ROME - Cha Erich Junger, một nhà trừ quỷ Anh giáo, đã tham gia vào hàng dài những người lên tiếng quan ngại trước những lời bình luận gần đây của Cha Arturo Sosa, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên, theo đó Satan không phải là một thực thể, mà chỉ là một biểu tượng.
Phát biểu với Crux, Cha Junger, một thành viên của Giáo hội Anh giáo Bắc Mỹ, gọi tắt là ACNA, nói rằng ngài không phát biểu với tư cách là một phát ngôn viên của Giáo Hội Anh Giáo, nhưng như một linh mục và một nhà trừ quỷ. Ngài cho biết đã “bị kinh hoàng và thật ngỡ ngàng” khi thấy một nhân vật quan trọng như vậy trong Dòng Tên lại xem ma quỷ chỉ là “một thực tại có tính biểu tượng, chứ không phải là một thực tại cá vị”.
ACNA là một phần của Khối Hiệp Thông Anh giáo không trực thuộc Tổng Giám mục Canterbury, nhưng họ hiệp thông với một số tỉnh Anh Giáo ở Nam bán cầu. Trong khối Hiệp Thông Anh Giáo, ANCA được kể là nhóm gần gũi nhất với Công Giáo. Họ theo truyền thống Anh-Công Giáo về trừ tà. Về Phụng Vụ, họ tuân thủ rất nhiều các thực hành và nghi thức của Giáo Hội Công Giáo, và có xu hướng sử dụng nghi thức Công Giáo Rôma.
Cha Junger nhận xét rằng lời bình luận của Cha Sosa “là nguy hiểm và không phù hợp với giáo lý của Giáo Hội Công Giáo như đã được ghi rõ trong Sách Giáo Lý Công Giáo.”
Mặc dù Dòng Tên đã làm hết mình để “giảm thiểu những thiệt hại” sau bài phát biểu của vị Bề Trên Tổng Quyền, Cha Junger cho biết ý kiến của Cha Sosa là “rất đáng ngạc nhiên và bất ngờ” đối với nhiều người. “Tôi không đồng ý chút nào với ngài, nhiều linh mục Anh giáo chính thống, các giám mục và giáo dân mà tôi quen biết, đặc biệt những người đang tham gia vào các mục vụ Trừ tà và Cầu nguyện Giải thoát cũng không một ai đồng ý.”
Tranh luận đã bùng nổ vào tuần trước trong cuộc gặp gỡ Rimini thường niên do phong trào Hiệp thông và Giải phóng của Italia tổ chức, trong đó Cha Sosa đã được mời để nói chuyện về chủ đề “Học cách nhìn thế giới với con mắt của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.”
Ma quỷ “tồn tại như một sự nhân cách hóa cái ác trong các cấu trúc khác nhau, nhưng không phải là các ngôi vị [persons], bởi vì không phải là ngôi vị chính là một cách để nó làm điều ác. Ma quỷ không phải là một ngôi vị như nhân vị. Đó là một cách xấu xa để chúng hiện diện trong cuộc sống của con người,” Cha Arturo Sosa, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên nói hôm 21 tháng Tám.
“Thiện và ác giao chiến với nhau trong một cuộc chiến vĩnh viễn nơi lương tâm con người và chúng ta có cách để chỉ ra chúng. Chúng ta nhìn nhận Chúa là thiện, toàn thiện. Các biểu tượng là một phần của hiện thực, và ma quỷ tồn tại như một thực tại mang tính biểu tượng, không phải như một thực tại ngôi vị [personal reality]”, ngài nói thêm.
Phát biểu của cha Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên gây nên một làn sóng chỉ trích rất mạnh trong giới Công Giáo. Chỉ một ngày sau đó, Hiệp hội Trừ quỷ Quốc tế nói trong một thông cáo báo chí đưa ra hôm 22 tháng Tám rằng:
“Sự tồn tại thực sự của ma quỷ, với tư cách là một chủ thể cá vị biết suy nghĩ và hành động và đã chọn nổi loạn chống lại Thiên Chúa, là một chân lý đức tin và luôn là một phần của tín lý Kitô giáo.”
