Aparecida - Từ thứ Hai 14/5 đến nay, 266 vị Hồng Y, Giám Mục và các quan sát viên đã tham dự Đại Hội Đồng Các Giám Mục Mỹ Châu La Tinh và vùng Caribê kéo dài cho đến ngày 31/5 này. Nói chuyện với các ký giả các vị cho biết Đức Thánh Cha đã nêu ra nhiều vấn đề chắc chắn sẽ được thảo luận sâu rộng trong đại hội như việc hình thành đức tin sâu đậm cho anh chị em giáo dân, vấn đề học thuyết xã hội Công Giáo, tình trạng nghèo đói, mục vụ cho dân bản địa và đời sống gia đình.
Đức Tổng Giám Mục Pedro Barreto Jimeno của tổng giáo phận Huancayo, Peru nhận xét rằng diễn từ của Đức Thánh Cha hôm 13/5 đầy “linh hứng” và “khích lệ”. Trong khi đó, Đức Tổng Giám Mục Baltazar Porras Cardozo của tổng giáo phận Merida, Venezuela cho rằng Đức Giáo Hoàng không hạn chế chương trình nghị sự của chúng tôi nhưng ngài “đã đến để trình bày những thách đố của Giáo Hội”.
Đức Cha Antonio Queiroz của giáo phận Catanduva, Ba Tây nhận định rằng nhiều điểm Đức Thánh Cha đưa ra liên quan đến những giá trị “vượt quá biên giới Giáo Hội và động đến xã hội như một tổng thể”.
Về việc Đức Thánh Cha khuyến cáo Giáo Hội không nên dự phần tích cực vào chính trị đảng phái, nhưng phải tập trung vào việc đào tạo anh chị em giáo dân để ứng dụng những giá trị Kitô Giáo trong đời sống xã hội và chính trị, các quan sát viên bình luận rằng nhiều Hội Đồng Giám Mục tại các nước Mỹ Châu thường xuyên đưa ra những tuyên cáo về những vấn đề chính trị và kinh tế từ quyền sở hữu đất đến trách nhiệm hỗ tương trong những chính sách chống nghèo đói. Tuy nhiên, nhiều vị Giám Mục cho rằng những lời của Đức Thánh Cha không có nghĩa là Giáo Hội không nên dự phần vào chính trị.
Đức Cha Hector Gutierrez Pabon của giáo phận Engativa, Colombia nói: “Chúng tôi dự phần vào chính trị. Khi chúng tôi cam kết dấn thân cho thiện ích chung, chúng tôi dính líu vào chính trị nhưng không phải thứ chính trị đảng phái. Đó là thứ chính trị mưu thiện ích chung” thông qua Tin Mừng và các học thuyết xã hội của Giáo Hội.
Đức Tổng Giám Mục Pedro Barreto Jimeno nói thêm: “Đức Giáo Hoàng khẳng định rằng Giáo Hội phải bảo vệ công lý và người nghèo. Chính vì thế Giáo Hội phải độc lập với những ai nắm giữ quyền hành chính trị và kinh tế”. Theo Đức Cha Barreto, Giáo Hội cần tránh “mọi hình thức hợp tác (với những thứ quyền lực này) hay đồng lõa với chúng qua sự yên lặng”.
Lập trường chung của các Hồng Y và Giám Mục Mỹ Châu La Tinh là chống lại việc các linh mục ra tranh cử các chức vụ công quyền và coi đó là gương mù thê thảm vì những vị ra tranh cử các chức vụ này có nghĩa là công khai chống lại giáo luật 285 triệt 3.
Một nhận xét của Đức Thánh Cha về các tôn giáo thời tiền Kha Luân Bố đã dẫn đến những thắc mắc của giới truyền thông. Trong khi đề cập một cách tích cực về sự tổng hợp giữa các truyền thống bản địa và đức tin Kitô, là điều đã dẫn đến những sùng kính bình dân xuyên suốt Mỹ Châu La Tinh, Đức Giáo Hoàng đã cảnh cáo “Hoang tưởng tìm về quá khứ để ngụp lặn cuộc sống trong những tôn giáo tiền Kha Luân Bố, tách những tôn giáo này khỏi Chúa Kitô và khỏi Giáo Hội Hoàn Vũ..”.
Khi được hỏi nhận xét của Đức Thánh Cha có phải là một bước lùi đối với sự cởi mở đối với các truyền thống bản địa, Đức Tổng Giám Mục Porras nói rằng: “Đây không phải là bước lùi” nhưng là một sự nhìn nhận rằng “sự trùng hợp về giá trị (với Kitô Giáo) trong cuộc gặp gỡ và đối thoại với các tôn giáo xa xưa chứng tỏ rằng những dân tộc này đã chấp nhận đức tin Kitô trong một cách thế phong phú được diễn tả cách đặc biệt tại Mỹ Châu trong các thực hành đạo đức bình dân”.
