Chiêm ngắm Chúa Kitô chịu đóng đinh Để Học Tập Yêu Thương Và Phục Vụ
Anh em linh mục, các tu sĩ nam nữ, các chủng sinh
và toàn thể anh chị em giáo dân thân mến,
Chúng ta đang sống trong Mùa Chay, mùa suy gẫm cuộc tử nạn và cái chết của Chúa Kitô hầu có thể cầu nguyện, ăn chay, hãm mình rập theo gương mẫu của Người. Tìm hiểu những lời giảng dạy, những tâm tình, những cách sống của Chúa và đưa chúng vào cuộc sống hằng ngày, chính là sống đạo thiết thực và hữu hiệu nhất, lối sống đạo mà chúng ta đang cùng nhau nỗ lực thực hành trong năm nay.
Ngày 21 tháng 11 năm 2006 vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã gởi một sứ điệp giúp chúng ta sống Mùa Chay năm nay. Ngài suy niệm câu Tin Mừng 19, 37 của thánh Gioan: “Chúng sẽ nhìn lên Đấng chúng đã đâm thâu”.
Thánh Gioan đã lấy lại lời của tiên tri Zacharia 12, 10: mô tả khi Chúa đoái thương đến Giêrusalem, tới Giuđa và dòng dõi Đavit, thì những dân tộc ngoại bang sẽ nhìn vào Israel, dân họ đã chèn ép, khinh khi, mà hối tiếc vì đã nhận ra đó là dân riêng của Chúa, dân được Chúa nâng đỡ phù trì. Thánh Gioan áp dụng câu này cho Chúa Giêsu, Đấng dân Do Thái vừa đóng đinh trên thập giá và đã lấy lưỡi giáo đâm thấu trái tim Người. Chính những kẻ đã đóng đinh Chúa, đã đâm thủng cạnh sườn Người sẽ nhìn lên Người và nhận ra rằng chính Người là Con Thiên Chúa, là Đấng cứu độ trần gian và Người đ chết vì yu thương họ.
1. Tình yêu của Thiên Chúa: vừa vô tư vừa chiếm hữu
Đức Thánh Cha muốn nhìn vào Trái Tim Chúa như biểu hiệu của Tình yêu và qua lời Kinh Thánh này, muốn suy niệm về tình yêu của Thiên Chúa nói chung và của Chúa Giêsu, nói riêng. Đó là đề tài Ngài đã quảng diễn trong thông điệp đầu tay và cũng là thông điệp được nhiều người mộ mến, tán thưởng: “Deus Caristas est”(Thiên Chúa là tình yêu”. Trong thư mục vụ tháng này, cũng là thư mục vụ Mùa Chay, chúng ta cũng muốn theo sự hướng dẫn của Đức Thánh Cha, nhìn lên Chúa Giêsu chịu đóng đinh, chiêm ngắm vết thương nơi cạnh sườn Chúa để hiểu biết Người đã yêu thương chúng ta như thế nào, hầu rập theo những tâm tình, những lối sống của Người trong tương quan của chúng ta đối với Thiên Chúa và với mọi người.
Theo tư tưởng Kinh Thánh và thực tế hằng ngày, người ta thường phân biệt hai hình thức tình yêu căn bản nhất, mà tiếng Hy lạp gọi là “Agape” và “Eros”. Chuyển sang tiếng Việt chúng ta có thể gọi là “Tình yêu vô tư” và “Tình yêu chiếm hữu”. Gọi là vô tư, vì khi yêu người ta không muốn tìm lợi lộc gì cho mình, không tìm tư lợi, nhưng chỉ để ý tới thiện ích của người mình yêu. Còn tình yêu chiếm hữu là tình yêu hướng ta đến những gì ta yêu thích, nhưng lại chưa có, vì thế ta muốn chiếm hữu và kết hợp người ấy, vật ấy lại với mình.
Tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta chắc chắn phải là tình yêu vô tư. Vì ai có thể dâng tiến Chúa điều gì mà Ngài không có. Trái lại, tất cả mọi sự nơi tạo vật, từ bản thân cho tới những điều chúng có, chúng được hưởng, đều là tặng phẩm, là hồng ân của Thiên Chúa. Bởi vậy, trong mọi sự, mọi thọ tạo đều cần đến Chúa. Còn Ngài, Ngài không cần đến ai, cũng chẳng thiếu thốn sự gì.
Tuy nhiên, trong Kinh Thánh, chúng ta thấy tình yêu của Thiên Chúa cũng là tình yêu chiếm hữu, vì Ngài muốn chiếm được trái tim của loài thụ tạo. Cựu Ước đã nhiều lần cho chúng ta thấy Thiên Chúa yêu thương dân tộc Ngài tuyển chọn với những lý do vượt quá những lý do thường xảy ra nơi người đời. Tiên tri Ôsê diễn tả tình yêu mê đắm của Thiên Chúa giống như một người đàn ông mê mẩn theo đuổi một người đàn bà ngoại tình (Os 3, 1-3); Còn tiên tri Êzêkiel thì đặt vào môi miệng Chúa những lời lẽ hết sức cay đắng khi Ngài than phiền về sự bội bạc của Israel, dân tộc Ngài đã tận tình chăm sóc từ lúc mới khai sinh mà nay lại quay lưng lại với Ngài! (Êz 16, 1-22). Những đoạn Kinh Thánh này cho Thấy Thiên Chúa cũng muốn chiếm được tình yêu của loài thụ tạo, chờ đợi sự đáp trả của tạo vật đối với tiếng gọi yêu thương của Ngài. Khốn thay! Loài người đã muốn khép lại nơi chính mình, nghe theo lời dụ dỗ của Thần Dữ, hão huyền mơ tưởng một sự tự lập không thể có (x. St 3, 1-7). Một khi khép lại nơi bản thân, con người xa rời nguồn sống là Thiên Chúa, và từ đấy luôn bị cái chết ám ảnh, rồi vì sợ chết, suốt đời họ phải nô lệ cho nỗi sợ hãi đó (x. Dt 2, 15). Tuy nhiên, Thiên Chúa tỏ ra không chịu thua cuộc, trái lại, tiếng “không” của con người đã đưa Ngài tới một quyết định dứt khoát là tỏ cho họ thấy rằng tình yêu cứu chuộc của Ngài, trong mọi hoàn cảnh, mọi khía cạnh đều là hết sức mãnh liệt.
2. Thập giá cho thấy tình yêu trọn vẹn của Thiên Chúa
Chiêm ngắm thập giá chúng ta sẽ hiểu rõ tình yêu đầy thương xót của Thiên Chúa. Thật vậy, để chiếm lại tình yêu của loài thọ tạo, Ngài đã phải trả một giá hết sức mắc. Đó là giá Máu của Con Ngài. Đối với Adam cũ, chết là dấu chỉ của cô đơn và bất lực. Vì, chết rồi người ta sẽ bị rơi vào quên lãng. Không cưỡng lại được cái chết, con người cảm thấy thảm bại và bất lực! Tuy nhiên, đối với Ađam mới là Chúa Kitô, cái chết đã trở nên dấu chỉ của tự do và tình yêu cao cả. Vì, không bó buộc phải chết, Chúa Kitô đã tự do chấp nhận chết thay cho nhân loại, và qua cái chết, Người tỏ cho ta thấy Người yêu thương chúng ta đến tột cùng. Bởi vậy, trên thánh giá, không những Chúa chỉ yêu chúng ta bằng tình yêu vô tư, nhưng còn cả bằng tình yêu chiếm hữu nữa, vì Ngài muốn dành giật chúng ta lại cho Ngài. Ông Pseudo-Diônysiô đã nói rất chí lý rằng: “Tình yêu (chiếm hữu) là một sức mạnh không cho phép người yêu ở lại nơi mình, nhưng thúc đẩy họ đi đến kết hợp với người mình yêu”(De Divinis nominibus, IV, 13; PG 3, 712). Còn N. Cabasilas thì nghĩ: “Có lẽ không có tình yêu (chiếm hữu) nào điên rồ hơn tình yêu đã đưa dẫn Con Thiên Chúa đến kết hợp với chúng ta để sẵn sàng mang lấy hậu quả của tội lỗi chúng ta như tội lỗi của chính mình”.
