Aparecida, Brazil (Vat 15/05/2007) - Khóa họp lần thứ V của Liên Hội Ðồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh và vùng Caribe đã được khai mạc tại Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Aparecida, vào ngày 13/05/2007, với bài diễn văn Khai Mạc của Ðức Thánh Cha Beneđitô XVI. Mở đầu bài diễn văn Khai Mạc, Ðức Thánh Cha nói:
"Các hiền huynh Giám Mục, các linh mục, nam nữ tu sĩ và anh chị em giáo dân thân mến,
Các quan sát viên của các tôn giáo bạn thân mến,
Thật là niềm vui lớn lao cho tôi được hiện diện nơi đây giữa anh chị em để khai mạc Ðại Hội Nghị Liên Hội Ðồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh và Vùng Caribê Lần Thứ Năm được tổ chức gần bên Ðền Thánh Ðức Mẹ Aparecida, Bổn Mạng Nước Brazil. Tôi muốn được bắt đầu bằng những lời tạ ơn và tán tụng Chúa vì hồng ân đức tin Công Giáo lớn lao Chúa đã ban cho các dân tộc của Ðại Lục này."
Sau phần mở đầu, ÐTC Benecitô XVI nói với các giám mục trong vùng này là: "Chỉ khởi đi từ Thánh Thể thì nền văn minh tình thương mới nảy sinh lên được và sẽ biến cải Mỹ Châu Latinh và vùng Caribe".
ÐTC nhấn mạnh rằng truyền giáo phải là ưu tiên hàng đầu cho các vị lãnh đạo tôn giáo Mỹ Châu Latinh, và các hành động xã hội của Giáo hội sẽ bắt nguồn từ đó và có mục tiêu là phục vụ sứ mạng truyền giáo tiên quyết đó. Dân chúng trong vùng này cần nền tảng vững chắc trong Phúc Âm để có thể chống lại các cám dỗ của chủ nghĩa Macxít, chủ nghĩa vật chất, và các cách thức tiếp cận một cách nông cạn và cảm tính về tôn giáo.
ÐTC nói tiếp: "Anh em tin vào Thiên Chúa Tình yêu; đây không phải là ý thức hệ chính trị, không phải là một phong trào xã hội, một chính sách kinh tế; đó là niềm tin vào Thiên Chúa Tình Yêu, đã nhập thể, chết và sống lại nơi Ðức Giêsu Kitô, nền tảng chính đáng của niềm hy vọng đã mang lại biết bao hoa trái kỳ diệu, kể từ khi rao giảng Phúc Âm lần đầu cho đến nay, như được chứng tỏ qua đoàn ngũ các thánh và chân phước mà Thánh Thần đã gợi lên khắp nơi ở đại lục."... (xem tiếp trọn bài diễn văn Khai Mạc của Ðức Thánh Cha Beneđitô XVI...)
Sau buổi Khai Mạc Ðại Hội, Ðức Thánh Cha từ giã Brazil, và lên đường trở về lại Rôma. Tuy nhiên, Khóa họp lần thứ V của Liên Hội Ðồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh và vùng Caribe vẫn được tiếp tục khai diễn, và kéo dài trong vòng 3 tuần lễ.
Qua ngày 14/05/2007, ngày họp đầu tiên của Hội Nghị Liên Hội Ðồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh và vùng Caribe. Mở đầu ngày họp là bài phát biểu của Ðức Hồng Y Giovanni Battista, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giám Mục kiêm Chủ Tịch Ủy Ban đặc trách về Mỹ Châu Latinh. Ðức Hồng Y nói: "Tôi mong muốn được chia sẻ với tất cả quý vị đại biểu trong Khóa họp, tôi đề nghị quý vị hãy cố gắng hết sức để nghiên cứu và tìm hiểu đủ hết mọi khía cạnh, mọi vấn đề của toàn bộ chương trình của Khóa Họp. Tuy nhiên, điều cần phải ghi nhớ, vấn đề chủ yếu của Ðại Hội này vẫn là: "Làm môn đệ của Chúa Giêsu và làm người Rao Giảng Tin Mừng của Ngài, để cho tất cả mọi người dân của chúng ta đều có được sự sống sung mãn".
