

Hiểu sai vì để ý tới hai bản tính (thiên tính và nhân tính) là điều chính yếu, trực tiếp, kết hiệp với nhau, còn nơi ngôi vị Ngôi Lời chỉ là nơi để hai bản tính kết hiệp. Trái lại, phải hiểu thế nầy :

- Unio naturae divinae et naturae humanae : Sự kết hiệp thần tính và nhân tính, phải hiểu rằng bản tính Thiên Chúa của Ngôi Lời, không phải Ngôi Cha hoặc Ngôi Thánh Thần, kết hiệp vơi bản tính nhân loại gồm có hồn và xác cách trọn vẹn, phân biệt, không trộn lẫn trước và sau khi kết hiệp (natura divina Verbi, et humana natura ex corpore et anima composita utraque completa, utraque distincta et inconfusa remanens, etiam post unionem).

- In unica Verbi persona : nơi một ngôi vị Ngôi Lời. Đây phải hiểu là một thành ngữ nhấn mạnh :

a/ Sự kết hiệp nầy không do hai bản tính tạo nên, nhưng do ngôi vị tạo nên (Haec unio fit non in natura sed in persona).
b/ Kết hiệp theo bản thể (unio est substantialis).
c/ Và không tạo ra ngôi vị mới (non nova constituitur persona).
d/ Chính một ngôi vị Ngôi Lời trực tiếp kết hợp với hai bản tính, còn
hai bản tính thì kết hiệp với nhau cách gián tiếp qua trung gian Ngôi Lời (Duae naturae, divina et humana, non directe, sed in una Verbi persona uniuntur).

4. Hiệu quả

Nhờ mầu nhiệm Ngôi hiệp, Ngôi Hai Thiên Chúa mới làm người thực sự. Xin nói rõ thế nầy : Nơi Thiên Chúa, Ngôi vị và bản tính Thiên Chúa đồng nhất với nhau (En Dieu, personne et nature sont réellement identiques), nên Ngôi vị Logos là Thiên tính. Làm người, Ngôi Hai là Thiên tính có bản tính nhân loại, tức là Đức Kitô là Thiên tính, có bản tính nhân loại (Le Christ est sa nature divine, il a sa nature humaine).

Ngôi Hai làm người là hoạt động chung (oeuvre ad extra) của Ba Ngôi Thiên Chúa, nhưng chỉ có Ngôi Hai mặc lấy bản tính nhân loại và làm người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi(Tota Trinitas operata est Incarnationem Filii Dei. Sola persona Verbi assumpsit humanam naturam). Như vậy, Ngôi Hai(ex parte assumentis) kết hiệp trực tiếp với bản tính nhân loại(ex parte assumpti) để làm chủ, hoạt động, chịu trách nhiệm đối với nhân tính. Vì thế, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa xét về nhân tính.

Nestorius chủ trương nơi Đức Giêsu Kitô có hai ngôi vị với hai bản tính và hai ngôi vị nầy kết hiệp với nhau một cách tùy thể hoặc luân lý tức là con người Đức Kitô không phải là Thiên Chúa,và xem Thiên Chúa ở trong người Đức Kytô giống như ở trong người công chính, hoặc Ngôi Lời Thiên Chúa mang lấy bản tính nhân loại như mặc một cái áo. Chủ trương như vậy đưa tới hiệu quả con người Đức Kitô chết chuộc tội cho nhân loại không phải là Ngôi Hai Thiên Chúa chết chuộc tội cho nhân loại. Ngôi Hai Thiên Chúa chết thì tạo ra công nghiệp vô cùng, còn con người chết thì không có công nghiệp vô cùng.

Giáo lý của Hội Thánh dạy nơi Đức Giêsu Kitô chỉ có một Ngôi vị là Ngôi Lời Thiên Chúa có hai bản tính nên Ngôi Lời thật sự làm người và vừa là Thiên Chúa thật vừa là người thật. Công trình cứu độ thực hiện nơi nhân tính của Đức Giêsu Kitô nhưng Ngôi Lời làm chủ, hoạt động và chịu trách nhiệm nên thật sự là công trình cứu độ của Ngôi Hai Thiên Chúa, là của Đức Giêsu Kytô Thiên Chúa, có giá trị vô cùng.

Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật vừa là người thật nên bản tính Thiên Chúa trọn vẹn và bất biến đổi khi kết hiệp với bản tính con người. Bản tính con người trọn vẹn tức là có hồn có xác, có lý trí, ý chí, tự do, tình yêu và giữ trọn vẹn như vậy khi kết hiệp với bản tính Thiên Chúa.

