Nếu Chúa Giêsu Ở Haiti Thì Chúa Sẽ Nói…
Kỳ II: “Khi ta đói các ngươi cho ta ăn, Ta khát các ngươi cho Ta uống, Ta trần truồng các ngươi cho Ta mặc, Ta bệnh các ngươi viếng thăm Ta.” (Mt 25:35-36)
Tên của nó là Andrew, một người giúp việc đang ẵm nó trên tay, tuy đã hơn 5 tuổi, nhưng thoạt nhìn thì ai cũng nghĩ có chỉ khoảng 1 tuổi. Tuy nó bệnh hoạn nhưng nó có nhiều giấc mơ lắm. Hỏi nó lớn lên muốn làm gì, thì nó trả lời là nó muốn làm tài xế lái xe để chở “brother” Tony (người đứng ra nuôi dạy các em trong nhà này) đi khắp nơi để giúp các người khuyết tật như em.
Nghe tới đó tôi ngậm ngùi cho nó, không biết nó có biết mình đang nói gì không? Nó có biết rằng giấc mơ của nó sẽ không bao giờ trở thành hiện thực? Nó có biết rằng khi nó mang trong người căn bệnh đó có nghĩa là nó sẽ “ra đi” trong vài năm nữa? Nghĩ tới đó mà lòng tôi chạnh đau. Đau cho nó, cho những đứa trẻ sống trong căn nhà tình thương này và bao nhiêu đứa trẻ khác ở Haiti.
Brother Tony là người Mỹ da trắng, sinh ra và lớn lên ở Tiểu Bang New Jersey. Ông từng là một tu sĩ của dòng Phanxicô khó nghèo. Theo đuổi ơn gọi một thời gian, cảm thấy đây không phải là điều Chúa muốn. Ông hồi tục và lập gia đình, tuy không có con. Sau khi về hưu ở tuổi 55 ông và vợ đi theo một nhóm từ thiện đến Haiti và thế là hai vợ chồng ông đóng đô luôn ở đây! “Đã gần 10 năm rồi đó cha!” Ông vừa nói vừa gạt mồ hôi nhễ nhại đang chảy ròng ròng trên khuôn mặt! Và như thế vợ chồng ông đã chọn Haiti là nhà – vì nhà ở Mỹ đã bán rồi. Và chọn các trẻ em bệnh hoạn, sắp chết, không ai lo lắng và bị bỏ rơi làm con – vì họ không có con!
Bé Andrew về sống với brother Tony và ngôi nhà này trong hoàn cảnh như sau. Một đêm nọ khi tiếng súng còn đang vang dội đường phố những người biểu tình còn đang đụng độ với cảnh sát địa phương và các binh lính gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc, thì brother Tony nhận được một cú điện thoại thông báo là có một đứa trẻ sắp chết bị bỏ rơi trong trung tâm y tế (sau này ông nghĩ người gọi điện thoại cho ông là mẹ của đứa bé.) Nói xong người đó cúp điện thoại. Sau một vài giây suy nghĩ brother Tony lên xe lái đi – tuy trong lòng không biết là đứa bé đó ở trung tâm nào? Vì ở Port Au Prince có tới 3 trung tâm y tế.
Sự may mắn đã không mỉm cười với ông, cho tới trung tâm thứ ba ông mới tìm được đứa bé sau khi đã trải qua bao nhiên lần bị chặn xe và tưởng chừng đã chết vì các lằn đạn bắn xuyên qua cả kính xe. Ông tìm gặp vị bác sĩ:
- Tôi đến đây để mang đứa bé sắp chết mà các ông đã từ chối chữa trị này về nhà tôi. (Bother Tony nói)
- Ông là ai? Có bà con gì với đứa trẻ này mà đòi nhận nó. (Vị bác sĩ lạnh lung trả lời)
- Tôi không bà con gì với nó cả. Một người gọi cho tôi bà báo là các ông không chữa trị nên tôi tới mang nó về thôi.
- Chúng tôi không thể giao nó cho ông được vì ai biết được ông sẽ mang nó đi đâu và bắt cóc nó thì sao?