Ðức Hồng Y nói tiếp: "Các tài liệu của Hội Nghị, đã cung cấp đầy đủ mọi dữ kiện liên quan đến các vấn đề của Mỹ Châu Latinh và vùng Caribe, nội dung có đủ luôn cả những điều chúng ta cần phải kiểm thảo, phân tích và suy tư. Ðương nhiên, đây là những tài liệu rất phong phú của Ðại Hội, tuy vậy vẫn còn một trở ngại rất lớn, đó là quý vị rất dễ dàng bị lôi cuốn bởi một vấn nạn nào đó mà riêng quý vị tự cho là quan trọng, và quá chú tâm đến vấn nạn riêng đó, mà quên rằng cần phải tập trung đến tất cả mọi vấn đề, và phải có cái nhìn rộng chung cho tất cả mọi vấn đề. Ðiều đó làm cho chúng ta khó có thể tìm ra được một đáp án chung thích hợp cho tất cả mọi người và giải quyết được cho đủ mọi khía cạnh của tất cả mọi vấn đề..."
Trong ngày họp thứ nhất, ngoài bài phát biểu của Ðức Hồng Y Giovanni Battista, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giám Mục kiêm Chủ Tịch Ủy Ban đặc trách về Mỹ Châu Latinh, còn có các bài phát biểu khác của các Ðức Giám Mục chủ tịch của các Hội Ðồng Giám Mục Mexico, Brazil, Colombia, Costa Rica và Puerto Rico. Theo quy định của Ðại Hội, mỗi đại biểu chỉ phát biểu trong vòng 15 phút. Và bài phát biểu đầu tiên chỉ góp ý cách tổng quát về tình hình chung của toàn bộ các tài liệu của Ðại Hội, sau đó Ðại Hội mới đi theo từng đề mục chi tiết của Ðại Hội để tiếp tục phân tích, thảo luận.
Trong ngày họp thứ nhất này, cũng có bài phát biểu của Ðức Giám Mục giáo phận Chimoio của Mozambique, Phi Châu: Ðức Cha Francisco João Silota, đệ nhị phó Chủ Tịch Liên Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu và Madagasca. Trong bài phát biểu, ngài nói: "Cầu chúc cho Ðại Hội lần này của quý Hội Ðồng Giám Mục có được một kết quả tốt đẹp, hầu mang lại lợi ích lớn lao cho toàn thể giáo hội hoàn cầu, lẽ đương nhiên, như vậy là cũng mang lại lợi ích cho Giáo Hội tại Phi Châu". Vị Giám Mục, phó chủ tịch Liên Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu và Madagasca này cũng đã đại diện cho toàn Giáo Hội tại Phi Châu gửi lời chúc mừng đến các Giám Mục Mỹ Châu Latinh và bày tỏ những mối quan tâm của Giáo Hội Phi Châu đến với mọi người ở Mỹ Châu Latinh và vùng Caribe. Ðức Cha Francisco João Silota của Phi Châu cũng nhắc đến cuộc Hội Nghị giữa Liên Hội Ðồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh và Liên Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu và Madagasca được tổ chức vào năm 2000, tại thủ đô Maputo của Mozambique, Phi Châu. Trong kỳ Ðại Hội lần đó, hai Giáo hội của Mỹ Châu Latinh và Phi Châu đã thỏa hiệp với nhau về những chương trình trợ giúp, giao lưu và cùng nhau trao đổi kinh nghiệm. "Từ đó", Ðức Cha Francisco João Silota nói tiếp: "Tất cả những thảo luận và quyết định trong Kỳ Ðại Hội lần này của Liên Hội Ðồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh và vùng Caribe có một tầm ảnh hưởng quan trọng đối với Giáo Hội tại Phi Châu. Và cũng có thể nói được, ở vào một phương diện nào đó, chúng tôi cảm thấy được những mối liên kết hiệp thông trong đức tin và trong tình liên đới đối với Giáo hội tại Mỹ Châu Latinh".