Bè rối Eutychès lại chủ trương thiên tính và nhân tính nơi Đức Kitô kết hiệp thành một bản tính. Người thì bảo nhân tính biến đổi thành thiên tính, kẻ thì bảo thiên tính thu hút và biến nhân tính trong thiên tính. Như vậy, Ngôi Hai Thiên Chúa làm người không giống chúng ta, Chúa Kitô không còn là người thật.

Ngày nay, mầu nhiệm Ngôi hiệp vẫn còn bị đe dọa. Ngày 14-3-2007, Thánh bộ Giáo lý và Đức Tin, đã ra thông tri công bố những sai lầm trong tác phẩm “Đức Giêsu Kitô, nhà giải phóng : đọc về Đức Giêsu Kitô thành Nazaret dưới khía cạnh lịch sử thần học” và tác phẩm “Niềm tin nơi Đức Giêsu Kitô : khảo luận đi từ các nạn nhân” của Linh mục Dòng Tên, Cha Jon Sobrino, và ngày 15-3-2007, Thánh bộ Giáo lý và Đức Tin đã xử lý kỷ luật đối với Cha. Lý do là nhấn mạnh thái quá vai trò nhân tính Đức Kitô trong các vấn đề xã hội và làm giảm nhẹ thiên tính trong việc cứu độ.

Ở đời, có quyển Mật Mã Da Vinci của Dan Brown gán cho Đức Giêsu kết hôn với Maria Mađalêna. Dan Brown đưa ra thuyết : các sách Tân Ước đã được viết lại và quyển Constantine đã phát minh ra thần tính của Đức Giêsu. Các nhà sử học đã thấy thuyết của Brown không xác thực, thuyết của ông chỉ là một thứ “thổi phồng” để thu hút người vào rạp.

Rồi đến sách Ngôi mộ gia đình Đức Giêsu của Jacobbovici dựa trên khám phá ngôi mộ tại vùng Talpiot, ngoại vi Giêrusalem năm 1980 và được truyền hình của Cameron chiếu.

Sáu bình đựng hài cốt có ghi : 1/ Jesua, con của Giuse. 2/ Maria. 3/ Mariamene e Mara. 4/ Mathêu. 5/ Giopha. 6/ Giuda, con của Jesua. Cameron cố gắng chứng minh Mariamene e Mara là Maria Mađalêna. Xét DNA bình hài cốt của Jesua và Mariamene e Mara cho thấy không có mối liên hệ với nhau, vậy họ có khả năng là vợ chồng và có một đứa con.

Tiến sĩ Craig Evans viết quyển Đức Giêsu và các bình đựng hài cốt cho biết ngôi mộ nầy chứa hài cốt của khoảng 35 người, và một nửa hài cốt nầy chứa trong các bình, khu vực nầy bị ô nhiễm đáng kể. Một số tên được viết bằng tiếng Aram, một số được viết bằng tiếng Hipri, một tên viết bằng tiếng Hylạp cho thấy những người chết nầy không được chôn cất cùng một thời gian. Cameron và Jacobbovici hiểu đúng chữ các danh tánh khác trên các bình không ? Nhiều chuyên gia trả lời : không. Cameron và Jacobbovici đọc Mariamene e Mara là Maria Mađalêna, đa số chuyên gia cho rằng không phải thế. Stephen Pfann, chuyên gia Kinh Thánh tại Đại học GIêrusalem bảo họ đọc là” Giêsu” đúng hơn phải đọc là Hanun vì giải mã cổ ngữ Sêmit không dễ dàng đọc chính xác.

Tiến sĩ Evan cho biết khoảng 100 ngôi mộ được khám phá ở Giêrusalem có tên “Giêsu”, và 200 ngôi mộ có tên “Giuse”. Tên “Maria” chiếm một phần tư số bình hài cốt được khám phá. Như vậy, các tên Giêsu, Giuse, Maria rất phổ biến ở Do thái, không thể nói đó là ngôi mộ Đức Giêsu, hơn nữa người Do thái có thói quen chôn cất người qua đời ở ngay quê hương mình thì phải tìm thấy ngôi mộ đó ở Nazaret miền Galilê, thế mà ở Galilê không có.

Xét nghiệm DNA của Giêsu và Mariamene không có giống nhau qua người mẹ va họ kết luận la cặp vợ chồng, tại sao không giả định hai người nầy có liên hệ qua các người cha ?

- Truyện Harry Potter, hay Harry Potter ảo thuật, phù phép, linh mục Gabriele Amorth nói nó có thể dẫn trẻ em tới chủ thuyết thờ “ma quỷ”.

Như vậy, Chúa Kytô vẫn tiếp tục chịu đóng đinh!