3. Đấng chúng đã đâm thâu
Vậy hãy nhìn lên Chúa Kitô bị đâm thâu trên thập giá. Ở đó chúng ta sẽ nhận ra tình yêu hết sức chấn động của Thiên Chúa. Nơi đây tình yêu vô tư và tình yêu chiếm hữu không còn xung khắc với nhau nữa, nhưng lại soi sáng lẫn cho nhau. Nhìn vào thập giá, chúng ta thấy chính Thiên Chúa đang “ăn mày” tình yêu của con người: Người đang khát tình yêu của mỗi người chúng ta. Chính khi nhìn thấy vết thương nơi cạnh sườn Chúa Kitô, thánh Tôma đã nhận ra Người là “Chúa và là Thiên Chúa”. Vì thế không lạ gì, qua gương của các thánh, nhiều người đã nhận thấy nơi trái tim Chúa sự diễn tả tuyệt vời của mầu nhiệm tình yêu. Có thể nói cách chí lý rằng, nơi trái tim Chúa Kitô, tình yêu thôi thúc Thiên Chúa chiếm hữu lấy con người, trong thực tế, lại chính là sự diễn tả tuyệt vời của tình yêu vô tư. Thực vậy, chỉ có tình yêu vừa sẵn sàng dâng hiến bản thân cách nhưng không vừa tha thiết ước mong sự đáp trả của người yêu, mới có sức làm cho những hy sinh nặng nề nhất cũng trở nên nhẹ nhàng. Chúa Giêsu đã nói: “Khi tôi bị treo lên khỏi đất, tôi sẽ kéo mọi người đến với tôi” (Ga 12, 32). Sự đáp trả mà Chúa tha thiết ước mong được thấy nơi chúng ta là được chúng ta tiếp nhận tình yêu của Người và để cho Người lôi kéo chúng ta. Tuy nhiên, tiếp nhận tình yêu của Người thôi chưa đủ. Còn cần phải làm cho tình yếu ấy lớn mạnh đến chỗ sẵn sàng dấn thân đem tình yêu ấy đến cho những người khác. Chúa Kiô đã kéo tôi đến với Người để kết hợp tôi lại với Người, ngõ hầu tôi biết yêu thương những anh em khác bằng chính tình yêu ấy.
4. Máu và Nước
“Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu”. Chúng ta hãy nhìn lên vết thương nơi cạnh sườn Chúa, ở đó “có Nước và máu chảy ra” (Ga 19, 34). Các Giáo Phụ đã nhìn vào những yếu tố này và coi đó là biểu tượng của Phép Rửa và Thánh Thể.
Qua nước Rửa tội và tác động của Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta thấy sự thân mật của tình yêu Ba Ngôi. Vậy, trong hành trình Mùa Chay, khi tưởng niệm bí tích Rửa tội của chúng ta, chúng ta được mời gọi hãy ra khỏi mình để tín thác lao vào vòng tay đầy thương xót của Chúa Cha (Thánh Gioan Kim khẩu, Catéchèses 3, 14).
Nhìn vào Máu, chúng ta nhận ra tình yêu của vị Mục tử nhân lành, Máu ấy đang chảy xuống trên chúng ta, cách riêng, nơi mầu nhiệm Thánh Thể: “Thánh Thể lôi kéo chúng ta vào hành động hiến tế của Chúa Giêsu … Như vậy, chúng ta cũng được mời gọi đi vào tiến trình dâng hiến của Người” (Tđ. Deus caritas est, 13). Vậy chúng ta hãy sống Mùa Chay như là thời gian “Thánh Thể”. Trong thời gian này, khi nhận lãnh tình yêu của Chúa Giêsu, chúng ta sẽ cố gắng làm cho tình yêu ấy tỏa lan ra quanh chúng ta, qua mọi hành vi, cử chỉ, lời nói việc làm của chúng ta.
