Ngày Người Mẹ 2007
Kính Thưa Quí Ông Bà và Anh Chị Em
Nhân dịp ngày mừng các bà Mẹ, tôi có vài tư tưởng chia sẻ cùng quí vị, đặc biệt nêu lên những hình ảnh đẹp của người Mẹ Việt Nam. Cho dù những người mẹ đang sống bất cứ nơi nào trên thế giới, họ một phần nào đó cũng không mất được cái căn tính của người phụ nữ Việt Nam.
Trải qua năm tháng, thời thế có biến chuyển không ngừng, thời gian có mất hút trong vũ trụ, thì cái hình ảnh của người Mẹ vẫn luôn là tuyệt tác của văn học dân gian, của thi ca âm nhạc, của cảm hứng vô tận, của tình thương bao la, của hình ảnh vai trò thực tế. Cho dẫu trong vụ trụ có lắm kỳ quan cao quí, nhưng hình ảnh người mẹ là vĩ đại linh thiêng nhất. Guétry nói: “Trái tim của người mẹ là tuyệt tác của Thượng Đế. ” Mẹ là biểu tượng của tình thương, là chất liệu ngọt ngào êm dịu thiết tha, là biển trời yêu thương tần tảo hy sinh cho gia đình, là cánh chim non đo đoạn đường dài, là đôi chân bé bỏng lội ngược cuồng phong giống tố, là nguồn nước mát tưới gội nắng trưa hè, là gió thoảng cuốn đi niềm căm tức, là bàn tay xoa dịu nỗi thương đau, là câm nín của sự hy sinh trọn vẹn… và là cho đi quên mình đang hiện hữu.
Ca dao diễn tả người mẹ có một tâm lòng hy sinh đến lạ thường, quên cả thân mình: “Con ho lòng mẹ tan tành, con sốt lòng mẹ như bình nước sôi ” Nào ai có thấu hiểu tình cảm của mẹ mỗi khi con đau, con khóc, con bị thất bại trên trường đời, bị bạn bè khinh miệt trong trường học, hay con không may vui đùa với bụi trần, bị nghiệt ngã nơi góc phố vẻ hè, bị mất phương hướng trong cuộc sống…Tôi thiết nghĩ trái tim mẹ còn đau gấp bội phần cho số phận con của mình. Phận làm con có thấu chăng cho nỗi lòng của mẹ mình hay không? Mẹ còn hy sinh tỉ mỉ từng miếng cơm manh áo, từng giấc ngủ trong đem, từng kiểu nói giọng cười, từng cách ăn cách mặc, từng bước ngắn bước dài… Quả thật sự hy sinh ấy đã nói lên mẹ với con có một mối tương quan liên hệ như hai mà một, mẹ không thể nào thiếu con trong cuộc sống. Sự hiện hữu của con là niềm vui của mẹ, và sự hiện hữu của con là mẹ được hy sinh thương mến. Đó là niềm vui hạnh phúc của mẹ hỡi những người con đang còn có mẹ.
Nếu con ho con lạnh mẹ lại đau tận tâm can, con hắc sì xổ mũi mẹ lại nghẹn ngào thắt từng hơi thở, nếu con bị chảy máu mẹ lại đổ máu trong tim. Tình yêu hy sinh của mẹ rất cao siêu nhưng âm thầm kín đáo, mấy ai có cảm nghiệm được điều này. Nếu mẹ có chia sẻ nói ra, thì cũng chỉ hờn trách yêu để con biết mình thương con biết dường nào. Mẹ không bao giờ kể công kể của khi đầu tư vào con cái, và cái đầu tư này mẹ luôn biết là thua lỗ, nhưng mẹ vẫn vui mừng, vì đã cho con hết khả năng trí tuệ, tiền lực thời gian. Cho nên câu ca dao này đã bộc lộ được bản năng căn tính thật sự của cha mẹ Việt Nam: “Mẹ nuôi con cả trọn cuộc đời, con nuôi mẹ tính tháng tính ngày. ” Có những đêm trở gió trở trời, con lạnh con ướt mẹ khẽ nhẹ dùng tấm thân bé nhỏ sưởi ấm cho con, con bị ướt quần ướt mệm mẹ lại chịu lạnh chịu ướt để cho con được ấm được ngon trong giấc ngủ. Nào mẹ có bao giờ kể công với con đâu! Như ca dao Việt nam có câu: “Nuôi con chẳng quản chi thân, chỗ ướt mẹ nằm chỗ ráo con lăn. ”
Danh ngôn phương tây thì nói: “Trên môi và trong trái tim em bé, mẹ chính là tên của thượng đế. ” Ngạn ngữ Trung Quốc sánh ví cái gì của mẹ cũng tốt và đáng quí: “Đi khắp gầm trời, mẹ là tốt nhất. Ăn khắp trăm món, muối vẫn hàng đầu. ” Cho nên không ai có được cái nhìn thấu rõ như người mẹ, giữa mẹ và con dường như có một sợi dây bí mật vô hình mà nhờ đó mỗi sự xao động tâm hồn của con đều được mẹ cảm nhận như nỗi đau trong tim mình, và mỗi một thành công của con, mẹ cũng thấy như là một niềm vui của đời mình. Con thành nhân mẹ vui mừng hãnh diện một đời, con thành tài mẹ không phí một đời, con hạnh phúc mẹ ngây ngất khôn tả, con bình an mẹ âm thầm chúc phúc. Mẹ luôn luôn bất biến cho dẫu không gian và thời gian có qua đi, thì tình yêu hy sinh của mẹ vẫn không thay đổi. Mẹ như vậy đó!
