GIÁO PHÂN ĐÀ NẴNG PHÁT ĐỘNG VIỆC THÀNH LẬP “QUĨ GIÁO DỤC PHẠM NGỌC CHI.”
Trong tâm tư của giáo sĩ cũng như tu sĩ và giáo dân Giáo phận Đà Nẵng ngày nay, Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, Giám mục tiên khởi của Giáo phận, là vị mục tử luôn tha thiết với việc giáo dục. Ngài đã cai quản Giáo phận trong 25 năm, từ năm 1963 đến năm 1988. Trong bốn năm cuối đời, Ngài đã an dưỡng tại Giáo xứ Trà Kiệu, Giáo phận Đà Nẵng, rồi qua đời và được an táng trong khuôn viên nhà thờ Giáo xứ vào ngày 21 tháng 01 năm 1988.
Hôm 14-5-2007 vừa qua, lễ Thánh Mat-thi-a Tông Đồ, kỷ niệm 98 năm sinh nhật của Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, Giáo phận đã chọn làm ngày phát động việc thành lập Quĩ Giáo Dục của Giáo phận mang tên: Phạm Ngọc Chi.
Đúng 9 giờ 30, Đức Giám Mục và linh mục đòan Giáo phận Đà Nẵng đã hành hương kính viếng Đức Mẹ trên đồi Bửu Châu, sau đó, về hiệp dâng Thánh lễ đồng tế tại nhà thờ Giáo xứ Trà Kiệu, nơi mà theo truyền tụng, Đức Mẹ đã hiện ra vào tháng 9 năm 1885 để che chở giáo dân trong cơn bách hại của phong trào Văn Thân.
Trước khi bước vào Thánh lễ, Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng đã trình bày đôi nét về tầm quan trọng của việc giáo dục công giáo, cũng như ý nghĩa của việc thiết lập quĩ giáo dục của giáo phận. Sau đó ngài tuyên bố phát động việc thành lập quĩ giáo dục với nguyên văn nội dung như sau:
“ Kính thưa Quý Đức Cha, Nguyên Giám Mục Đà Nẵng
Cha Tổng Đại Diện, Quý Cha Hạt Trưởng, Quý Cha Niên Trưởng,
Anh Em Linh Mục, Tu Sĩ Chủng Sinh
Quý Ân Nhân Thân Hữu xa gần,
và CỘNG ĐOÀN DÂN CHÚA GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG
Sinh thời, Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, là người luôn đặt công tác giáo dục lên hàng đầu. Để xây nền móng cho Giáo phận mới mà Ngài là Giám mục tiên khởi, ngay trong những năm tháng đầu tiên về cai quản Giáo phận, Ngài đã dành nhiều quan tâm và dồn nhiều nỗ lực cho việc giáo dục đào tạo. Ngài đã cổ võ đôn đốc mọi người tham gia công tác giáo dục, đã cho xây dựng các chủng viện, mở trường dạy chữ dạy nghề, tổ chức các khóa huấn luyện, cử người đi du học, mời các dòng tu về cộng tác… Môt số công trình do Ngài xây dựng đang là những cơ sở giáo dục quan trọng trong thành phố Đà Nẵng ngày nay. Nhưng trong thời gian dài vừa qua, do hoàn cảnh không thuận lợi, chúng ta không thể tiếp tục thực hiện giấc mơ và hoài bão của Ngài.
Ngày nay thế giới chuyển biến nhanh chóng và Đất Nước chúng ta đang từng bước đổi mới, dành nhiều ưu tư thao thức cho nền giáo dục hiện tại. Giáo Hội VN nói chung và Giáo phận Đà Nẵng nói riêng cũng đang đứng trước những thách thức và nhiệm vụ mới hướng về giáo dục. Là Giám mục Giáo phận, chia sẻ sâu sắc mối bận tâm của các thành phần Dân Chúa, tôi ý thức rằng, để thăng tiến Giáo phận trong hoàn cảnh hiện tại, cần phải mở mang và phát huy nền giáo dục chân chính, nhằm đào tạo con người Kitô hữu toàn diện. Cần phải quan tâm cách cụ thể và thiết thực đến mọi lãnh vực giáo dục, giáo dục nhân bản và văn hóa cũng như giáo dục Đức Tin Kitô giáo.