Trích dẫn một lịch sử lâu dài các giáo huấn của Giáo hội về bản chất của Satan, bao gồm cả một số trích dẫn từ Đức Thánh Cha Phanxicô và các vị tiền nhiệm gần đây của ngài, tổ chức trừ quỷ nói rằng người Công Giáo buộc phải xác tín rằng Satan là một thực thể cá vị, một thiên thần sa ngã.
“Giáo hội, được xây dựng trên Kinh Thánh và Tông Truyền chính thức dạy rằng ma quỷ là một loài thụ tạo và là một thực tại cá vị, và Giáo hội cảnh báo những người, như Cha Sosa, chỉ coi ma quỷ là một biểu tượng.”
Đây không phải là lần đầu tiên Cha Sosa gây xôn xao với những bình luận về ma quỷ. Sau khi được bầu làm Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên vào năm 2016, năm 2017, ngài nói với tờ El Mundo rằng, “chúng ta đã chế tác ra những hình ảnh biểu tượng như Quỷ dữ để thể hiện sự xấu xa.”
Sau nhận xét gây tranh cãi của cha Sosa vào năm 2017, một phát ngôn viên của Cha Sosa đã nói với tờ Catholic Herald rằng, “giống như tất cả những người Công Giáo khác, Cha Sosa tuyên xưng và dạy bảo những gì Giáo hội tuyên xưng và dạy bảo. Ngài không giữ một tập hợp những niềm tin tách biệt với những gì có trong tín lý của Giáo Hội Công Giáo.” Tuy nhiên, các phát biểu được lặp đi lặp lại của ngài khiến cho nhiều người tỏ ra rất nghi ngại.
Trong các bài giảng thánh lễ ban sáng tại nhà nguyện Santa Marta, và trong nhiều phát biểu khác của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô thường lên tiếng cảnh báo Satan là một thực thể và thúc bách các tín hữu chống lại những cám dỗ của nó.
Từ năm 2005, Đại học Giáo Hoàng Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ ở Rôma đã mở một khóa đào tạo về trừ tà không chỉ cho các linh mục Công Giáo mà cả những vị thuộc các hệ phái Kitô khác. Năm nay, Cha Junger đã phát biểu trong hội nghị bàn tròn đại kết đầu tiên của khóa học.
Theo Cha Junger, quan điểm Kitô giáo nói chung về ma quỷ là rất rõ ràng: “Satan là một thực thể cá vị, là một thiên thần sa ngã, nổi loạn chống lại Thiên Chúa và như thế đã biến thái vì sự kiêu ngạo và lòng căm thù của mình.”
Trích dẫn đoạn Tin Mừng theo thánh Mátthêu (Mt 4,1-11) kể về sự kiện Chúa Giêsu chịu cám dỗ trong hoang địa, Cha Junger nhận xét rằng “Nếu Satan chỉ là một biểu tượng, thì trong trình thuật này Chúa nói chuyện với ai? Ai đã đưa ra những hứa hẹn, thử thách, và cám dỗ? Biểu tượng và ẩn dụ không thể làm những thứ như thế.”
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Chúa Giêsu nói về Satan theo nghĩa đen và trực tiếp, chứ không phải là một phép ẩn dụ hay câu chuyện ngụ ngôn.”
Cha Junger giải thích thêm rằng trong khi có một số giáo phái muốn làm giảm nhẹ hình ảnh về ma quỷ, chạy theo một thứ thần học “vui vẻ cả làng”, đại đa số các hệ phái Kitô có thế giá như Công Giáo, Chính Thống, Anh giáo, Lutheran và Baptist, và những hệ phái khác – đều “rất rõ ràng trong tin tưởng cho rằng Satan là có thật và là một mối đe dọa rất nguy hiểm.”
Dựa trên kinh nghiệm của mình như một chuyên gia trừ quỷ, Cha Junger cảnh báo về sự nguy hiểm khi đánh giá thấp sức mạnh của ma quỷ. Đưa ra một khái niệm sai lầm về Satan thì có “khác gì là đánh giá thấp bất kỳ kẻ thù nào, phàm nhân hay siêu nhiên. Nó sẽ dẫn mọi người đến chỗ đánh giá thấp đáng kể sức mạnh của kẻ thù, và đánh giá quá cao sức mạnh của mình, đặc biệt là nếu họ tự ru ngủ mình rằng kẻ thù chưa thực sự bắt đầu tấn công.”
Ngài kết luận rằng: “Bỏ qua hoặc giảm thiểu mối đe dọa của kẻ thù này rõ ràng sẽ là một ý tưởng tệ hại với những hậu quả thảm khốc.”
