BÀ RỊA, Việt Nam (UCAN) – Một đan viện Xitô bị nhà nước giải thể cách đây gần ba thập niên hiện đang phục hồi với ba cộng đoàn mới.
Năm 1978, nhà nước đã giải thể đan viện ở thành phố Saigòn và bỏ tù hai đan sĩ. 100 đan sĩ còn lại chia thành nhiều nhóm đi về các tỉnh lân cận để xây dựng các cộng đoàn Xitô bí mật. Một số đan sĩ tham gia nông trường của nhà nước và một số còn lại đi lính, linh mục Gioan Maria Vianey Đỗ Thống Nhất nói với UCA News.
Năm 1987, nhờ tình hình chính trị được cải thiện phần nào, nên các nhóm này được hoạt động công khai, và họ có thể thành lập đan viện và tuyển ơn gọi, theo cha Nhất, 37 tuổi, một trong những thỉnh sinh đầu tiên của đan viện.
Cha Nhất cho biết biến cố đau buồn đó là "cơ hội giúp họ trưởng thành hơn trong đời sống chiêm niệm bên ngoài đan viện và phát triển hội dòng".
Đan viện ở thành phố Saigòn hiện không còn nữa, nhưng các đan sĩ của đan viện này đã thành lập được ba đan viện mới độc lập.
Cha Nhất thuộc đan viện lớn nhất trong ba đan viện này là đan viện Thánh Mẫu Phước Sơn ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cách Hà Nội 1.820 km về phía đông nam. Đan viện hiện có 133 đan sĩ – 16 linh mục và 117 thầy đã khấn – 27 tập sinh, 22 thỉnh sinh và 30 tìm hiểu. Đan viện Thiên Phước ở thành phố Vũng Tàu có 60 đan sĩ, và đang viện Phước Vĩnh ở tỉnh Trà Vinh có 30 đan sĩ, ngài nói thêm.
Cha Nhất, giám sư thỉnh sinh, cho biết cả ba đan viện quản lý một học viện chung và hiện có 59 sinh viên đang theo học.
Đan viện phụ Đôminicô Phạm Văn Hiền, bề trên đan viện Thánh Mẫu Phước Sơn, nói với UCA News rằng nhiều người gia nhập dòng Xitô là vì linh đạo Xitô phù hợp với người Việt Nam. "Chúng tôi chú trọng đến tinh thần gia đình giữa bề trên như người cha ân cần chăm sóc và bề dưới như anh em biết chia sẻ với nhau".
Đan viện phụ 69 tuổi, ở tù 7 năm và 4 năm quản thúc tại gia, nói thêm rằng tất cả các đan sĩ trong đan viện đều bình đẳng trong công việc, cầu nguyện và ăn uống.
Linh mục Gioan Thánh Giá Lê Văn Đoàn nói rằng đan viện chỉ tuyển ứng sinh đã tốt nghiệp trung học. Sau đó các ứng sinh tham gia chương trình huấn luyện trước khi vào nhà tập. Khi hết thời gian ở tập viện, họ bắt đầu khấn và chính thức trở thành thành viên của đan viện.
Cha Đoàn, 53 tuổi, nhận xét hầu hết các ứng sinh đến từ vùng quê miền bắc nên họ chú trọng chức linh mục và những thực hành truyền thống như rước kiệu, chầu Thánh Thể, lần hạt và đi đàng thánh giá. Cha Tôma Thiện Trần Văn Dưng, 54 tuổi, nói rằng "bầu khí phụng vụ bao trùm đời sống của đan sĩ". Các câu Lời Chúa được khắc trên các viên đá đặt trong đan viện và các bức tường đầy những biểu tượng Kitô giáo như Bánh Thánh Thể và thánh giá.
Các bài thánh vịnh và thánh thi được phổ nhạc theo làn điệu dân ca, và nhà nguyện hiến thánh năm 1999 được xây dựng theo kiểu chùa chiền, theo cha Dưng, phụ trách phụng vụ tại đan viện Thánh Mẫu Phước Sơn.
Giuse Ngô Sỹ Kỳ, bắt đầu chương trình huấn luyện dài một năm hôm tháng Sáu, nói với UCA News, anh “hạnh phúc khi nhập dòng Xitô” vì các đan sĩ hòa đồng, chia sẻ công việc và đối xử với nhau như anh em". Thỉnh sinh 26 tuổi này cho biết các đan sĩ nuôi bò sữa, dê, heo và cá, và làm việc trên trang trại 18 mẫu trồng cây ăn trái, cây công nghiệp và lúa.
Anh thú nhận anh phải nỗ lực mới có thể sống đời chiêm niệm. Anh từ bỏ thói quen xem đá banh trên tivi, và cố gắng giữ thinh lặng suốt ngày, và hỏi ý kiến của bề trên trứơc khi quyết định làm gì.
Đan sĩ Inhaxiô Nguyễn Minh Vương, 27 tuổi, phục vụ cho nhà tĩnh tâm ba tầng với 55 phòng trong khuôn viên đan viện, cho rằng việc phục vụ khách tĩnh tâm là công tác truyền giáo của đan viện. Mỗi năm có hàng ngàn người đến đây tĩnh tâm.
Linh mục người Pháp Henri Denis thành lập đan viện Xitô đầu tiên tại Việt Nam năm 1918 ở làng Phước Sơn, tỉnh Quảng Trị. Hiện ở Việt Nam có bảy đan viện, trong đó có ba đan viện do các đan sĩ thuộc đan viện bị giải thể ở thành phố Saigòn thành lập, đan viện này được thành lập năm 1953.