Ðức Hồng Y Peter Erdo, Tổng Giám Mục Budapest của Hugary, Chủ tịch Liên Hội Ðồng Giám Mục Âu Châu, cũng tham dự trong Ðại Hội Liên Hội Ðồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh và vùng Caribe lần này. Ðức Hồng Y phát biểu: "Chúng tôi rất cần những trao đổi kinh nghiệm như thế này. Bởi vì, hiện nay các quốc gia ở Ðông Âu vẫn đang phải đối diện với rất nhiều những vấn đề xã hội và công lý. Tất cả những vấn đề này đã hiện hữu từ cả trăm năm nay. Trong thời gian gần đây, chúng tôi cũng đã nếm thử được những kinh nghiệm rất kịch liệt của hai sự việc: kiên quyết đối diện với vấn nạn và tìm kiếm một phương thức giải quyết vấn nạn. Cả hai sự việc này cũng đã đem lại những ưu tư vô vọng, những tìm kiếm một phương thức không cần đến Thiên Chúa, và phản đối những truyền thống Kitô của Lục Ðịa Âu Châu. Tất cả những loại này, không có loại nào có thể giải quyết được vấn nạn của con người: vấn đề tội ác, vấn đề giới tính con người. Sau khi chế độ cộng sản đã sụp đổ, thiên đàng trần gian vẫn chưa tìm thấy, những vấn nạn cũ lại tiếp diễn xảy ra, cũng lại là những vấn đề thị trường tự do, vấn đề công lý, và những vấn đề giới tính. Bởi vậy, chúng tôi cũng rất muốn tìm hiểu thêm từ những kinh nghiệm và những phản ứng khi phải đối diện với những vấn nạn của Mỹ Châu Latinh, của những khu vực nằm ở miền Tây của thế giới. Ở một khía cạnh khác mà nói, Giáo hội tại Tây Âu, với những cổ võ và khích lệ dưới triều đại của Ðức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, cũng đang trên đường tìm kiếm các phương thức giải quyết mới, đã và đang phát triển những sứ mệnh rao truyền Tin Mừng cho khắp cả lục địa Âu Châu".
"Các hiền huynh Giám Mục, các linh mục, nam nữ tu sĩ và anh chị em giáo dân thân mến,
Các quan sát viên của các tôn giáo bạn thân mến,
Thật là niềm vui lớn lao cho tôi được hiện diện nơi đây giữa anh chị em để khai mạc Ðại Hội Nghị Liên Hội Ðồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh và Vùng Caribê Lần Thứ Năm được tổ chức gần bên Ðền Thánh Ðức Mẹ Aparecida, Bổn Mạng Nước Brazil. Tôi muốn được bắt đầu bằng những lời tạ ơn và tán tụng Chúa vì hồng ân đức tin Công Giáo lớn lao Chúa đã ban cho các dân tộc của Ðại Lục này."
Sau phần mở đầu, ÐTC Benecitô XVI nói với các giám mục trong vùng này là: "Chỉ khởi đi từ Thánh Thể thì nền văn minh tình thương mới nảy sinh lên được và sẽ biến cải Mỹ Châu Latinh và vùng Caribe".
ÐTC nhấn mạnh rằng truyền giáo phải là ưu tiên hàng đầu cho các vị lãnh đạo tôn giáo Mỹ Châu Latinh, và các hành động xã hội của Giáo hội sẽ bắt nguồn từ đó và có mục tiêu là phục vụ sứ mạng truyền giáo tiên quyết đó. Dân chúng trong vùng này cần nền tảng vững chắc trong Phúc Âm để có thể chống lại các cám dỗ của chủ nghĩa Macxít, chủ nghĩa vật chất, và các cách thức tiếp cận một cách nông cạn và cảm tính về tôn giáo.