Chiêm ngắm “Đấng đã bị đâm thâu”, chúng ta sẽ được thúc đẩy mở rộng trái tim của chúng ta cho những người khác, cố gắng chữa lành những vết thương đang hằn lên nơi phẩm giá của nhân loại. Điều đó sẽ thúc đẩy chúng ta nâng đỡ cách đặc biệt những người bị bỏ rơi, bị gạt ra ngoài lề xã hội. Chúng ta cũng hãy cộng tác với những người thiện chí chặn đứng lại những tệ nạn xã hội, những tiêu cực của nền văn minh sự chết, phổ biến nên văn hóa tình thương. Chúng ta hãy bớt ăn uống tiêu xài, cùng nhau dành tiền góp vào quĩ cứu trợ của Hội Đồng Giám mục, ngõ hầu kịp thời giúp đỡ những người gặp tai ương hoạn nạn hằng năm xảy đến trên quê hương đất nước chúng ta.
Vì thế, Mùa Chay phải là thơi gian để mọi người có thêm kinh nghiệm về tình yêu Thiên Chúa, Đấng tự hiến cho chúng ta trong Chúa Kitô, để rồi đến lượt chúng ta, chúng ta cũng phải đem tình yêu ấy tặng lại cho những người chung quanh, cách riêng cho những người khổ đau nghèo đói. Chỉ như vậy, chúng ta mới có thể tham dự cách đầy đủ vào niềm vui Phục sinh.
Lạy Đức Maria, Mẹ của Tình yêu xinh đẹp, xin Mẹ hướng dẫn chúng con trong hành trình Mùa Chay, chân thành trở về với Chúa Kitô và đem Chúa Kitô đến cho mọi người. Xin Mẹ giúp chúng con rập theo những tâm tình yêu thương và phục vụ vụ của Chúa Giêsu, con Mẹ, để chúng con cũng biết xả thân yêu thương và phục vụ mọi người.
Thân ái chào anh chị em.
+ Phêrô Trần Đình Tứ
Giám Mục Giáo Phận Phú Cường
Anh em linh mục, các tu sĩ nam nữ, các chủng sinh
và toàn thể anh chị em giáo dân thân mến,
Chúng ta đang sống trong Mùa Chay, mùa suy gẫm cuộc tử nạn và cái chết của Chúa Kitô hầu có thể cầu nguyện, ăn chay, hãm mình rập theo gương mẫu của Người. Tìm hiểu những lời giảng dạy, những tâm tình, những cách sống của Chúa và đưa chúng vào cuộc sống hằng ngày, chính là sống đạo thiết thực và hữu hiệu nhất, lối sống đạo mà chúng ta đang cùng nhau nỗ lực thực hành trong năm nay.
Ngày 21 tháng 11 năm 2006 vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã gởi một sứ điệp giúp chúng ta sống Mùa Chay năm nay. Ngài suy niệm câu Tin Mừng 19, 37 của thánh Gioan: “Chúng sẽ nhìn lên Đấng chúng đã đâm thâu”.
Thánh Gioan đã lấy lại lời của tiên tri Zacharia 12, 10: mô tả khi Chúa đoái thương đến Giêrusalem, tới Giuđa và dòng dõi Đavit, thì những dân tộc ngoại bang sẽ nhìn vào Israel, dân họ đã chèn ép, khinh khi, mà hối tiếc vì đã nhận ra đó là dân riêng của Chúa, dân được Chúa nâng đỡ phù trì. Thánh Gioan áp dụng câu này cho Chúa Giêsu, Đấng dân Do Thái vừa đóng đinh trên thập giá và đã lấy lưỡi giáo đâm thấu trái tim Người. Chính những kẻ đã đóng đinh Chúa, đã đâm thủng cạnh sườn Người sẽ nhìn lên Người và nhận ra rằng chính Người là Con Thiên Chúa, là Đấng cứu độ trần gian và Người đ chết vì yu thương họ.