Hình ảnh của người mẹ ngày nay cũng chẳng khác những hình ảnh của người mẹ ngày xưa. Có khác chỉ khác biệt hoàn cảnh môi trường, cách sinh hoạt giao tế, đặc biệt vai trò của mẹ lại đi sát với thực tế, bương trải toan tính nhiều hơn, nhưng cũng không nhẹ trên vai những nỗi đau u buồn của gia đình con cái và xã hội. Người mẹ thời nay cũng nhặt lấy thời gian trong nhiều lãnh vực, cũng ba chân bốn cẳng dong dủi ngược xuôi cho kế sinh nhai, cũng đôi chân thoi dài đếm từng khắc thời gian trong công việc, cũng đôi tay mềm mại trai cứng cho việc xã hội việc nhà. Đêm về mẹ cũng nặng trĩu lo toan đè nặng trên bờ tóc xanh quyện những sợi trắng ưu tư muộn phiền, mẹ không còn chu chú chăm chắm trong nhà bếp vườn tược, trong tiếng hò giọng hát ru con, hay bên cạnh chuồng heo chuồng gà, mà mẹ là con người xã hội, con người xí nghiệp công ty, con người đồng hành với chồng giáo dục con cái cùng kinh tế, mẹ cũng là con người kiến tạo để cho cuộc sống tốt hơn. Mẹ thời nay đa năng đa dạng như vậy đó! Nhưng chung qui cũng chỉ là giúp chồng con bắt kịp được sự phát triển xã hội và nhu cầu của gia đình.
Nhân dịp này Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc tổ chức bữa tiệc mừng Các Người Mẹ để vinh danh các nhân đức, vai trò và sự hiện hữu của mẹ. Đây cũng là dịp các con cháu quây quần bên Mẹ và Bà để tỏ lòng báo hiếu công ơn sinh thành dưỡng dục của Mẹ của Cha, đồng thời cùng chung vui với những món ăn đơn sơ do chính những người thiện nguyện trong Cộng Đoàn tổ chức và nấu. Bữa tiệc này thầm nói cho chúng ta biết rằng đây là bữa tiệc ân tình, bữa tiệc cảm thông đoàn kết, bữa tiệc tri ân cảm tạ cho cả một đời hy sinh vì con cháu. Phần chúng ta trong cuộc sống hiện tại, ta phải biết chân trọng và tôn vinh những tình cảm thiêng liêng sáng ngời và thâm thúy đó để khắc ghi trong lòng ta vì ta có Mẹ trong cuộc đời.
Để kết thúc tôi mượn mấy câu thơ sau đây để tỏ lòng biết ơn và tôn vinh Người Mẹ: “Mẹ ơi, trên vạn nẻo đường. Con đi mới hiểu tình thương mẹ hiền. Đời con xuôi ngược bao nhiêu. Nhưng tình của mẹ là nguồn yêu thương. ” Lạy Chúa, xin Ngài chúc lành cho các bà mẹ để các Mẹ luôn cảm thấy an vui hạnh phúc trong trách nhiệm vai trò và sứ mạng của họ. Amen
Kính Thưa Quí Ông Bà và Anh Chị Em
Nhân dịp ngày mừng các bà Mẹ, tôi có vài tư tưởng chia sẻ cùng quí vị, đặc biệt nêu lên những hình ảnh đẹp của người Mẹ Việt Nam. Cho dù những người mẹ đang sống bất cứ nơi nào trên thế giới, họ một phần nào đó cũng không mất được cái căn tính của người phụ nữ Việt Nam.