Nhìn lại quá khứ để ghi nhớ công ơn của Đức Giám Mục Tiên Khởi và đón nhận cảm hứng từ Ngài; hướng về tương lai với quyết tâm tiếp bước Ngài chăm lo công tác giáo dục trong Giáo phận. Hôm nay, ngày 14 tháng 5 năm 2007, sinh nhật thứ 98 của Ngài, tại Thánh đường Giáo xứ Trà Kiệu và bên cạnh phần mộ của Ngài, cùng toàn Giáo phận, tôi quyết định phát động việc thành lập QUỸ GIÁO DỤC PHẠM NGỌC CHI, theo danh xưng vị Giám Mục Tiên Khởi của Giáo phận Đà Nẵng chúng ta. Quỹ này sẽ chính thức được thiết lập và đi vào hoạt động ngày 14 tháng 5 năm 2009, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Ngài, với một Quy Chế và Ban Quản Trị độc lập.
“Quỹ Giáo Dục Phạm Ngọc Chi” đón nhận sự đóng góp tự nguyện từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài giáo phận có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của Giáo Hội, đặc biệt những ai có liên hệ với Đức cố Giám Mục Phêrô Maria lúc sinh thời, hoặc với Giáo phận Đà Nẵng cách này cách khác. Quỹ này sẽ ưu tiên hỗ trợ cho các chương trình giáo dục trong Giáo phận Đà Nẵng. Trong thời gian 02 năm kể từ ngày phát động cho đến ngày chính thức đi vào hoạt động, Toà Giám Mục Đà Nẵng có trách nhiệm trực tiếp đứng ra điều hành và đón nhận mọi sự đóng góp.
Xin Thiên Chúa là Cha Nhân Lành, qua tay Thánh Mẫu Trà Kiệu, ban phúc lành cho những nỗ lực của chúng ta, cũng như cho những Ân Nhân hưởng ứng tham gia chương trình đầy ý nghĩa và lợi ích lâu dài này.
Trà Kiệu, ngày 14 tháng 5 năm 2007
+ Giuse CHÂU NGỌC TRI
Giám Mục Giáo phận Đà Nẵng”
Bài diễn văn vừa kết thúc, một tràng pháo tay nổ vang trong ngôi thánh đường cổ kính và rộng lớn của Giáo xứ Trà Kiệu, từ linh mục đoàn, các tu sĩ nam nữ và cộng đoàn Dân Chúa hiện diện, nói lên sự đồng tình của toàn Giáo phận cùng quyết tâm hướng về tương lai.
Sau Thánh lễ, cộng đoàn đã quây quần quanh mộ Đức cố Giám Mục Phêrô Maria, cầu nguyện cho Ngài và cũng gởi gắm cho Ngài chưong trình mới được công bố. Ngay trong bữa ăn trưa tại nhà xứ Trà Kiệu sau đó, “Quĩ Giáo Dục Phạm Ngọc Chi” đã tiếp nhận những đóng góp đầu tiên của một số quí cha và anh chị em giáo dân hiện diện, nói lên sự hưởng ứng tích cực của Dân Chúa với chương trình chung của Giáo phận nhà.
Đức Giám mục Giáo phận đã cử Cha Phanxicô Xaviê Đặng Đình Canh, Tổng Đại Diện Giáo phận, làm chủ tài khoản của Quĩ Giáo Dục và đứng ra điều hành chương trình trong hai năm chuẩn bị.
* *
Tại Việt Nam hôm nay, giáo dục học đường vẫn còn trong vòng lẩn quẩn, cộng với việc ồ ạt chuyển sang nền kinh tế thị trường và dưới ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình tòan cầu hóa, các giá trị đạo đức truyền thống đang bị đảo lộn nghiêm trọng, nhất là nơi người trẻ. Vì thế, vấn đề giáo dục đặt ra cấp bách hơn lúc nào hết, và Giáo Hội cũng không thể đứng ngoài cuộc. Riêng trong lĩnh vực đào tạo trí thức trẻ, con số sinh viên công giáo trong các trường cao đẳng, đại học và sau đại học quá thấp so với tỉ lệ trung bình phải là 5.5%, như tỉ lệ người công giáo so với dân số. Thiếu sự quan tâm tích cực hơn nữa, tình trạng này khó lòng được thay đổi trong tương lai.
Trong bối cảnh đó, những nỗ lực từ phía Giáo Hội trong lĩnh vực này - như việc lập quĩ giáo dục cấp giáo phận - trên đây, phải chăng là một đáp ứng cần thiết và thích thời để Giáo Hội có thể đóng góp phần của mình vào sự nghiệp “trồng người” bằng cách xây dựng một nền giáo dục công giáo chân chính và toàn diện?