ÐTC nói tiếp: "Anh em tin vào Thiên Chúa Tình yêu; đây không phải là ý thức hệ chính trị, không phải là một phong trào xã hội, một chính sách kinh tế; đó là niềm tin vào Thiên Chúa Tình Yêu, đã nhập thể, chết và sống lại nơi Ðức Giêsu Kitô, nền tảng chính đáng của niềm hy vọng đã mang lại biết bao hoa trái kỳ diệu, kể từ khi rao giảng Phúc Âm lần đầu cho đến nay, như được chứng tỏ qua đoàn ngũ các thánh và chân phước mà Thánh Thần đã gợi lên khắp nơi ở đại lục."... (xem tiếp trọn bài diễn văn Khai Mạc của Ðức Thánh Cha Beneđitô XVI...)
Sau buổi Khai Mạc Ðại Hội, Ðức Thánh Cha từ giã Brazil, và lên đường trở về lại Rôma. Tuy nhiên, Khóa họp lần thứ V của Liên Hội Ðồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh và vùng Caribe vẫn được tiếp tục khai diễn, và kéo dài trong vòng 3 tuần lễ.
Qua ngày 14/05/2007, ngày họp đầu tiên của Hội Nghị Liên Hội Ðồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh và vùng Caribe. Mở đầu ngày họp là bài phát biểu của Ðức Hồng Y Giovanni Battista, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giám Mục kiêm Chủ Tịch Ủy Ban đặc trách về Mỹ Châu Latinh. Ðức Hồng Y nói: "Tôi mong muốn được chia sẻ với tất cả quý vị đại biểu trong Khóa họp, tôi đề nghị quý vị hãy cố gắng hết sức để nghiên cứu và tìm hiểu đủ hết mọi khía cạnh, mọi vấn đề của toàn bộ chương trình của Khóa Họp. Tuy nhiên, điều cần phải ghi nhớ, vấn đề chủ yếu của Ðại Hội này vẫn là: "Làm môn đệ của Chúa Giêsu và làm người Rao Giảng Tin Mừng của Ngài, để cho tất cả mọi người dân của chúng ta đều có được sự sống sung mãn".
Ðức Hồng Y nói tiếp: "Các tài liệu của Hội Nghị, đã cung cấp đầy đủ mọi dữ kiện liên quan đến các vấn đề của Mỹ Châu Latinh và vùng Caribe, nội dung có đủ luôn cả những điều chúng ta cần phải kiểm thảo, phân tích và suy tư. Ðương nhiên, đây là những tài liệu rất phong phú của Ðại Hội, tuy vậy vẫn còn một trở ngại rất lớn, đó là quý vị rất dễ dàng bị lôi cuốn bởi một vấn nạn nào đó mà riêng quý vị tự cho là quan trọng, và quá chú tâm đến vấn nạn riêng đó, mà quên rằng cần phải tập trung đến tất cả mọi vấn đề, và phải có cái nhìn rộng chung cho tất cả mọi vấn đề. Ðiều đó làm cho chúng ta khó có thể tìm ra được một đáp án chung thích hợp cho tất cả mọi người và giải quyết được cho đủ mọi khía cạnh của tất cả mọi vấn đề..."
Trong ngày họp thứ nhất, ngoài bài phát biểu của Ðức Hồng Y Giovanni Battista, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giám Mục kiêm Chủ Tịch Ủy Ban đặc trách về Mỹ Châu Latinh, còn có các bài phát biểu khác của các Ðức Giám Mục chủ tịch của các Hội Ðồng Giám Mục Mexico, Brazil, Colombia, Costa Rica và Puerto Rico. Theo quy định của Ðại Hội, mỗi đại biểu chỉ phát biểu trong vòng 15 phút. Và bài phát biểu đầu tiên chỉ góp ý cách tổng quát về tình hình chung của toàn bộ các tài liệu của Ðại Hội, sau đó Ðại Hội mới đi theo từng đề mục chi tiết của Ðại Hội để tiếp tục phân tích, thảo luận.
