Mười Nét Đặc Trưng Nổi Bật Của Dòng Tên
Vào những năm gần đây thường thấy xuất hiện những nỗ lực tìm cách thu thập một vài nguyên tắc nổi bật trong các văn bản của thánh I-Nhã, vốn được coi là những đặc tính thường hằng của một hội dòng mà ngài đã sáng lập. Dĩ nhiên một danh sách loại đó giả thiết có những yếu tố chung cho mọi hội dòng trong Giáo Hội Công Giáo, bao gồm sự trung thành tuân giữ những lời khấn tu trì thường tình: khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục. Mười đặc tính sau đây có thể coi như là bản tóm kết về điều được coi như riêng biệt nhất của tinh thần thánh I-Nhã:
1. Tận hiến cho vinh quang Thiên Chúa, một Thiên Chúa luôn cao cả hơn, mà ta chẳng bao giờ có thể chúc tụng và phục sự đủ. Điều này khiến cho Giêsu hữu cảm thấy như có một sự lo toan thánh thiện, một nỗ lực không ngừng nghỉ đến làm tốt hơn, để hoàn thành nhiều hơn nữa, hay là “magis” như trong tiếng La-tinh. I-Nhã có thể được coi như một con người bị “nhiễm Chúa” theo nghĩa là ngài lấy “vinh quang lớn hơn của Chúa” làm tiêu chuẩn tối cao cho mọi công việc, dầu lớn hay nhỏ.
2. Một tình yêu thân thiết đối với Chúa Giêsu Kitô và một ước muốn được xếp vào hàng ngũ những bạn thân của Ngài. Trong Linh Thao, Giêsu hữu không ngừng cầu xin để hiểu biết Chúa Giêsu rõ ràng hơn, yêu mến Người nhiều hơn và bước theo Người gần kề hơn. Khi giảng dạy tại các thành phố ở Italia, các bạn hữu đầu tiên đã cố gắng bắt chước nếp sống của các môn đệ mà Chúa Giêsu đã sai đi loan báo Tin Mừng trong các thành phố ở Galilêa.
3. Hoạt động trong và cho Giáo Hội, bằng cách luôn đồng cảm với với Giáo Hội trong sự vâng phục các mục tử của Giáo Hội. Xuyên suốt qua các Hiến Pháp, I-Nhã nhấn mạnh đến việc dạy giáo lý “vững chắc hơn và được chấp thuận nhiều hơn” để cho các học viên có thể nhận một giáo thuyết “chắc chắn và bảo đảm hơn.”
4. Sự ứng trực luôn sẳn sàng để cho Giáo Hội định đoạt, sẳn sàng để làm việc bất cứ nơi nào, vì sự thiện lớn hơn và phổ cập hơn. Khi nhìn Dòng Tên như một đạo quân thiêng liêng của Đức Giáo Hoàng, thánh I-Nhã nhìn thấy toàn thể thế giới, một cách nào đó, như môi trường hoạt động của ngài. Được linh hướng bởi viễn tượng bao trùm vũ trụ, ngài không chấp nhận những sự phân loại dựa trên biên giới quốc gia hay liên hệ sắc tộc.
5. Sự hợp nhất hỗ tương. Giêsu hữu phải nhìn thấy chính mình như thành phần của một thân thể nối kết với nhau bởi sự hợp nhất trí tuệ và tâm hồn. Trong Hiến Pháp, thánh I-Nhã khẳng định rằng Dòng Tên không thể đạt mục tiêu của mình, nếu các phần tử không được nối kết bởi một tình yêu sâu xa giữa họ và với thủ lãnh. Trong lĩnh vực này, nhiều người trích dẫn thuật ngữ mà thánh I-Nhã dùng để chỉ các bạn đầu tiên: “những người bạn hữu trong Chúa.”
6. Ưu tiên cho thừa tác vụ thiêng liêng và tư tế. Dòng Tên là một dòng tư tế, mọi thành viên đại thệ phải được truyền chức linh mục, mặc dù sự cộng tác của các “trợ sĩ” linh vụ và thế vụ được đánh giá cao. Trong việc chọn lựa các thừa tác vụ, thánh I-Nhã viết: “sự thiện thiêng liêng phải được chuộng hơn sự thiện thể lý,” và chúng dẫn đến “mục đích cuối cùng và siêu nhiên” hơn.