- Các ông nghĩ tôi sẽ làm gì với thằng bé này? Bán nó? (Brother Tony lên giọng khó chịu.) Ông nghĩ tôi ra khỏi nhà trong những lằn đạn, giữa lúc nguy hiểm như vầy để bắt cóc đứa trẻ sắp chết sao? Nếu các ông không cho thì thôi tôi đi về, các ông giữ nó lại và chôn xác nó nhé. (Nói tới đó brother Tony quay đầu đi ra khỏi cửa.)
- Thôi được. (Ông bác sĩ nói.) Tôi cho ông mang nó về nhưng phải ký vào giấy này là ông đã nhận nó.
Thế đó và nó đã về sống trong tình yêu thương của brother Tony và các đứa trẻ khác cùng cảnh ngộ được cả hai hai tháng nay. Cái chết đã cận kề, nhưng nó vẫn vui vì cảm nhận được tình yêu thương của nhân loại! Không phải chỉ có Andrew mà còn có bao nhiêu em bé khác đồng cảnh ngộ cũng được brother Tony lo lắng như thế. Đây không phải là lần đầu tiên brother Tony vào bệnh viện để mang các em về, mà theo lời ông nói “có thể đó là lần thứ vài trăm – Các bác sĩ và nhân viên họ quen mặt con lắm rồi!” Ông nói với một nụ cười hiền lành và nhìn về bé Andrew ông vuốt đầu nó với một cái nhìn của người cha nhân hậu!
Sau khi tôi viết xong bài chia xẻ này thì nhận được email của brother Tony là Andrew đã được Chúa gọi về. “Chúa đang mang nhưng giấc mơ của em về với Chúa!” đó là nguyên văn của brother Tony gởi tôi. Và thầy cũng hỏi tôi rằng “khi gặp Andrew, cha có gởi giấc mơ của cha nào cho Andrew không? Vì nếu có, con tin chắc rằng Andrew cũng sẽ đem những giấc mơ của cha về với Chúa đó!” Andrew đã đi, đi về chốn bình an. Chỉ tiếc một điều là tôi không còn ở Haiti, và brother Tony cũng không thể đưa em ra nơi an nghỉ cuối cùng vì với sự có mặt của một người Mỹ trắng thì quản lý nghĩa trang sẽ “chém” lên gấp đôi hay gấp ba số tiền mua huyệt. Thôi nhé Andrew, em đi bình an – và cho cha gởi những giấc mơ của cha và bao nhiêu người khác cùng em. Nói với Chúa cho cha một câu nhé!
Chút Suy Tư:
(Tôi xin mượn lời của brother Tony để gởi đến qúy độc giả chút suy tư)
Tôi hỏi brother Tony là anh không sợ chết khi đi ra đường giữa làn súng đạn sao? Anh Tony trả lời: Cha à, khi đi ra đường trong những lúc như vậy con mặc vào người chiếc áo chụng thâm màu đen. Hễ bị binh lính, cảnh sát hay binh sĩ của Liên Hợp Quốc (Lính gìn giữ hoà bình) thì con giơ tay chào họ. Và họ hay hỏi con là có gì cho họ không? Thì con lúc nào cũng giơ tay lên và làm dấu thánh giá trên trán họ và nói “Tôi không có gì cho anh ngoại trừ phép lành và xin Chúa chúc lành cho anh!” Sau đó nếu có tràng chuỗi Mân Côi thì con cho họ luôn! Thế là họ cười và cho phép con đi!
