Phnom Penh (AsiaNews 11/06/2004) - Cha Mario Ghezzi, PIME, là một nhà thừa sai đang coi sóc họ đạo Beng Tom Pun ở ngoại ô thành phố Nam Vang. Ngài cũng là cha linh hướng cho 3 chủng sinh đang ở thời kỳ chót chuẩn bị lãnh nhận thánh chức linh mục. Cha Mario đã cho biết một vài nét về tình hình của Giáo Hội Công Giáo tại Cambốt gần đây.
Thưa cha, cha nghĩ sao về Giáo Hội Cambốt?
Đây là một Giáo Hội trẻ trung trong đức tin và trong thành phần tín hữu, những người trẻ đang chiếm đa số trong Giáo Hội tại Cambốt. Chẳng hạn như trong giáo xứ của tôi, trong thánh lễ Chúa Nhật có khoảng 200 người. Trong số đó, chỉ có 15 người lớn tuổi, số còn lại là thanh niên dưới 25 tuổi. Trong số này, có đến 100 người là tân tòng.
Thưa cha, việc Giáo Hội gồm đa số người trẻ như vậy sẽ có ảnh hưởng gì đối với đời sống mục vụ?
Giáo Hội tại Cambốt đang mở ra cho tương lai và giàu lòng nhiệt thành. Những người trẻ sống đức tin của họ nơi Chúa Giêsu với một xác tín mạnh mẽ. Quyết định xin rửa tội và trở thành người Công Giáo khiến họ trở thành dấu chỉ đối kháng với nền văn hóa Phật Giáo.
Thưa cha, cha có thể nêu một ví dụ cụ thể về điều này không?
Một thanh niên trẻ mới được rửa tội gần đây và đầy lòng nhiệt thành đã nói với tôi rằng: “Khi con đề cập đến việc theo đạo, bạn học của con ở trường đại học bảo con là tên phản quốc.” Trong não trạng của người dân ở đây, đã là người Khmer thì nhất thiết phải theo đạo Phật. Nếu cải đạo, anh ta trở thành kẻ phản quốc.
Thưa cha, việc Giáo Hội gồm đa số người trẻ như vậy có gây ra khó khăn gì cho Giáo Hội không?
Có một khoảng cách giữa các thế hệ và những mâu thuẫn với những người già. Những người trẻ có sự mỏng dòn và yếu đuối tiêu biểu cho lứa tuổi của họ và họ không có một nền tảng về truyền thống, về cộng đồng và chưa có sự trưởng thành trong đức tin. Tuy nhiên, điều đáng khích lệ là họ dám chịu trách nhiệm và tự tổ cức với nhau rất tốt. Thử thách dành cho dự tòng kéo dài trong 3 năm. Mỗi Chúa Nhật đều có thánh lễ và giáo lý. Những ai không thật xác tín thì chúng tôi không rửa tội.
Thưa cha, làm sao các bạn trẻ đến với đức tin Công Giáo?
Thông thường là do một dịp may: từ tình bạn, từ người quen, hay từ một buổi hội họp nào đó. Cũng có thể là từ trường học. Ở Nam Vang có một học viện do một đôi vợ chồng người Pháp tổ chức nhằm cung cấp công việc cho hai ngàn trẻ em để chúng khỏi sống vất vưởng ở bãi rác thành phố. Nhiều em nghe biết về Chúa Giêsu và hứng thú với đức tin Công Giáo đã bắt đầu đến nhà thờ. Nhiều người khác biết đến đức tin qua các nhà truyền giáo, chẳng hạn những người trong các trại tị nạn. Việc bác ái của người Công Giáo đánh động rất nhiều người Phật tử.
Những người trẻ sống với ký ức về nạn diệt chủng dưới thời Pol Pot như thế nào, thưa cha?
Họ không đả động đến chuyện đó. Không một ai nói về chuyện này, ngay cả những người lớn. Vết thương này vẫn chưa đóng lại và không ai muốn khơi lại chuyện này.
Thưa cha, điều gì khích lệ người trẻ Phật tử đến với Chúa Giêsu?
Phật giáo không có câu trả lời cho những vấn đề nhân sinh căn bản. Người ta thường nói: “Những gì xảy ra cho bạn đến từ định mệnh của bạn”.
Tất cả được xác định bởi số phận. Người trẻ thấy cái nhìn an phận này về cuộc đời là không chấp nhận được. Người Kitô Giáo đề cập đến tự do và trách nhiệm, và điều này là một quyền năng giải phóng cho người trẻ. Những người trẻ cải đạo sang Kitô Giáo thực sự đã trải qua một cuộc cách mạng nội tâm. Dù sao, tôi tin mỗi cuộc cải đạo là một mầu nhiệm. Trong đêm vọng Phục sinh, tôi đã rửa tội cho 12 người và tôi tự hỏi “Tại sao là những người này mà không phải là những người khác?”. Đối với tôi, họ là “cá” của Thánh Linh. Một mầu nhiệm khác là cho mãi tới năm 1970, không có người Khmer nào cải đạo cả. Những cuộc cải đạo thực sự rộ lên cùng với việc tái thiết Cambốt.
Thưa cha, khía cạnh nào của Tin Mừng đánh động người tân tòng nhất?
