NEW YORK 10/04/07 - Nguồn tin của hãng thông tấn Reuters cho biết theo kết quả cuộc thăm dò ý kiến được công bố hôm thứ Hai 09/04/07, đa số các bác sĩ đã để niềm tin tôn giáo của mình ảnh hưởng đến cách chữa trị bệnh nhân.
Bác sĩ Farr Curlin, đang làm công tác nghiên cứu tại đại học Chicago đã công bố kết quả trên đây trong tập san “Văn Khố Nội Khoa” (Archives of Internal Medicine) được phát hành trong tuần này.
Bác sĩ Curlin đã trả lời ký giả của Reuters: “ Có nhiều bằng chứng cho thấy các bác sĩ không phải là người chỉ biết một mục tiêu, hay là một nhà khoa học trung lập. Quan điểm tôn giáo và quan điểm thế tục ảnh hưởng tới việc họ chữa trị và giải thích các dữ kiện y khoa”
Bác sĩ Curlin và các đồng nghiệp đã thực hiện cuộc thăm dò này từ năm 2003. Họ đã gửi bản thăm dò tới 2000 bác sĩ, thuộc các ngành chuyên môn khác nhau, tuổi từ 65 trở xuống, đang hành nghề tại Hoa Kỳ. 63% số bác sĩ đã trả lời cuộc thăm dò và tuổi trung bình các bác sĩ đã trả lời là 49 tuổi.
Kết quả cho thấy 85% số bác sĩ đã trả lời là họ tin tôn giáo và tâm linh có vai trò tích cực, nhưng chỉ có 6% tin tôn giáo và tâm linh có thể biến các trường hợp y khoa “khó khăn” thành trường hợp được chữa trị nhờ phép lạ.
Về phía bệnh nhân, 75% các bác sĩ đã trả lời tôn giáo và tâm linh giúp bệnh nhân có được tinh thần tích cực lạc quan. Nhưng có 7% nói tôn giáo và tâm linh cũng gây nên những cảm xúc tiêu cực như là lo âu, gây cho họ có mạc cảm tội lỗi. Trong khi đó 4% các bệnh nhân lại nại ra lý do tôn giáo tâm linh để phủ nhận trách nhiệm tình trạng ốm đau của mình.
Kết quả cuộc thăm dò cũng đưa tới kết luận là những bác sĩ nào càng đạo đức bao nhiêu, càng thấy tôn giáo của mình ảnh hưởng tới cách đối xử và chữa trị bệnh nhân. Các bác sĩ này đều nói tôn giáo có ảnh hưởng tới sức khoẻ. Họ luôn giải thích tôn giáo và tâm linh có ảnh hưởng tích cực chứ không tiêu cực đối với sức khoẻ.
Niềm tin tôn giáo của bác sĩ cũng ảnh hưởng tới cung cách bác sĩ đáp ứng lại mối quan tâm về tâm linh của bệnh nhân.
Kết luận bản nghiên cứu bác sĩ Curlin viết:” Có sự liên hệ giữa một bên là quan niệm của bác sĩ về tôn giáo và bên kia là sức khoẻ bệnh nhân. Mối liên hệ ấy rất mạnh tùy theo đặc tính tôn giáo của vị bác sĩ đó”
Đồng thời bác sĩ Curlin cũng khuyến cáo là các bác sĩ nên hãy ý thức quan điểm tôn giáo của mình có ảnh hưởng tới cách chữa trị bệnh nhân. Về phần bệnh nhân, ông cũng khuyên bênh nhân nên biết quan điểm tôn giáo của bác sĩ.
Bác sĩ Farr Curlin, đang làm công tác nghiên cứu tại đại học Chicago đã công bố kết quả trên đây trong tập san “Văn Khố Nội Khoa” (Archives of Internal Medicine) được phát hành trong tuần này.
Bác sĩ Curlin đã trả lời ký giả của Reuters: “ Có nhiều bằng chứng cho thấy các bác sĩ không phải là người chỉ biết một mục tiêu, hay là một nhà khoa học trung lập. Quan điểm tôn giáo và quan điểm thế tục ảnh hưởng tới việc họ chữa trị và giải thích các dữ kiện y khoa”
Bác sĩ Curlin và các đồng nghiệp đã thực hiện cuộc thăm dò này từ năm 2003. Họ đã gửi bản thăm dò tới 2000 bác sĩ, thuộc các ngành chuyên môn khác nhau, tuổi từ 65 trở xuống, đang hành nghề tại Hoa Kỳ. 63% số bác sĩ đã trả lời cuộc thăm dò và tuổi trung bình các bác sĩ đã trả lời là 49 tuổi.
Kết quả cho thấy 85% số bác sĩ đã trả lời là họ tin tôn giáo và tâm linh có vai trò tích cực, nhưng chỉ có 6% tin tôn giáo và tâm linh có thể biến các trường hợp y khoa “khó khăn” thành trường hợp được chữa trị nhờ phép lạ.
Về phía bệnh nhân, 75% các bác sĩ đã trả lời tôn giáo và tâm linh giúp bệnh nhân có được tinh thần tích cực lạc quan. Nhưng có 7% nói tôn giáo và tâm linh cũng gây nên những cảm xúc tiêu cực như là lo âu, gây cho họ có mạc cảm tội lỗi. Trong khi đó 4% các bệnh nhân lại nại ra lý do tôn giáo tâm linh để phủ nhận trách nhiệm tình trạng ốm đau của mình.
Kết quả cuộc thăm dò cũng đưa tới kết luận là những bác sĩ nào càng đạo đức bao nhiêu, càng thấy tôn giáo của mình ảnh hưởng tới cách đối xử và chữa trị bệnh nhân. Các bác sĩ này đều nói tôn giáo có ảnh hưởng tới sức khoẻ. Họ luôn giải thích tôn giáo và tâm linh có ảnh hưởng tích cực chứ không tiêu cực đối với sức khoẻ.
Niềm tin tôn giáo của bác sĩ cũng ảnh hưởng tới cung cách bác sĩ đáp ứng lại mối quan tâm về tâm linh của bệnh nhân.
Kết luận bản nghiên cứu bác sĩ Curlin viết:” Có sự liên hệ giữa một bên là quan niệm của bác sĩ về tôn giáo và bên kia là sức khoẻ bệnh nhân. Mối liên hệ ấy rất mạnh tùy theo đặc tính tôn giáo của vị bác sĩ đó”
Đồng thời bác sĩ Curlin cũng khuyến cáo là các bác sĩ nên hãy ý thức quan điểm tôn giáo của mình có ảnh hưởng tới cách chữa trị bệnh nhân. Về phần bệnh nhân, ông cũng khuyên bênh nhân nên biết quan điểm tôn giáo của bác sĩ.