Thế đó, với niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa brother Tony tiếp tục là chứng nhân của Chúa ở giữa trần gian. Thế là tôi ngân nga hát lên bài hát mà tôi vẫn thường hát với các em trong Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể để ca tụng Chúa và xin cho mình cũng dám dấn thân như thế. Bài hát như vầy nè các bạn: “Ta đi về miền ruộng nghèo, ta đi về thành thị buồn, ta đi cho tiếng khóc đêm đêm không còn. Ta đi làm chứng nhân cho Giêsu đến cùng thế giới. Hành trang ta mang trên vai là trái tim chan chứa tình thương!”
fathermartino@gmail.com
Kỳ II: “Khi ta đói các ngươi cho ta ăn, Ta khát các ngươi cho Ta uống, Ta trần truồng các ngươi cho Ta mặc, Ta bệnh các ngươi viếng thăm Ta.” (Mt 25:35-36)
Tên của nó là Andrew, một người giúp việc đang ẵm nó trên tay, tuy đã hơn 5 tuổi, nhưng thoạt nhìn thì ai cũng nghĩ có chỉ khoảng 1 tuổi. Tuy nó bệnh hoạn nhưng nó có nhiều giấc mơ lắm. Hỏi nó lớn lên muốn làm gì, thì nó trả lời là nó muốn làm tài xế lái xe để chở “brother” Tony (người đứng ra nuôi dạy các em trong nhà này) đi khắp nơi để giúp các người khuyết tật như em.
Nghe tới đó tôi ngậm ngùi cho nó, không biết nó có biết mình đang nói gì không? Nó có biết rằng giấc mơ của nó sẽ không bao giờ trở thành hiện thực? Nó có biết rằng khi nó mang trong người căn bệnh đó có nghĩa là nó sẽ “ra đi” trong vài năm nữa? Nghĩ tới đó mà lòng tôi chạnh đau. Đau cho nó, cho những đứa trẻ sống trong căn nhà tình thương này và bao nhiêu đứa trẻ khác ở Haiti.
Brother Tony là người Mỹ da trắng, sinh ra và lớn lên ở Tiểu Bang New Jersey. Ông từng là một tu sĩ của dòng Phanxicô khó nghèo. Theo đuổi ơn gọi một thời gian, cảm thấy đây không phải là điều Chúa muốn. Ông hồi tục và lập gia đình, tuy không có con. Sau khi về hưu ở tuổi 55 ông và vợ đi theo một nhóm từ thiện đến Haiti và thế là hai vợ chồng ông đóng đô luôn ở đây! “Đã gần 10 năm rồi đó cha!” Ông vừa nói vừa gạt mồ hôi nhễ nhại đang chảy ròng ròng trên khuôn mặt! Và như thế vợ chồng ông đã chọn Haiti là nhà – vì nhà ở Mỹ đã bán rồi. Và chọn các trẻ em bệnh hoạn, sắp chết, không ai lo lắng và bị bỏ rơi làm con – vì họ không có con!
Bé Andrew về sống với brother Tony và ngôi nhà này trong hoàn cảnh như sau. Một đêm nọ khi tiếng súng còn đang vang dội đường phố những người biểu tình còn đang đụng độ với cảnh sát địa phương và các binh lính gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc, thì brother Tony nhận được một cú điện thoại thông báo là có một đứa trẻ sắp chết bị bỏ rơi trong trung tâm y tế (sau này ông nghĩ người gọi điện thoại cho ông là mẹ của đứa bé.) Nói xong người đó cúp điện thoại. Sau một vài giây suy nghĩ brother Tony lên xe lái đi – tuy trong lòng không biết là đứa bé đó ở trung tâm nào? Vì ở Port Au Prince có tới 3 trung tâm y tế.
Sự may mắn đã không mỉm cười với ông, cho tới trung tâm thứ ba ông mới tìm được đứa bé sau khi đã trải qua bao nhiên lần bị chặn xe và tưởng chừng đã chết vì các lằn đạn bắn xuyên qua cả kính xe. Ông tìm gặp vị bác sĩ:
- Tôi đến đây để mang đứa bé sắp chết mà các ông đã từ chối chữa trị này về nhà tôi. (Bother Tony nói)
- Ông là ai? Có bà con gì với đứa trẻ này mà đòi nhận nó. (Vị bác sĩ lạnh lung trả lời)
- Tôi không bà con gì với nó cả. Một người gọi cho tôi bà báo là các ông không chữa trị nên tôi tới mang nó về thôi.
- Chúng tôi không thể giao nó cho ông được vì ai biết được ông sẽ mang nó đi đâu và bắt cóc nó thì sao?