1. Tình yêu của Thiên Chúa: vừa vô tư vừa chiếm hữu
Đức Thánh Cha muốn nhìn vào Trái Tim Chúa như biểu hiệu của Tình yêu và qua lời Kinh Thánh này, muốn suy niệm về tình yêu của Thiên Chúa nói chung và của Chúa Giêsu, nói riêng. Đó là đề tài Ngài đã quảng diễn trong thông điệp đầu tay và cũng là thông điệp được nhiều người mộ mến, tán thưởng: “Deus Caristas est”(Thiên Chúa là tình yêu”. Trong thư mục vụ tháng này, cũng là thư mục vụ Mùa Chay, chúng ta cũng muốn theo sự hướng dẫn của Đức Thánh Cha, nhìn lên Chúa Giêsu chịu đóng đinh, chiêm ngắm vết thương nơi cạnh sườn Chúa để hiểu biết Người đã yêu thương chúng ta như thế nào, hầu rập theo những tâm tình, những lối sống của Người trong tương quan của chúng ta đối với Thiên Chúa và với mọi người.
Theo tư tưởng Kinh Thánh và thực tế hằng ngày, người ta thường phân biệt hai hình thức tình yêu căn bản nhất, mà tiếng Hy lạp gọi là “Agape” và “Eros”. Chuyển sang tiếng Việt chúng ta có thể gọi là “Tình yêu vô tư” và “Tình yêu chiếm hữu”. Gọi là vô tư, vì khi yêu người ta không muốn tìm lợi lộc gì cho mình, không tìm tư lợi, nhưng chỉ để ý tới thiện ích của người mình yêu. Còn tình yêu chiếm hữu là tình yêu hướng ta đến những gì ta yêu thích, nhưng lại chưa có, vì thế ta muốn chiếm hữu và kết hợp người ấy, vật ấy lại với mình.
Tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta chắc chắn phải là tình yêu vô tư. Vì ai có thể dâng tiến Chúa điều gì mà Ngài không có. Trái lại, tất cả mọi sự nơi tạo vật, từ bản thân cho tới những điều chúng có, chúng được hưởng, đều là tặng phẩm, là hồng ân của Thiên Chúa. Bởi vậy, trong mọi sự, mọi thọ tạo đều cần đến Chúa. Còn Ngài, Ngài không cần đến ai, cũng chẳng thiếu thốn sự gì.
Tuy nhiên, trong Kinh Thánh, chúng ta thấy tình yêu của Thiên Chúa cũng là tình yêu chiếm hữu, vì Ngài muốn chiếm được trái tim của loài thụ tạo. Cựu Ước đã nhiều lần cho chúng ta thấy Thiên Chúa yêu thương dân tộc Ngài tuyển chọn với những lý do vượt quá những lý do thường xảy ra nơi người đời. Tiên tri Ôsê diễn tả tình yêu mê đắm của Thiên Chúa giống như một người đàn ông mê mẩn theo đuổi một người đàn bà ngoại tình (Os 3, 1-3); Còn tiên tri Êzêkiel thì đặt vào môi miệng Chúa những lời lẽ hết sức cay đắng khi Ngài than phiền về sự bội bạc của Israel, dân tộc Ngài đã tận tình chăm sóc từ lúc mới khai sinh mà nay lại quay lưng lại với Ngài! (Êz 16, 1-22). Những đoạn Kinh Thánh này cho Thấy Thiên Chúa cũng muốn chiếm được tình yêu của loài thụ tạo, chờ đợi sự đáp trả của tạo vật đối với tiếng gọi yêu thương của Ngài. Khốn thay! Loài người đã muốn khép lại nơi chính mình, nghe theo lời dụ dỗ của Thần Dữ, hão huyền mơ tưởng một sự tự lập không thể có (x. St 3, 1-7). Một khi khép lại nơi bản thân, con người xa rời nguồn sống là Thiên Chúa, và từ đấy luôn bị cái chết ám ảnh, rồi vì sợ chết, suốt đời họ phải nô lệ cho nỗi sợ hãi đó (x. Dt 2, 15). Tuy nhiên, Thiên Chúa tỏ ra không chịu thua cuộc, trái lại, tiếng “không” của con người đã đưa Ngài tới một quyết định dứt khoát là tỏ cho họ thấy rằng tình yêu cứu chuộc của Ngài, trong mọi hoàn cảnh, mọi khía cạnh đều là hết sức mãnh liệt.