Trong tâm tư của giáo sĩ cũng như tu sĩ và giáo dân Giáo phận Đà Nẵng ngày nay, Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, Giám mục tiên khởi của Giáo phận, là vị mục tử luôn tha thiết với việc giáo dục. Ngài đã cai quản Giáo phận trong 25 năm, từ năm 1963 đến năm 1988. Trong bốn năm cuối đời, Ngài đã an dưỡng tại Giáo xứ Trà Kiệu, Giáo phận Đà Nẵng, rồi qua đời và được an táng trong khuôn viên nhà thờ Giáo xứ vào ngày 21 tháng 01 năm 1988.
Hôm 14-5-2007 vừa qua, lễ Thánh Mat-thi-a Tông Đồ, kỷ niệm 98 năm sinh nhật của Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, Giáo phận đã chọn làm ngày phát động việc thành lập Quĩ Giáo Dục của Giáo phận mang tên: Phạm Ngọc Chi.
Đúng 9 giờ 30, Đức Giám Mục và linh mục đòan Giáo phận Đà Nẵng đã hành hương kính viếng Đức Mẹ trên đồi Bửu Châu, sau đó, về hiệp dâng Thánh lễ đồng tế tại nhà thờ Giáo xứ Trà Kiệu, nơi mà theo truyền tụng, Đức Mẹ đã hiện ra vào tháng 9 năm 1885 để che chở giáo dân trong cơn bách hại của phong trào Văn Thân.
Trước khi bước vào Thánh lễ, Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng đã trình bày đôi nét về tầm quan trọng của việc giáo dục công giáo, cũng như ý nghĩa của việc thiết lập quĩ giáo dục của giáo phận. Sau đó ngài tuyên bố phát động việc thành lập quĩ giáo dục với nguyên văn nội dung như sau:
“ Kính thưa Quý Đức Cha, Nguyên Giám Mục Đà Nẵng
Cha Tổng Đại Diện, Quý Cha Hạt Trưởng, Quý Cha Niên Trưởng,
Anh Em Linh Mục, Tu Sĩ Chủng Sinh
Quý Ân Nhân Thân Hữu xa gần,
và CỘNG ĐOÀN DÂN CHÚA GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG
Sinh thời, Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, là người luôn đặt công tác giáo dục lên hàng đầu. Để xây nền móng cho Giáo phận mới mà Ngài là Giám mục tiên khởi, ngay trong những năm tháng đầu tiên về cai quản Giáo phận, Ngài đã dành nhiều quan tâm và dồn nhiều nỗ lực cho việc giáo dục đào tạo. Ngài đã cổ võ đôn đốc mọi người tham gia công tác giáo dục, đã cho xây dựng các chủng viện, mở trường dạy chữ dạy nghề, tổ chức các khóa huấn luyện, cử người đi du học, mời các dòng tu về cộng tác… Môt số công trình do Ngài xây dựng đang là những cơ sở giáo dục quan trọng trong thành phố Đà Nẵng ngày nay. Nhưng trong thời gian dài vừa qua, do hoàn cảnh không thuận lợi, chúng ta không thể tiếp tục thực hiện giấc mơ và hoài bão của Ngài.
Ngày nay thế giới chuyển biến nhanh chóng và Đất Nước chúng ta đang từng bước đổi mới, dành nhiều ưu tư thao thức cho nền giáo dục hiện tại. Giáo Hội VN nói chung và Giáo phận Đà Nẵng nói riêng cũng đang đứng trước những thách thức và nhiệm vụ mới hướng về giáo dục. Là Giám mục Giáo phận, chia sẻ sâu sắc mối bận tâm của các thành phần Dân Chúa, tôi ý thức rằng, để thăng tiến Giáo phận trong hoàn cảnh hiện tại, cần phải mở mang và phát huy nền giáo dục chân chính, nhằm đào tạo con người Kitô hữu toàn diện. Cần phải quan tâm cách cụ thể và thiết thực đến mọi lãnh vực giáo dục, giáo dục nhân bản và văn hóa cũng như giáo dục Đức Tin Kitô giáo.