- Các ông nghĩ tôi sẽ làm gì với thằng bé này? Bán nó? (Brother Tony lên giọng khó chịu.) Ông nghĩ tôi ra khỏi nhà trong những lằn đạn, giữa lúc nguy hiểm như vầy để bắt cóc đứa trẻ sắp chết sao? Nếu các ông không cho thì thôi tôi đi về, các ông giữ nó lại và chôn xác nó nhé. (Nói tới đó brother Tony quay đầu đi ra khỏi cửa.)
- Thôi được. (Ông bác sĩ nói.) Tôi cho ông mang nó về nhưng phải ký vào giấy này là ông đã nhận nó.
Thế đó và nó đã về sống trong tình yêu thương của brother Tony và các đứa trẻ khác cùng cảnh ngộ được cả hai hai tháng nay. Cái chết đã cận kề, nhưng nó vẫn vui vì cảm nhận được tình yêu thương của nhân loại! Không phải chỉ có Andrew mà còn có bao nhiêu em bé khác đồng cảnh ngộ cũng được brother Tony lo lắng như thế. Đây không phải là lần đầu tiên brother Tony vào bệnh viện để mang các em về, mà theo lời ông nói “có thể đó là lần thứ vài trăm – Các bác sĩ và nhân viên họ quen mặt con lắm rồi!” Ông nói với một nụ cười hiền lành và nhìn về bé Andrew ông vuốt đầu nó với một cái nhìn của người cha nhân hậu!
Sau khi tôi viết xong bài chia xẻ này thì nhận được email của brother Tony là Andrew đã được Chúa gọi về. “Chúa đang mang nhưng giấc mơ của em về với Chúa!” đó là nguyên văn của brother Tony gởi tôi. Và thầy cũng hỏi tôi rằng “khi gặp Andrew, cha có gởi giấc mơ của cha nào cho Andrew không? Vì nếu có, con tin chắc rằng Andrew cũng sẽ đem những giấc mơ của cha về với Chúa đó!” Andrew đã đi, đi về chốn bình an. Chỉ tiếc một điều là tôi không còn ở Haiti, và brother Tony cũng không thể đưa em ra nơi an nghỉ cuối cùng vì với sự có mặt của một người Mỹ trắng thì quản lý nghĩa trang sẽ “chém” lên gấp đôi hay gấp ba số tiền mua huyệt. Thôi nhé Andrew, em đi bình an – và cho cha gởi những giấc mơ của cha và bao nhiêu người khác cùng em. Nói với Chúa cho cha một câu nhé!
Chút Suy Tư:
(Tôi xin mượn lời của brother Tony để gởi đến qúy độc giả chút suy tư)
Tôi hỏi brother Tony là anh không sợ chết khi đi ra đường giữa làn súng đạn sao? Anh Tony trả lời: Cha à, khi đi ra đường trong những lúc như vậy con mặc vào người chiếc áo chụng thâm màu đen. Hễ bị binh lính, cảnh sát hay binh sĩ của Liên Hợp Quốc (Lính gìn giữ hoà bình) thì con giơ tay chào họ. Và họ hay hỏi con là có gì cho họ không? Thì con lúc nào cũng giơ tay lên và làm dấu thánh giá trên trán họ và nói “Tôi không có gì cho anh ngoại trừ phép lành và xin Chúa chúc lành cho anh!” Sau đó nếu có tràng chuỗi Mân Côi thì con cho họ luôn! Thế là họ cười và cho phép con đi!
Thế đó, với niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa brother Tony tiếp tục là chứng nhân của Chúa ở giữa trần gian. Thế là tôi ngân nga hát lên bài hát mà tôi vẫn thường hát với các em trong Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể để ca tụng Chúa và xin cho mình cũng dám dấn thân như thế. Bài hát như vầy nè các bạn: “Ta đi về miền ruộng nghèo, ta đi về thành thị buồn, ta đi cho tiếng khóc đêm đêm không còn. Ta đi làm chứng nhân cho Giêsu đến cùng thế giới. Hành trang ta mang trên vai là trái tim chan chứa tình thương!”
fathermartino@gmail.com