Trải qua năm tháng, thời thế có biến chuyển không ngừng, thời gian có mất hút trong vũ trụ, thì cái hình ảnh của người Mẹ vẫn luôn là tuyệt tác của văn học dân gian, của thi ca âm nhạc, của cảm hứng vô tận, của tình thương bao la, của hình ảnh vai trò thực tế. Cho dẫu trong vụ trụ có lắm kỳ quan cao quí, nhưng hình ảnh người mẹ là vĩ đại linh thiêng nhất. Guétry nói: “Trái tim của người mẹ là tuyệt tác của Thượng Đế. ” Mẹ là biểu tượng của tình thương, là chất liệu ngọt ngào êm dịu thiết tha, là biển trời yêu thương tần tảo hy sinh cho gia đình, là cánh chim non đo đoạn đường dài, là đôi chân bé bỏng lội ngược cuồng phong giống tố, là nguồn nước mát tưới gội nắng trưa hè, là gió thoảng cuốn đi niềm căm tức, là bàn tay xoa dịu nỗi thương đau, là câm nín của sự hy sinh trọn vẹn… và là cho đi quên mình đang hiện hữu.
Ca dao diễn tả người mẹ có một tâm lòng hy sinh đến lạ thường, quên cả thân mình: “Con ho lòng mẹ tan tành, con sốt lòng mẹ như bình nước sôi ” Nào ai có thấu hiểu tình cảm của mẹ mỗi khi con đau, con khóc, con bị thất bại trên trường đời, bị bạn bè khinh miệt trong trường học, hay con không may vui đùa với bụi trần, bị nghiệt ngã nơi góc phố vẻ hè, bị mất phương hướng trong cuộc sống…Tôi thiết nghĩ trái tim mẹ còn đau gấp bội phần cho số phận con của mình. Phận làm con có thấu chăng cho nỗi lòng của mẹ mình hay không? Mẹ còn hy sinh tỉ mỉ từng miếng cơm manh áo, từng giấc ngủ trong đem, từng kiểu nói giọng cười, từng cách ăn cách mặc, từng bước ngắn bước dài… Quả thật sự hy sinh ấy đã nói lên mẹ với con có một mối tương quan liên hệ như hai mà một, mẹ không thể nào thiếu con trong cuộc sống. Sự hiện hữu của con là niềm vui của mẹ, và sự hiện hữu của con là mẹ được hy sinh thương mến. Đó là niềm vui hạnh phúc của mẹ hỡi những người con đang còn có mẹ.
Nếu con ho con lạnh mẹ lại đau tận tâm can, con hắc sì xổ mũi mẹ lại nghẹn ngào thắt từng hơi thở, nếu con bị chảy máu mẹ lại đổ máu trong tim. Tình yêu hy sinh của mẹ rất cao siêu nhưng âm thầm kín đáo, mấy ai có cảm nghiệm được điều này. Nếu mẹ có chia sẻ nói ra, thì cũng chỉ hờn trách yêu để con biết mình thương con biết dường nào. Mẹ không bao giờ kể công kể của khi đầu tư vào con cái, và cái đầu tư này mẹ luôn biết là thua lỗ, nhưng mẹ vẫn vui mừng, vì đã cho con hết khả năng trí tuệ, tiền lực thời gian. Cho nên câu ca dao này đã bộc lộ được bản năng căn tính thật sự của cha mẹ Việt Nam: “Mẹ nuôi con cả trọn cuộc đời, con nuôi mẹ tính tháng tính ngày. ” Có những đêm trở gió trở trời, con lạnh con ướt mẹ khẽ nhẹ dùng tấm thân bé nhỏ sưởi ấm cho con, con bị ướt quần ướt mệm mẹ lại chịu lạnh chịu ướt để cho con được ấm được ngon trong giấc ngủ. Nào mẹ có bao giờ kể công với con đâu! Như ca dao Việt nam có câu: “Nuôi con chẳng quản chi thân, chỗ ướt mẹ nằm chỗ ráo con lăn. ”
Danh ngôn phương tây thì nói: “Trên môi và trong trái tim em bé, mẹ chính là tên của thượng đế. ” Ngạn ngữ Trung Quốc sánh ví cái gì của mẹ cũng tốt và đáng quí: “Đi khắp gầm trời, mẹ là tốt nhất. Ăn khắp trăm món, muối vẫn hàng đầu. ” Cho nên không ai có được cái nhìn thấu rõ như người mẹ, giữa mẹ và con dường như có một sợi dây bí mật vô hình mà nhờ đó mỗi sự xao động tâm hồn của con đều được mẹ cảm nhận như nỗi đau trong tim mình, và mỗi một thành công của con, mẹ cũng thấy như là một niềm vui của đời mình. Con thành nhân mẹ vui mừng hãnh diện một đời, con thành tài mẹ không phí một đời, con hạnh phúc mẹ ngây ngất khôn tả, con bình an mẹ âm thầm chúc phúc. Mẹ luôn luôn bất biến cho dẫu không gian và thời gian có qua đi, thì tình yêu hy sinh của mẹ vẫn không thay đổi. Mẹ như vậy đó!