7. Nhận định. I-Nhã là bậc thầy trong đời sống thực dụng và trong nghệ thuật quyết định. Ngài cẩn thận phân biệt giữa mục đích và phương tiện, bằng cách chọn lựa những phương tiện thích hợp nhất để đạt mục đích đang nhắm đến. Trong việc xử dụng các phương tiện ngài luôn áp dụng nguyên tắc: “tantum…quantum,” theo nghĩa: “bao lâu nó trợ giúp” chớ không hơn nữa. Trong bối cảnh này ngài dạy kỷ luật của sự “dửng dưng” (bình tâm – indifference) theo nghĩa siêu thoát khỏi bất cứ điều gì không được tìm kiếm vì chính nó.
8. Thích nghi, uyển chuyển. I-Nhã luôn cẩn thận chú ý đến thời gian, nơi chốn và con người mà ngài đang đối diện. Ngài lưu đến việc xếp đặt các lề luật tổng quát như thế nào để có thể cho phép sự uyển chuyển khi áp dụng.
9. Trân trọng khả năng nhân bản và tự nhiên. Mặc dù I-Nhã ưu tiên dựa trên các phương tiện thiêng liêng, như ân sủng thần linh, cầu nguyện và thừa tác vụ bí tích, nhưng ngài cũng chú trọng đến các tài năng tự nhiên, kiến thức, văn hoá và cách hành xử lịch sự như các tặng phẩm phải được sử dụng cho việc phụng sự và làm vinh danh Thiên Chúa. Vì lý do này, ngài bày tỏ một sự chú tâm đặc biệt đối với việc giáo dục.
10. Một tổng hợp độc đáo giữa đời sống hoạt động và chiêm niệm. Cha Jerome Nadal (1507-1580) nói đến thực hành của Giêsu hữu là “tìm kiếm sự hoàn thiện trong cầu nguyện và thao luyện thiêng liêng để giúp người thân cận, và bằng việc giúp họ này, thâu đạt toàn thiện hơn nữa trong cầu nguyện, để có thể giúp tha nhân nhiều hơn nữa.” Theo Nadal, đó là một ân sủng đặc biệt cho toàn Dòng Tên là chiêm niệm không chỉ trong những lúc cô tịch nhưng cả trong hoạt động, nhờ đó mà “tìm kiếm Thiên Chúa trong tất cả mọi sự.”
(Theo Hồng y Avery Dulles, S.J.)
Vào những năm gần đây thường thấy xuất hiện những nỗ lực tìm cách thu thập một vài nguyên tắc nổi bật trong các văn bản của thánh I-Nhã, vốn được coi là những đặc tính thường hằng của một hội dòng mà ngài đã sáng lập. Dĩ nhiên một danh sách loại đó giả thiết có những yếu tố chung cho mọi hội dòng trong Giáo Hội Công Giáo, bao gồm sự trung thành tuân giữ những lời khấn tu trì thường tình: khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục. Mười đặc tính sau đây có thể coi như là bản tóm kết về điều được coi như riêng biệt nhất của tinh thần thánh I-Nhã:
1. Tận hiến cho vinh quang Thiên Chúa, một Thiên Chúa luôn cao cả hơn, mà ta chẳng bao giờ có thể chúc tụng và phục sự đủ. Điều này khiến cho Giêsu hữu cảm thấy như có một sự lo toan thánh thiện, một nỗ lực không ngừng nghỉ đến làm tốt hơn, để hoàn thành nhiều hơn nữa, hay là “magis” như trong tiếng La-tinh. I-Nhã có thể được coi như một con người bị “nhiễm Chúa” theo nghĩa là ngài lấy “vinh quang lớn hơn của Chúa” làm tiêu chuẩn tối cao cho mọi công việc, dầu lớn hay nhỏ.
2. Một tình yêu thân thiết đối với Chúa Giêsu Kitô và một ước muốn được xếp vào hàng ngũ những bạn thân của Ngài. Trong Linh Thao, Giêsu hữu không ngừng cầu xin để hiểu biết Chúa Giêsu rõ ràng hơn, yêu mến Người nhiều hơn và bước theo Người gần kề hơn. Khi giảng dạy tại các thành phố ở Italia, các bạn hữu đầu tiên đã cố gắng bắt chước nếp sống của các môn đệ mà Chúa Giêsu đã sai đi loan báo Tin Mừng trong các thành phố ở Galilêa.