Tuy nhiên, thực hành này không nhất thiết chuyển dịch thành sự tích cực trong đời sống giáo xứ tại Mỹ Châu La Tinh. Đức Hồng Y Javier Errazuriz Ossa của Santiago, Chilê, chủ tịch CELAM nhận xét:
“Trong khi hàng triệu người Mỹ Châu La Tinh tuốn đến hành hương các đền thánh nổi tiếng như Aparecida, Đức Mẹ Guadalupe tại Mễ Tây Cơ, và Đền Chúa Làm Phép Lạ tại Peru cũng như vô số các địa điểm hành hương khác, họ không tham dự vào bí tích Thánh Thể hàng tuần”.
Đức Tổng Giám Mục Pedro Barreto Jimeno của tổng giáo phận Huancayo, Peru nhận xét rằng diễn từ của Đức Thánh Cha hôm 13/5 đầy “linh hứng” và “khích lệ”. Trong khi đó, Đức Tổng Giám Mục Baltazar Porras Cardozo của tổng giáo phận Merida, Venezuela cho rằng Đức Giáo Hoàng không hạn chế chương trình nghị sự của chúng tôi nhưng ngài “đã đến để trình bày những thách đố của Giáo Hội”.
Đức Cha Antonio Queiroz của giáo phận Catanduva, Ba Tây nhận định rằng nhiều điểm Đức Thánh Cha đưa ra liên quan đến những giá trị “vượt quá biên giới Giáo Hội và động đến xã hội như một tổng thể”.
Về việc Đức Thánh Cha khuyến cáo Giáo Hội không nên dự phần tích cực vào chính trị đảng phái, nhưng phải tập trung vào việc đào tạo anh chị em giáo dân để ứng dụng những giá trị Kitô Giáo trong đời sống xã hội và chính trị, các quan sát viên bình luận rằng nhiều Hội Đồng Giám Mục tại các nước Mỹ Châu thường xuyên đưa ra những tuyên cáo về những vấn đề chính trị và kinh tế từ quyền sở hữu đất đến trách nhiệm hỗ tương trong những chính sách chống nghèo đói. Tuy nhiên, nhiều vị Giám Mục cho rằng những lời của Đức Thánh Cha không có nghĩa là Giáo Hội không nên dự phần vào chính trị.
Đức Cha Hector Gutierrez Pabon của giáo phận Engativa, Colombia nói: “Chúng tôi dự phần vào chính trị. Khi chúng tôi cam kết dấn thân cho thiện ích chung, chúng tôi dính líu vào chính trị nhưng không phải thứ chính trị đảng phái. Đó là thứ chính trị mưu thiện ích chung” thông qua Tin Mừng và các học thuyết xã hội của Giáo Hội.
Đức Tổng Giám Mục Pedro Barreto Jimeno nói thêm: “Đức Giáo Hoàng khẳng định rằng Giáo Hội phải bảo vệ công lý và người nghèo. Chính vì thế Giáo Hội phải độc lập với những ai nắm giữ quyền hành chính trị và kinh tế”. Theo Đức Cha Barreto, Giáo Hội cần tránh “mọi hình thức hợp tác (với những thứ quyền lực này) hay đồng lõa với chúng qua sự yên lặng”.
Lập trường chung của các Hồng Y và Giám Mục Mỹ Châu La Tinh là chống lại việc các linh mục ra tranh cử các chức vụ công quyền và coi đó là gương mù thê thảm vì những vị ra tranh cử các chức vụ này có nghĩa là công khai chống lại giáo luật 285 triệt 3.
Một nhận xét của Đức Thánh Cha về các tôn giáo thời tiền Kha Luân Bố đã dẫn đến những thắc mắc của giới truyền thông. Trong khi đề cập một cách tích cực về sự tổng hợp giữa các truyền thống bản địa và đức tin Kitô, là điều đã dẫn đến những sùng kính bình dân xuyên suốt Mỹ Châu La Tinh, Đức Giáo Hoàng đã cảnh cáo “Hoang tưởng tìm về quá khứ để ngụp lặn cuộc sống trong những tôn giáo tiền Kha Luân Bố, tách những tôn giáo này khỏi Chúa Kitô và khỏi Giáo Hội Hoàn Vũ..”.
Khi được hỏi nhận xét của Đức Thánh Cha có phải là một bước lùi đối với sự cởi mở đối với các truyền thống bản địa, Đức Tổng Giám Mục Porras nói rằng: “Đây không phải là bước lùi” nhưng là một sự nhìn nhận rằng “sự trùng hợp về giá trị (với Kitô Giáo) trong cuộc gặp gỡ và đối thoại với các tôn giáo xa xưa chứng tỏ rằng những dân tộc này đã chấp nhận đức tin Kitô trong một cách thế phong phú được diễn tả cách đặc biệt tại Mỹ Châu trong các thực hành đạo đức bình dân”.
Tuy nhiên, thực hành này không nhất thiết chuyển dịch thành sự tích cực trong đời sống giáo xứ tại Mỹ Châu La Tinh. Đức Hồng Y Javier Errazuriz Ossa của Santiago, Chilê, chủ tịch CELAM nhận xét:
“Trong khi hàng triệu người Mỹ Châu La Tinh tuốn đến hành hương các đền thánh nổi tiếng như Aparecida, Đức Mẹ Guadalupe tại Mễ Tây Cơ, và Đền Chúa Làm Phép Lạ tại Peru cũng như vô số các địa điểm hành hương khác, họ không tham dự vào bí tích Thánh Thể hàng tuần”.