Source:CruxJesuit devil debacle draws fire from exorcist across ecumenical lines
Phát biểu với Crux, Cha Junger, một thành viên của Giáo hội Anh giáo Bắc Mỹ, gọi tắt là ACNA, nói rằng ngài không phát biểu với tư cách là một phát ngôn viên của Giáo Hội Anh Giáo, nhưng như một linh mục và một nhà trừ quỷ. Ngài cho biết đã “bị kinh hoàng và thật ngỡ ngàng” khi thấy một nhân vật quan trọng như vậy trong Dòng Tên lại xem ma quỷ chỉ là “một thực tại có tính biểu tượng, chứ không phải là một thực tại cá vị”.
ACNA là một phần của Khối Hiệp Thông Anh giáo không trực thuộc Tổng Giám mục Canterbury, nhưng họ hiệp thông với một số tỉnh Anh Giáo ở Nam bán cầu. Trong khối Hiệp Thông Anh Giáo, ANCA được kể là nhóm gần gũi nhất với Công Giáo. Họ theo truyền thống Anh-Công Giáo về trừ tà. Về Phụng Vụ, họ tuân thủ rất nhiều các thực hành và nghi thức của Giáo Hội Công Giáo, và có xu hướng sử dụng nghi thức Công Giáo Rôma.
Cha Junger nhận xét rằng lời bình luận của Cha Sosa “là nguy hiểm và không phù hợp với giáo lý của Giáo Hội Công Giáo như đã được ghi rõ trong Sách Giáo Lý Công Giáo.”
Mặc dù Dòng Tên đã làm hết mình để “giảm thiểu những thiệt hại” sau bài phát biểu của vị Bề Trên Tổng Quyền, Cha Junger cho biết ý kiến của Cha Sosa là “rất đáng ngạc nhiên và bất ngờ” đối với nhiều người. “Tôi không đồng ý chút nào với ngài, nhiều linh mục Anh giáo chính thống, các giám mục và giáo dân mà tôi quen biết, đặc biệt những người đang tham gia vào các mục vụ Trừ tà và Cầu nguyện Giải thoát cũng không một ai đồng ý.”
Tranh luận đã bùng nổ vào tuần trước trong cuộc gặp gỡ Rimini thường niên do phong trào Hiệp thông và Giải phóng của Italia tổ chức, trong đó Cha Sosa đã được mời để nói chuyện về chủ đề “Học cách nhìn thế giới với con mắt của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.”
Ma quỷ “tồn tại như một sự nhân cách hóa cái ác trong các cấu trúc khác nhau, nhưng không phải là các ngôi vị [persons], bởi vì không phải là ngôi vị chính là một cách để nó làm điều ác. Ma quỷ không phải là một ngôi vị như nhân vị. Đó là một cách xấu xa để chúng hiện diện trong cuộc sống của con người,” Cha Arturo Sosa, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên nói hôm 21 tháng Tám.
“Thiện và ác giao chiến với nhau trong một cuộc chiến vĩnh viễn nơi lương tâm con người và chúng ta có cách để chỉ ra chúng. Chúng ta nhìn nhận Chúa là thiện, toàn thiện. Các biểu tượng là một phần của hiện thực, và ma quỷ tồn tại như một thực tại mang tính biểu tượng, không phải như một thực tại ngôi vị [personal reality]”, ngài nói thêm.
Phát biểu của cha Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên gây nên một làn sóng chỉ trích rất mạnh trong giới Công Giáo. Chỉ một ngày sau đó, Hiệp hội Trừ quỷ Quốc tế nói trong một thông cáo báo chí đưa ra hôm 22 tháng Tám rằng:
“Sự tồn tại thực sự của ma quỷ, với tư cách là một chủ thể cá vị biết suy nghĩ và hành động và đã chọn nổi loạn chống lại Thiên Chúa, là một chân lý đức tin và luôn là một phần của tín lý Kitô giáo.”
Trích dẫn một lịch sử lâu dài các giáo huấn của Giáo hội về bản chất của Satan, bao gồm cả một số trích dẫn từ Đức Thánh Cha Phanxicô và các vị tiền nhiệm gần đây của ngài, tổ chức trừ quỷ nói rằng người Công Giáo buộc phải xác tín rằng Satan là một thực thể cá vị, một thiên thần sa ngã.