Hình ảnh của người mẹ ngày nay cũng chẳng khác những hình ảnh của người mẹ ngày xưa. Có khác chỉ khác biệt hoàn cảnh môi trường, cách sinh hoạt giao tế, đặc biệt vai trò của mẹ lại đi sát với thực tế, bương trải toan tính nhiều hơn, nhưng cũng không nhẹ trên vai những nỗi đau u buồn của gia đình con cái và xã hội. Người mẹ thời nay cũng nhặt lấy thời gian trong nhiều lãnh vực, cũng ba chân bốn cẳng dong dủi ngược xuôi cho kế sinh nhai, cũng đôi chân thoi dài đếm từng khắc thời gian trong công việc, cũng đôi tay mềm mại trai cứng cho việc xã hội việc nhà. Đêm về mẹ cũng nặng trĩu lo toan đè nặng trên bờ tóc xanh quyện những sợi trắng ưu tư muộn phiền, mẹ không còn chu chú chăm chắm trong nhà bếp vườn tược, trong tiếng hò giọng hát ru con, hay bên cạnh chuồng heo chuồng gà, mà mẹ là con người xã hội, con người xí nghiệp công ty, con người đồng hành với chồng giáo dục con cái cùng kinh tế, mẹ cũng là con người kiến tạo để cho cuộc sống tốt hơn. Mẹ thời nay đa năng đa dạng như vậy đó! Nhưng chung qui cũng chỉ là giúp chồng con bắt kịp được sự phát triển xã hội và nhu cầu của gia đình.
Nhân dịp này Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc tổ chức bữa tiệc mừng Các Người Mẹ để vinh danh các nhân đức, vai trò và sự hiện hữu của mẹ. Đây cũng là dịp các con cháu quây quần bên Mẹ và Bà để tỏ lòng báo hiếu công ơn sinh thành dưỡng dục của Mẹ của Cha, đồng thời cùng chung vui với những món ăn đơn sơ do chính những người thiện nguyện trong Cộng Đoàn tổ chức và nấu. Bữa tiệc này thầm nói cho chúng ta biết rằng đây là bữa tiệc ân tình, bữa tiệc cảm thông đoàn kết, bữa tiệc tri ân cảm tạ cho cả một đời hy sinh vì con cháu. Phần chúng ta trong cuộc sống hiện tại, ta phải biết chân trọng và tôn vinh những tình cảm thiêng liêng sáng ngời và thâm thúy đó để khắc ghi trong lòng ta vì ta có Mẹ trong cuộc đời.
Để kết thúc tôi mượn mấy câu thơ sau đây để tỏ lòng biết ơn và tôn vinh Người Mẹ: “Mẹ ơi, trên vạn nẻo đường. Con đi mới hiểu tình thương mẹ hiền. Đời con xuôi ngược bao nhiêu. Nhưng tình của mẹ là nguồn yêu thương. ” Lạy Chúa, xin Ngài chúc lành cho các bà mẹ để các Mẹ luôn cảm thấy an vui hạnh phúc trong trách nhiệm vai trò và sứ mạng của họ. Amen