Năm 1978, nhà nước đã giải thể đan viện ở thành phố Saigòn và bỏ tù hai đan sĩ. 100 đan sĩ còn lại chia thành nhiều nhóm đi về các tỉnh lân cận để xây dựng các cộng đoàn Xitô bí mật. Một số đan sĩ tham gia nông trường của nhà nước và một số còn lại đi lính, linh mục Gioan Maria Vianey Đỗ Thống Nhất nói với UCA News.
Năm 1987, nhờ tình hình chính trị được cải thiện phần nào, nên các nhóm này được hoạt động công khai, và họ có thể thành lập đan viện và tuyển ơn gọi, theo cha Nhất, 37 tuổi, một trong những thỉnh sinh đầu tiên của đan viện.
Cha Nhất cho biết biến cố đau buồn đó là "cơ hội giúp họ trưởng thành hơn trong đời sống chiêm niệm bên ngoài đan viện và phát triển hội dòng".
Đan viện ở thành phố Saigòn hiện không còn nữa, nhưng các đan sĩ của đan viện này đã thành lập được ba đan viện mới độc lập.
Cha Nhất thuộc đan viện lớn nhất trong ba đan viện này là đan viện Thánh Mẫu Phước Sơn ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cách Hà Nội 1.820 km về phía đông nam. Đan viện hiện có 133 đan sĩ – 16 linh mục và 117 thầy đã khấn – 27 tập sinh, 22 thỉnh sinh và 30 tìm hiểu. Đan viện Thiên Phước ở thành phố Vũng Tàu có 60 đan sĩ, và đang viện Phước Vĩnh ở tỉnh Trà Vinh có 30 đan sĩ, ngài nói thêm.
Cha Nhất, giám sư thỉnh sinh, cho biết cả ba đan viện quản lý một học viện chung và hiện có 59 sinh viên đang theo học.
Đan viện phụ Đôminicô Phạm Văn Hiền, bề trên đan viện Thánh Mẫu Phước Sơn, nói với UCA News rằng nhiều người gia nhập dòng Xitô là vì linh đạo Xitô phù hợp với người Việt Nam. "Chúng tôi chú trọng đến tinh thần gia đình giữa bề trên như người cha ân cần chăm sóc và bề dưới như anh em biết chia sẻ với nhau".
Đan viện phụ 69 tuổi, ở tù 7 năm và 4 năm quản thúc tại gia, nói thêm rằng tất cả các đan sĩ trong đan viện đều bình đẳng trong công việc, cầu nguyện và ăn uống.
Linh mục Gioan Thánh Giá Lê Văn Đoàn nói rằng đan viện chỉ tuyển ứng sinh đã tốt nghiệp trung học. Sau đó các ứng sinh tham gia chương trình huấn luyện trước khi vào nhà tập. Khi hết thời gian ở tập viện, họ bắt đầu khấn và chính thức trở thành thành viên của đan viện.
Cha Đoàn, 53 tuổi, nhận xét hầu hết các ứng sinh đến từ vùng quê miền bắc nên họ chú trọng chức linh mục và những thực hành truyền thống như rước kiệu, chầu Thánh Thể, lần hạt và đi đàng thánh giá. Cha Tôma Thiện Trần Văn Dưng, 54 tuổi, nói rằng "bầu khí phụng vụ bao trùm đời sống của đan sĩ". Các câu Lời Chúa được khắc trên các viên đá đặt trong đan viện và các bức tường đầy những biểu tượng Kitô giáo như Bánh Thánh Thể và thánh giá.
Các bài thánh vịnh và thánh thi được phổ nhạc theo làn điệu dân ca, và nhà nguyện hiến thánh năm 1999 được xây dựng theo kiểu chùa chiền, theo cha Dưng, phụ trách phụng vụ tại đan viện Thánh Mẫu Phước Sơn.
Giuse Ngô Sỹ Kỳ, bắt đầu chương trình huấn luyện dài một năm hôm tháng Sáu, nói với UCA News, anh “hạnh phúc khi nhập dòng Xitô” vì các đan sĩ hòa đồng, chia sẻ công việc và đối xử với nhau như anh em". Thỉnh sinh 26 tuổi này cho biết các đan sĩ nuôi bò sữa, dê, heo và cá, và làm việc trên trang trại 18 mẫu trồng cây ăn trái, cây công nghiệp và lúa.
Anh thú nhận anh phải nỗ lực mới có thể sống đời chiêm niệm. Anh từ bỏ thói quen xem đá banh trên tivi, và cố gắng giữ thinh lặng suốt ngày, và hỏi ý kiến của bề trên trứơc khi quyết định làm gì.
Đan sĩ Inhaxiô Nguyễn Minh Vương, 27 tuổi, phục vụ cho nhà tĩnh tâm ba tầng với 55 phòng trong khuôn viên đan viện, cho rằng việc phục vụ khách tĩnh tâm là công tác truyền giáo của đan viện. Mỗi năm có hàng ngàn người đến đây tĩnh tâm.
Linh mục người Pháp Henri Denis thành lập đan viện Xitô đầu tiên tại Việt Nam năm 1918 ở làng Phước Sơn, tỉnh Quảng Trị. Hiện ở Việt Nam có bảy đan viện, trong đó có ba đan viện do các đan sĩ thuộc đan viện bị giải thể ở thành phố Saigòn thành lập, đan viện này được thành lập năm 1953.