“Giáo hội, được xây dựng trên Kinh Thánh và Tông Truyền chính thức dạy rằng ma quỷ là một loài thụ tạo và là một thực tại cá vị, và Giáo hội cảnh báo những người, như Cha Sosa, chỉ coi ma quỷ là một biểu tượng.”
Đây không phải là lần đầu tiên Cha Sosa gây xôn xao với những bình luận về ma quỷ. Sau khi được bầu làm Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên vào năm 2016, năm 2017, ngài nói với tờ El Mundo rằng, “chúng ta đã chế tác ra những hình ảnh biểu tượng như Quỷ dữ để thể hiện sự xấu xa.”
Sau nhận xét gây tranh cãi của cha Sosa vào năm 2017, một phát ngôn viên của Cha Sosa đã nói với tờ Catholic Herald rằng, “giống như tất cả những người Công Giáo khác, Cha Sosa tuyên xưng và dạy bảo những gì Giáo hội tuyên xưng và dạy bảo. Ngài không giữ một tập hợp những niềm tin tách biệt với những gì có trong tín lý của Giáo Hội Công Giáo.” Tuy nhiên, các phát biểu được lặp đi lặp lại của ngài khiến cho nhiều người tỏ ra rất nghi ngại.
Trong các bài giảng thánh lễ ban sáng tại nhà nguyện Santa Marta, và trong nhiều phát biểu khác của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô thường lên tiếng cảnh báo Satan là một thực thể và thúc bách các tín hữu chống lại những cám dỗ của nó.
Từ năm 2005, Đại học Giáo Hoàng Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ ở Rôma đã mở một khóa đào tạo về trừ tà không chỉ cho các linh mục Công Giáo mà cả những vị thuộc các hệ phái Kitô khác. Năm nay, Cha Junger đã phát biểu trong hội nghị bàn tròn đại kết đầu tiên của khóa học.
Theo Cha Junger, quan điểm Kitô giáo nói chung về ma quỷ là rất rõ ràng: “Satan là một thực thể cá vị, là một thiên thần sa ngã, nổi loạn chống lại Thiên Chúa và như thế đã biến thái vì sự kiêu ngạo và lòng căm thù của mình.”
Trích dẫn đoạn Tin Mừng theo thánh Mátthêu (Mt 4,1-11) kể về sự kiện Chúa Giêsu chịu cám dỗ trong hoang địa, Cha Junger nhận xét rằng “Nếu Satan chỉ là một biểu tượng, thì trong trình thuật này Chúa nói chuyện với ai? Ai đã đưa ra những hứa hẹn, thử thách, và cám dỗ? Biểu tượng và ẩn dụ không thể làm những thứ như thế.”
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Chúa Giêsu nói về Satan theo nghĩa đen và trực tiếp, chứ không phải là một phép ẩn dụ hay câu chuyện ngụ ngôn.”
Cha Junger giải thích thêm rằng trong khi có một số giáo phái muốn làm giảm nhẹ hình ảnh về ma quỷ, chạy theo một thứ thần học “vui vẻ cả làng”, đại đa số các hệ phái Kitô có thế giá như Công Giáo, Chính Thống, Anh giáo, Lutheran và Baptist, và những hệ phái khác – đều “rất rõ ràng trong tin tưởng cho rằng Satan là có thật và là một mối đe dọa rất nguy hiểm.”
Dựa trên kinh nghiệm của mình như một chuyên gia trừ quỷ, Cha Junger cảnh báo về sự nguy hiểm khi đánh giá thấp sức mạnh của ma quỷ. Đưa ra một khái niệm sai lầm về Satan thì có “khác gì là đánh giá thấp bất kỳ kẻ thù nào, phàm nhân hay siêu nhiên. Nó sẽ dẫn mọi người đến chỗ đánh giá thấp đáng kể sức mạnh của kẻ thù, và đánh giá quá cao sức mạnh của mình, đặc biệt là nếu họ tự ru ngủ mình rằng kẻ thù chưa thực sự bắt đầu tấn công.”
Ngài kết luận rằng: “Bỏ qua hoặc giảm thiểu mối đe dọa của kẻ thù này rõ ràng sẽ là một ý tưởng tệ hại với những hậu quả thảm khốc.”
Source:Crux