2. Thập giá cho thấy tình yêu trọn vẹn của Thiên Chúa
Chiêm ngắm thập giá chúng ta sẽ hiểu rõ tình yêu đầy thương xót của Thiên Chúa. Thật vậy, để chiếm lại tình yêu của loài thọ tạo, Ngài đã phải trả một giá hết sức mắc. Đó là giá Máu của Con Ngài. Đối với Adam cũ, chết là dấu chỉ của cô đơn và bất lực. Vì, chết rồi người ta sẽ bị rơi vào quên lãng. Không cưỡng lại được cái chết, con người cảm thấy thảm bại và bất lực! Tuy nhiên, đối với Ađam mới là Chúa Kitô, cái chết đã trở nên dấu chỉ của tự do và tình yêu cao cả. Vì, không bó buộc phải chết, Chúa Kitô đã tự do chấp nhận chết thay cho nhân loại, và qua cái chết, Người tỏ cho ta thấy Người yêu thương chúng ta đến tột cùng. Bởi vậy, trên thánh giá, không những Chúa chỉ yêu chúng ta bằng tình yêu vô tư, nhưng còn cả bằng tình yêu chiếm hữu nữa, vì Ngài muốn dành giật chúng ta lại cho Ngài. Ông Pseudo-Diônysiô đã nói rất chí lý rằng: “Tình yêu (chiếm hữu) là một sức mạnh không cho phép người yêu ở lại nơi mình, nhưng thúc đẩy họ đi đến kết hợp với người mình yêu”(De Divinis nominibus, IV, 13; PG 3, 712). Còn N. Cabasilas thì nghĩ: “Có lẽ không có tình yêu (chiếm hữu) nào điên rồ hơn tình yêu đã đưa dẫn Con Thiên Chúa đến kết hợp với chúng ta để sẵn sàng mang lấy hậu quả của tội lỗi chúng ta như tội lỗi của chính mình”.
3. Đấng chúng đã đâm thâu
Vậy hãy nhìn lên Chúa Kitô bị đâm thâu trên thập giá. Ở đó chúng ta sẽ nhận ra tình yêu hết sức chấn động của Thiên Chúa. Nơi đây tình yêu vô tư và tình yêu chiếm hữu không còn xung khắc với nhau nữa, nhưng lại soi sáng lẫn cho nhau. Nhìn vào thập giá, chúng ta thấy chính Thiên Chúa đang “ăn mày” tình yêu của con người: Người đang khát tình yêu của mỗi người chúng ta. Chính khi nhìn thấy vết thương nơi cạnh sườn Chúa Kitô, thánh Tôma đã nhận ra Người là “Chúa và là Thiên Chúa”. Vì thế không lạ gì, qua gương của các thánh, nhiều người đã nhận thấy nơi trái tim Chúa sự diễn tả tuyệt vời của mầu nhiệm tình yêu. Có thể nói cách chí lý rằng, nơi trái tim Chúa Kitô, tình yêu thôi thúc Thiên Chúa chiếm hữu lấy con người, trong thực tế, lại chính là sự diễn tả tuyệt vời của tình yêu vô tư. Thực vậy, chỉ có tình yêu vừa sẵn sàng dâng hiến bản thân cách nhưng không vừa tha thiết ước mong sự đáp trả của người yêu, mới có sức làm cho những hy sinh nặng nề nhất cũng trở nên nhẹ nhàng. Chúa Giêsu đã nói: “Khi tôi bị treo lên khỏi đất, tôi sẽ kéo mọi người đến với tôi” (Ga 12, 32). Sự đáp trả mà Chúa tha thiết ước mong được thấy nơi chúng ta là được chúng ta tiếp nhận tình yêu của Người và để cho Người lôi kéo chúng ta. Tuy nhiên, tiếp nhận tình yêu của Người thôi chưa đủ. Còn cần phải làm cho tình yếu ấy lớn mạnh đến chỗ sẵn sàng dấn thân đem tình yêu ấy đến cho những người khác. Chúa Kiô đã kéo tôi đến với Người để kết hợp tôi lại với Người, ngõ hầu tôi biết yêu thương những anh em khác bằng chính tình yêu ấy.
