Phải mất hơn 8 năm, nhưng cuối cùng thì hệ thống lập pháp của Campuchia cũng có thể kết án đối với các nghi phạm đứng sau vụ bắt cóc và giết ba du khách ba lô.
Mark Slater người Anh, David Wilson người Úc, và Jean Michel Braquet người Pháp bị lực lượng Khmer Đỏ bắt cóc khỏi xe lửa tại miền nam Campuchia năm 1994.
Sau khi nỗ lực đòi tiền chuộc thất bại, ba du khách đã bị giết.
3 năm trước, người lính Khmer trực tiếp chỉ huy vụ bắt cóc đã bị kết án tù chung thân, nhưng 2 nghi phạm khác, trong đó có ông Sam Bith, vốn là tư lệnh địa phương, thì không bị bắt giam vì họ được hưởng lệnh ân xá của chính phủ Campuchia dành cho những người rời khỏi Khmer Đỏ.
Dưới nhiều áp lực ngoại giao, nhà chức trách đã xử lại vụ án vào năm nay.
Sam Bith là nhân vật Khmer Đỏ cao cấp nhất bị xử từ trước tới nay.
Nhưng chưa có lãnh đạo Khmer Đỏ nào phải ra tòa vì vai trò của họ trong cái chết của hơn một triệu rưỡi người Campuchia trong cuộc cách mạng đẫm máu hồi cuối thập niên 70.
Đầu năm nay, thương lượng giữa chính phủ Campuchia và Liên Hiệp Quốc về việc thành lập một tòa án quốc tế đã thất bại. Liên Hiệp Quốc cho rằng hệ thống lập pháp của Campuchia không đủ khả năng thực hiện các vụ xử ở tầm cỡ như vậy.
Tuần trước Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết về tái đàm phán.
Tuy vậy, các tổ chức nhân quyền lo ngại rằng một số các lãnh tụ cao tuổi của Khmer Đỏ sẽ qua đời vì tuổi già trước khi một tòa án được thành lập. (BBC)
Mark Slater người Anh, David Wilson người Úc, và Jean Michel Braquet người Pháp bị lực lượng Khmer Đỏ bắt cóc khỏi xe lửa tại miền nam Campuchia năm 1994.
Sau khi nỗ lực đòi tiền chuộc thất bại, ba du khách đã bị giết.
3 năm trước, người lính Khmer trực tiếp chỉ huy vụ bắt cóc đã bị kết án tù chung thân, nhưng 2 nghi phạm khác, trong đó có ông Sam Bith, vốn là tư lệnh địa phương, thì không bị bắt giam vì họ được hưởng lệnh ân xá của chính phủ Campuchia dành cho những người rời khỏi Khmer Đỏ.
Dưới nhiều áp lực ngoại giao, nhà chức trách đã xử lại vụ án vào năm nay.
Sam Bith là nhân vật Khmer Đỏ cao cấp nhất bị xử từ trước tới nay.
Nhưng chưa có lãnh đạo Khmer Đỏ nào phải ra tòa vì vai trò của họ trong cái chết của hơn một triệu rưỡi người Campuchia trong cuộc cách mạng đẫm máu hồi cuối thập niên 70.
Đầu năm nay, thương lượng giữa chính phủ Campuchia và Liên Hiệp Quốc về việc thành lập một tòa án quốc tế đã thất bại. Liên Hiệp Quốc cho rằng hệ thống lập pháp của Campuchia không đủ khả năng thực hiện các vụ xử ở tầm cỡ như vậy.
Tuần trước Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết về tái đàm phán.
Tuy vậy, các tổ chức nhân quyền lo ngại rằng một số các lãnh tụ cao tuổi của Khmer Đỏ sẽ qua đời vì tuổi già trước khi một tòa án được thành lập. (BBC)