Trong ngày họp thứ nhất này, cũng có bài phát biểu của Ðức Giám Mục giáo phận Chimoio của Mozambique, Phi Châu: Ðức Cha Francisco João Silota, đệ nhị phó Chủ Tịch Liên Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu và Madagasca. Trong bài phát biểu, ngài nói: "Cầu chúc cho Ðại Hội lần này của quý Hội Ðồng Giám Mục có được một kết quả tốt đẹp, hầu mang lại lợi ích lớn lao cho toàn thể giáo hội hoàn cầu, lẽ đương nhiên, như vậy là cũng mang lại lợi ích cho Giáo Hội tại Phi Châu". Vị Giám Mục, phó chủ tịch Liên Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu và Madagasca này cũng đã đại diện cho toàn Giáo Hội tại Phi Châu gửi lời chúc mừng đến các Giám Mục Mỹ Châu Latinh và bày tỏ những mối quan tâm của Giáo Hội Phi Châu đến với mọi người ở Mỹ Châu Latinh và vùng Caribe. Ðức Cha Francisco João Silota của Phi Châu cũng nhắc đến cuộc Hội Nghị giữa Liên Hội Ðồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh và Liên Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu và Madagasca được tổ chức vào năm 2000, tại thủ đô Maputo của Mozambique, Phi Châu. Trong kỳ Ðại Hội lần đó, hai Giáo hội của Mỹ Châu Latinh và Phi Châu đã thỏa hiệp với nhau về những chương trình trợ giúp, giao lưu và cùng nhau trao đổi kinh nghiệm. "Từ đó", Ðức Cha Francisco João Silota nói tiếp: "Tất cả những thảo luận và quyết định trong Kỳ Ðại Hội lần này của Liên Hội Ðồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh và vùng Caribe có một tầm ảnh hưởng quan trọng đối với Giáo Hội tại Phi Châu. Và cũng có thể nói được, ở vào một phương diện nào đó, chúng tôi cảm thấy được những mối liên kết hiệp thông trong đức tin và trong tình liên đới đối với Giáo hội tại Mỹ Châu Latinh".
Ðức Hồng Y Peter Erdo, Tổng Giám Mục Budapest của Hugary, Chủ tịch Liên Hội Ðồng Giám Mục Âu Châu, cũng tham dự trong Ðại Hội Liên Hội Ðồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh và vùng Caribe lần này. Ðức Hồng Y phát biểu: "Chúng tôi rất cần những trao đổi kinh nghiệm như thế này. Bởi vì, hiện nay các quốc gia ở Ðông Âu vẫn đang phải đối diện với rất nhiều những vấn đề xã hội và công lý. Tất cả những vấn đề này đã hiện hữu từ cả trăm năm nay. Trong thời gian gần đây, chúng tôi cũng đã nếm thử được những kinh nghiệm rất kịch liệt của hai sự việc: kiên quyết đối diện với vấn nạn và tìm kiếm một phương thức giải quyết vấn nạn. Cả hai sự việc này cũng đã đem lại những ưu tư vô vọng, những tìm kiếm một phương thức không cần đến Thiên Chúa, và phản đối những truyền thống Kitô của Lục Ðịa Âu Châu. Tất cả những loại này, không có loại nào có thể giải quyết được vấn nạn của con người: vấn đề tội ác, vấn đề giới tính con người. Sau khi chế độ cộng sản đã sụp đổ, thiên đàng trần gian vẫn chưa tìm thấy, những vấn nạn cũ lại tiếp diễn xảy ra, cũng lại là những vấn đề thị trường tự do, vấn đề công lý, và những vấn đề giới tính. Bởi vậy, chúng tôi cũng rất muốn tìm hiểu thêm từ những kinh nghiệm và những phản ứng khi phải đối diện với những vấn nạn của Mỹ Châu Latinh, của những khu vực nằm ở miền Tây của thế giới. Ở một khía cạnh khác mà nói, Giáo hội tại Tây Âu, với những cổ võ và khích lệ dưới triều đại của Ðức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, cũng đang trên đường tìm kiếm các phương thức giải quyết mới, đã và đang phát triển những sứ mệnh rao truyền Tin Mừng cho khắp cả lục địa Âu Châu".