4. Máu và Nước
“Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu”. Chúng ta hãy nhìn lên vết thương nơi cạnh sườn Chúa, ở đó “có Nước và máu chảy ra” (Ga 19, 34). Các Giáo Phụ đã nhìn vào những yếu tố này và coi đó là biểu tượng của Phép Rửa và Thánh Thể.
Qua nước Rửa tội và tác động của Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta thấy sự thân mật của tình yêu Ba Ngôi. Vậy, trong hành trình Mùa Chay, khi tưởng niệm bí tích Rửa tội của chúng ta, chúng ta được mời gọi hãy ra khỏi mình để tín thác lao vào vòng tay đầy thương xót của Chúa Cha (Thánh Gioan Kim khẩu, Catéchèses 3, 14).
Nhìn vào Máu, chúng ta nhận ra tình yêu của vị Mục tử nhân lành, Máu ấy đang chảy xuống trên chúng ta, cách riêng, nơi mầu nhiệm Thánh Thể: “Thánh Thể lôi kéo chúng ta vào hành động hiến tế của Chúa Giêsu … Như vậy, chúng ta cũng được mời gọi đi vào tiến trình dâng hiến của Người” (Tđ. Deus caritas est, 13). Vậy chúng ta hãy sống Mùa Chay như là thời gian “Thánh Thể”. Trong thời gian này, khi nhận lãnh tình yêu của Chúa Giêsu, chúng ta sẽ cố gắng làm cho tình yêu ấy tỏa lan ra quanh chúng ta, qua mọi hành vi, cử chỉ, lời nói việc làm của chúng ta.
Chiêm ngắm “Đấng đã bị đâm thâu”, chúng ta sẽ được thúc đẩy mở rộng trái tim của chúng ta cho những người khác, cố gắng chữa lành những vết thương đang hằn lên nơi phẩm giá của nhân loại. Điều đó sẽ thúc đẩy chúng ta nâng đỡ cách đặc biệt những người bị bỏ rơi, bị gạt ra ngoài lề xã hội. Chúng ta cũng hãy cộng tác với những người thiện chí chặn đứng lại những tệ nạn xã hội, những tiêu cực của nền văn minh sự chết, phổ biến nên văn hóa tình thương. Chúng ta hãy bớt ăn uống tiêu xài, cùng nhau dành tiền góp vào quĩ cứu trợ của Hội Đồng Giám mục, ngõ hầu kịp thời giúp đỡ những người gặp tai ương hoạn nạn hằng năm xảy đến trên quê hương đất nước chúng ta.
Vì thế, Mùa Chay phải là thơi gian để mọi người có thêm kinh nghiệm về tình yêu Thiên Chúa, Đấng tự hiến cho chúng ta trong Chúa Kitô, để rồi đến lượt chúng ta, chúng ta cũng phải đem tình yêu ấy tặng lại cho những người chung quanh, cách riêng cho những người khổ đau nghèo đói. Chỉ như vậy, chúng ta mới có thể tham dự cách đầy đủ vào niềm vui Phục sinh.
Lạy Đức Maria, Mẹ của Tình yêu xinh đẹp, xin Mẹ hướng dẫn chúng con trong hành trình Mùa Chay, chân thành trở về với Chúa Kitô và đem Chúa Kitô đến cho mọi người. Xin Mẹ giúp chúng con rập theo những tâm tình yêu thương và phục vụ vụ của Chúa Giêsu, con Mẹ, để chúng con cũng biết xả thân yêu thương và phục vụ mọi người.
Thân ái chào anh chị em.
+ Phêrô Trần Đình Tứ
Giám Mục Giáo Phận Phú Cường