Tình yêu thương Kitô Giáo và sự tha thứ. Một thanh niên nói với tôi: “Khi con nghe kể về việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ trong bữa tiệc ly, con hiểu ra trên đời này có những tình yêu thuần khiết, vị tha và trọn vẹn”. Một thiếu nữ nói: “ĐÔ;I với con, việc trao ban bình an trong thánh lễ là một dấu chỉ rất mạnh mẽ: mọi người ở đó nhìn nhau như anh chị em và tha thứ cho nhau”.
Thưa cha, cha nghĩ sao về Giáo Hội Cambốt?
Đây là một Giáo Hội trẻ trung trong đức tin và trong thành phần tín hữu, những người trẻ đang chiếm đa số trong Giáo Hội tại Cambốt. Chẳng hạn như trong giáo xứ của tôi, trong thánh lễ Chúa Nhật có khoảng 200 người. Trong số đó, chỉ có 15 người lớn tuổi, số còn lại là thanh niên dưới 25 tuổi. Trong số này, có đến 100 người là tân tòng.
Thưa cha, việc Giáo Hội gồm đa số người trẻ như vậy sẽ có ảnh hưởng gì đối với đời sống mục vụ?
Giáo Hội tại Cambốt đang mở ra cho tương lai và giàu lòng nhiệt thành. Những người trẻ sống đức tin của họ nơi Chúa Giêsu với một xác tín mạnh mẽ. Quyết định xin rửa tội và trở thành người Công Giáo khiến họ trở thành dấu chỉ đối kháng với nền văn hóa Phật Giáo.
Thưa cha, cha có thể nêu một ví dụ cụ thể về điều này không?
Một thanh niên trẻ mới được rửa tội gần đây và đầy lòng nhiệt thành đã nói với tôi rằng: “Khi con đề cập đến việc theo đạo, bạn học của con ở trường đại học bảo con là tên phản quốc.” Trong não trạng của người dân ở đây, đã là người Khmer thì nhất thiết phải theo đạo Phật. Nếu cải đạo, anh ta trở thành kẻ phản quốc.
Thưa cha, việc Giáo Hội gồm đa số người trẻ như vậy có gây ra khó khăn gì cho Giáo Hội không?
Có một khoảng cách giữa các thế hệ và những mâu thuẫn với những người già. Những người trẻ có sự mỏng dòn và yếu đuối tiêu biểu cho lứa tuổi của họ và họ không có một nền tảng về truyền thống, về cộng đồng và chưa có sự trưởng thành trong đức tin. Tuy nhiên, điều đáng khích lệ là họ dám chịu trách nhiệm và tự tổ cức với nhau rất tốt. Thử thách dành cho dự tòng kéo dài trong 3 năm. Mỗi Chúa Nhật đều có thánh lễ và giáo lý. Những ai không thật xác tín thì chúng tôi không rửa tội.
Thưa cha, làm sao các bạn trẻ đến với đức tin Công Giáo?
Thông thường là do một dịp may: từ tình bạn, từ người quen, hay từ một buổi hội họp nào đó. Cũng có thể là từ trường học. Ở Nam Vang có một học viện do một đôi vợ chồng người Pháp tổ chức nhằm cung cấp công việc cho hai ngàn trẻ em để chúng khỏi sống vất vưởng ở bãi rác thành phố. Nhiều em nghe biết về Chúa Giêsu và hứng thú với đức tin Công Giáo đã bắt đầu đến nhà thờ. Nhiều người khác biết đến đức tin qua các nhà truyền giáo, chẳng hạn những người trong các trại tị nạn. Việc bác ái của người Công Giáo đánh động rất nhiều người Phật tử.
Những người trẻ sống với ký ức về nạn diệt chủng dưới thời Pol Pot như thế nào, thưa cha?
Họ không đả động đến chuyện đó. Không một ai nói về chuyện này, ngay cả những người lớn. Vết thương này vẫn chưa đóng lại và không ai muốn khơi lại chuyện này.
Thưa cha, điều gì khích lệ người trẻ Phật tử đến với Chúa Giêsu?
Phật giáo không có câu trả lời cho những vấn đề nhân sinh căn bản. Người ta thường nói: “Những gì xảy ra cho bạn đến từ định mệnh của bạn”.
Tất cả được xác định bởi số phận. Người trẻ thấy cái nhìn an phận này về cuộc đời là không chấp nhận được. Người Kitô Giáo đề cập đến tự do và trách nhiệm, và điều này là một quyền năng giải phóng cho người trẻ. Những người trẻ cải đạo sang Kitô Giáo thực sự đã trải qua một cuộc cách mạng nội tâm. Dù sao, tôi tin mỗi cuộc cải đạo là một mầu nhiệm. Trong đêm vọng Phục sinh, tôi đã rửa tội cho 12 người và tôi tự hỏi “Tại sao là những người này mà không phải là những người khác?”. Đối với tôi, họ là “cá” của Thánh Linh. Một mầu nhiệm khác là cho mãi tới năm 1970, không có người Khmer nào cải đạo cả. Những cuộc cải đạo thực sự rộ lên cùng với việc tái thiết Cambốt.
Thưa cha, khía cạnh nào của Tin Mừng đánh động người tân tòng nhất?
Tình yêu thương Kitô Giáo và sự tha thứ. Một thanh niên nói với tôi: “Khi con nghe kể về việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ trong bữa tiệc ly, con hiểu ra trên đời này có những tình yêu thuần khiết, vị tha và trọn vẹn”. Một thiếu nữ nói: “ĐÔ;I với con, việc trao ban bình an trong thánh lễ là một dấu chỉ rất mạnh mẽ: mọi người ở đó nhìn nhau như anh chị em và tha thứ cho nhau”.