3. Hoạt động trong và cho Giáo Hội, bằng cách luôn đồng cảm với với Giáo Hội trong sự vâng phục các mục tử của Giáo Hội. Xuyên suốt qua các Hiến Pháp, I-Nhã nhấn mạnh đến việc dạy giáo lý “vững chắc hơn và được chấp thuận nhiều hơn” để cho các học viên có thể nhận một giáo thuyết “chắc chắn và bảo đảm hơn.”
4. Sự ứng trực luôn sẳn sàng để cho Giáo Hội định đoạt, sẳn sàng để làm việc bất cứ nơi nào, vì sự thiện lớn hơn và phổ cập hơn. Khi nhìn Dòng Tên như một đạo quân thiêng liêng của Đức Giáo Hoàng, thánh I-Nhã nhìn thấy toàn thể thế giới, một cách nào đó, như môi trường hoạt động của ngài. Được linh hướng bởi viễn tượng bao trùm vũ trụ, ngài không chấp nhận những sự phân loại dựa trên biên giới quốc gia hay liên hệ sắc tộc.
5. Sự hợp nhất hỗ tương. Giêsu hữu phải nhìn thấy chính mình như thành phần của một thân thể nối kết với nhau bởi sự hợp nhất trí tuệ và tâm hồn. Trong Hiến Pháp, thánh I-Nhã khẳng định rằng Dòng Tên không thể đạt mục tiêu của mình, nếu các phần tử không được nối kết bởi một tình yêu sâu xa giữa họ và với thủ lãnh. Trong lĩnh vực này, nhiều người trích dẫn thuật ngữ mà thánh I-Nhã dùng để chỉ các bạn đầu tiên: “những người bạn hữu trong Chúa.”
6. Ưu tiên cho thừa tác vụ thiêng liêng và tư tế. Dòng Tên là một dòng tư tế, mọi thành viên đại thệ phải được truyền chức linh mục, mặc dù sự cộng tác của các “trợ sĩ” linh vụ và thế vụ được đánh giá cao. Trong việc chọn lựa các thừa tác vụ, thánh I-Nhã viết: “sự thiện thiêng liêng phải được chuộng hơn sự thiện thể lý,” và chúng dẫn đến “mục đích cuối cùng và siêu nhiên” hơn.
7. Nhận định. I-Nhã là bậc thầy trong đời sống thực dụng và trong nghệ thuật quyết định. Ngài cẩn thận phân biệt giữa mục đích và phương tiện, bằng cách chọn lựa những phương tiện thích hợp nhất để đạt mục đích đang nhắm đến. Trong việc xử dụng các phương tiện ngài luôn áp dụng nguyên tắc: “tantum…quantum,” theo nghĩa: “bao lâu nó trợ giúp” chớ không hơn nữa. Trong bối cảnh này ngài dạy kỷ luật của sự “dửng dưng” (bình tâm – indifference) theo nghĩa siêu thoát khỏi bất cứ điều gì không được tìm kiếm vì chính nó.
8. Thích nghi, uyển chuyển. I-Nhã luôn cẩn thận chú ý đến thời gian, nơi chốn và con người mà ngài đang đối diện. Ngài lưu đến việc xếp đặt các lề luật tổng quát như thế nào để có thể cho phép sự uyển chuyển khi áp dụng.
9. Trân trọng khả năng nhân bản và tự nhiên. Mặc dù I-Nhã ưu tiên dựa trên các phương tiện thiêng liêng, như ân sủng thần linh, cầu nguyện và thừa tác vụ bí tích, nhưng ngài cũng chú trọng đến các tài năng tự nhiên, kiến thức, văn hoá và cách hành xử lịch sự như các tặng phẩm phải được sử dụng cho việc phụng sự và làm vinh danh Thiên Chúa. Vì lý do này, ngài bày tỏ một sự chú tâm đặc biệt đối với việc giáo dục.
10. Một tổng hợp độc đáo giữa đời sống hoạt động và chiêm niệm. Cha Jerome Nadal (1507-1580) nói đến thực hành của Giêsu hữu là “tìm kiếm sự hoàn thiện trong cầu nguyện và thao luyện thiêng liêng để giúp người thân cận, và bằng việc giúp họ này, thâu đạt toàn thiện hơn nữa trong cầu nguyện, để có thể giúp tha nhân nhiều hơn nữa.” Theo Nadal, đó là một ân sủng đặc biệt cho toàn Dòng Tên là chiêm niệm không chỉ trong những lúc cô tịch nhưng cả trong hoạt động, nhờ đó mà “tìm kiếm Thiên Chúa trong tất cả mọi sự.”
(Theo Hồng y Avery Dulles, S.J.)