Nhìn lại quá khứ để ghi nhớ công ơn của Đức Giám Mục Tiên Khởi và đón nhận cảm hứng từ Ngài; hướng về tương lai với quyết tâm tiếp bước Ngài chăm lo công tác giáo dục trong Giáo phận. Hôm nay, ngày 14 tháng 5 năm 2007, sinh nhật thứ 98 của Ngài, tại Thánh đường Giáo xứ Trà Kiệu và bên cạnh phần mộ của Ngài, cùng toàn Giáo phận, tôi quyết định phát động việc thành lập QUỸ GIÁO DỤC PHẠM NGỌC CHI, theo danh xưng vị Giám Mục Tiên Khởi của Giáo phận Đà Nẵng chúng ta. Quỹ này sẽ chính thức được thiết lập và đi vào hoạt động ngày 14 tháng 5 năm 2009, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Ngài, với một Quy Chế và Ban Quản Trị độc lập.
“Quỹ Giáo Dục Phạm Ngọc Chi” đón nhận sự đóng góp tự nguyện từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài giáo phận có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của Giáo Hội, đặc biệt những ai có liên hệ với Đức cố Giám Mục Phêrô Maria lúc sinh thời, hoặc với Giáo phận Đà Nẵng cách này cách khác. Quỹ này sẽ ưu tiên hỗ trợ cho các chương trình giáo dục trong Giáo phận Đà Nẵng. Trong thời gian 02 năm kể từ ngày phát động cho đến ngày chính thức đi vào hoạt động, Toà Giám Mục Đà Nẵng có trách nhiệm trực tiếp đứng ra điều hành và đón nhận mọi sự đóng góp.
Xin Thiên Chúa là Cha Nhân Lành, qua tay Thánh Mẫu Trà Kiệu, ban phúc lành cho những nỗ lực của chúng ta, cũng như cho những Ân Nhân hưởng ứng tham gia chương trình đầy ý nghĩa và lợi ích lâu dài này.
Trà Kiệu, ngày 14 tháng 5 năm 2007
+ Giuse CHÂU NGỌC TRI
Giám Mục Giáo phận Đà Nẵng”
Bài diễn văn vừa kết thúc, một tràng pháo tay nổ vang trong ngôi thánh đường cổ kính và rộng lớn của Giáo xứ Trà Kiệu, từ linh mục đoàn, các tu sĩ nam nữ và cộng đoàn Dân Chúa hiện diện, nói lên sự đồng tình của toàn Giáo phận cùng quyết tâm hướng về tương lai.
Sau Thánh lễ, cộng đoàn đã quây quần quanh mộ Đức cố Giám Mục Phêrô Maria, cầu nguyện cho Ngài và cũng gởi gắm cho Ngài chưong trình mới được công bố. Ngay trong bữa ăn trưa tại nhà xứ Trà Kiệu sau đó, “Quĩ Giáo Dục Phạm Ngọc Chi” đã tiếp nhận những đóng góp đầu tiên của một số quí cha và anh chị em giáo dân hiện diện, nói lên sự hưởng ứng tích cực của Dân Chúa với chương trình chung của Giáo phận nhà.
Đức Giám mục Giáo phận đã cử Cha Phanxicô Xaviê Đặng Đình Canh, Tổng Đại Diện Giáo phận, làm chủ tài khoản của Quĩ Giáo Dục và đứng ra điều hành chương trình trong hai năm chuẩn bị.
* *
Tại Việt Nam hôm nay, giáo dục học đường vẫn còn trong vòng lẩn quẩn, cộng với việc ồ ạt chuyển sang nền kinh tế thị trường và dưới ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình tòan cầu hóa, các giá trị đạo đức truyền thống đang bị đảo lộn nghiêm trọng, nhất là nơi người trẻ. Vì thế, vấn đề giáo dục đặt ra cấp bách hơn lúc nào hết, và Giáo Hội cũng không thể đứng ngoài cuộc. Riêng trong lĩnh vực đào tạo trí thức trẻ, con số sinh viên công giáo trong các trường cao đẳng, đại học và sau đại học quá thấp so với tỉ lệ trung bình phải là 5.5%, như tỉ lệ người công giáo so với dân số. Thiếu sự quan tâm tích cực hơn nữa, tình trạng này khó lòng được thay đổi trong tương lai.
Trong bối cảnh đó, những nỗ lực từ phía Giáo Hội trong lĩnh vực này - như việc lập quĩ giáo dục cấp giáo phận - trên đây, phải chăng là một đáp ứng cần thiết và thích thời để Giáo Hội có thể đóng góp phần của mình vào sự nghiệp “trồng người” bằng cách xây dựng một nền giáo dục công giáo chân chính và toàn diện?