(Istanbul)
Khi cử hành thánh lễ cho cộng đoàn Công Giáo nhỏ bé tại Istanbul sáng thứ Sáu 1/12/2006, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI nói rằng “Giáo Hội không muốn áp đặt điều gì lên bất cứ ai, và chỉ muốn được sống trong tự do, để loan báo Đấng mà Giáo Hội không thể che dấu là Chúa Giêsu Kitô”.
Trong ngày chót của chuyến tông du Thổ Nhĩ Kỳ, Đức Thánh Cha đã chủ sự phụng vụ Thánh Thể tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Linh, một ngôi nhà thờ đã có cách đây 160 năm. Đức Thượng Phụ Đại Kết Bathôlômêô I đã cùng tham dự với ngài trong buổi lễ để đáp lại chuyến viếng thăm Vương Cung Thánh Đường Thánh George tại Phanar của Đức Thánh Cha hôm 30/11/2006. Trong thánh lễ còn có sự hiện diện của Đức Thượng Phụ Mesrob II thuộc Giáo Hội Amênia Tông Truyền, Đức Tổng Giám Mục Filuksinos Cetin của Chính Thống Giáo Syria và các đại diện Tin Lành.
Trước thánh lễ, Đức Thánh Cha đã thả những chim bồ câu trong sân Vương Cung Thánh Đường, trước pho tượng Đức Thánh Cha Bênêđíctô XV. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã cho xây bức tượng này vào năm 1921 để vinh danh Đức Thánh Cha Bênêđíctô XV, người đã chú ý giúp đỡ các tù nhân chiến tranh Thổ Nhĩ Kỳ trong thế chiến thứ I. Đức Thánh Cha cũng đã làm phép một pho tượng khác là pho tượng Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, người được yêu mến tại Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian ngài phục vụ tại đây từ 1935 đến 1944, trong tư cách Khâm Sứ Tòa Thánh.
Sau khi cùng tham dự với Đức Thượng Phụ Bathôlômêô I trong đoàn rước vào bên trong nhà thờ, Đức Thánh Cha nhận xét rằng năm 1979, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viếng thăm cũng nơi này và đã đưa ra lời cầu xin để thế kỷ 21 sẽ chứng kiến sự hiệp thông trọn vẹn giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo. Mặc dù mục tiêu này vẫn còn xa mờ, Đức Thánh Cha nguyện làm mọi cách cho sự nghiệp đại kết là “ưu tư đầu tiên trong các ưu tư của Giáo Hội”
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã nói về “nước hằng sống” mà Chúa Kitô hứa. “Trong một thế giới nơi con người ngần ngại chia sẻ các tài nguyên trái đất đến mức gây ra thảm kịch thiếu nước, Giáo Hội khám phá ra mình đang sở hữu một kho tàng còn lớn hơn nữa”
Kho tàng đó là chính Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống. Kho tàng đó lớn lao và quý giá đến mức người Công Giáo, dù chỉ là một thiểu số nhỏ nhoi tại Thổ Nhĩ Kỳ, vẫn không thể không công bố cho anh chị em Hồi Giáo. “Làm sao người Kitô hữu có thể chỉ giữ cho mình điều họ đã nhận được. Làm sao họ có thể lạnh lùng giấu đi kho tàng này, và chôn dấu đi sự nhảy mừng này?
Lặp lại một điều ngài đã nói nhiều lần trong 4 ngày ở thăm Thổ Nhĩ Kỳ, Đức Thánh Cha kêu gọi phải có tự do để Giáo Hội có thể thực thi nghĩa vụ truyền giáo của mình. Nhưng không ai có cớ gì để sợ hãi ảnh hưởng của Giáo Hội cả “Sứ mạng của Giáo Hội không phải để giành giật quyền lực, hay thu tóm của cải; sứ mạng của Giáo Hội là trao tặng Chúa Kitô, Đấng quý báu hơn mọi thứ của cải thế gian”.
Khoảng 1200 người đã dự thánh lễ với Đức Thánh Cha tại Istanbul. Theo các số liệu chính thức, dân số Công Giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ là 32,000 trong tổng số 72 triệu dân, tiêu biểu cho một phần dân số rất nhỏ nhoi.
Nữ cảnh sát Thổ bảo vệ buổi lễ |
Đức Thánh Cha thả chim bồ câu |
Thánh Lễ tại nhà thờ Thánh Linh |
Trao bình an |
Trong ngày chót của chuyến tông du Thổ Nhĩ Kỳ, Đức Thánh Cha đã chủ sự phụng vụ Thánh Thể tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Linh, một ngôi nhà thờ đã có cách đây 160 năm. Đức Thượng Phụ Đại Kết Bathôlômêô I đã cùng tham dự với ngài trong buổi lễ để đáp lại chuyến viếng thăm Vương Cung Thánh Đường Thánh George tại Phanar của Đức Thánh Cha hôm 30/11/2006. Trong thánh lễ còn có sự hiện diện của Đức Thượng Phụ Mesrob II thuộc Giáo Hội Amênia Tông Truyền, Đức Tổng Giám Mục Filuksinos Cetin của Chính Thống Giáo Syria và các đại diện Tin Lành.
Trước thánh lễ, Đức Thánh Cha đã thả những chim bồ câu trong sân Vương Cung Thánh Đường, trước pho tượng Đức Thánh Cha Bênêđíctô XV. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã cho xây bức tượng này vào năm 1921 để vinh danh Đức Thánh Cha Bênêđíctô XV, người đã chú ý giúp đỡ các tù nhân chiến tranh Thổ Nhĩ Kỳ trong thế chiến thứ I. Đức Thánh Cha cũng đã làm phép một pho tượng khác là pho tượng Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, người được yêu mến tại Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian ngài phục vụ tại đây từ 1935 đến 1944, trong tư cách Khâm Sứ Tòa Thánh.
Sau khi cùng tham dự với Đức Thượng Phụ Bathôlômêô I trong đoàn rước vào bên trong nhà thờ, Đức Thánh Cha nhận xét rằng năm 1979, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viếng thăm cũng nơi này và đã đưa ra lời cầu xin để thế kỷ 21 sẽ chứng kiến sự hiệp thông trọn vẹn giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo. Mặc dù mục tiêu này vẫn còn xa mờ, Đức Thánh Cha nguyện làm mọi cách cho sự nghiệp đại kết là “ưu tư đầu tiên trong các ưu tư của Giáo Hội”
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã nói về “nước hằng sống” mà Chúa Kitô hứa. “Trong một thế giới nơi con người ngần ngại chia sẻ các tài nguyên trái đất đến mức gây ra thảm kịch thiếu nước, Giáo Hội khám phá ra mình đang sở hữu một kho tàng còn lớn hơn nữa”
Kho tàng đó là chính Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống. Kho tàng đó lớn lao và quý giá đến mức người Công Giáo, dù chỉ là một thiểu số nhỏ nhoi tại Thổ Nhĩ Kỳ, vẫn không thể không công bố cho anh chị em Hồi Giáo. “Làm sao người Kitô hữu có thể chỉ giữ cho mình điều họ đã nhận được. Làm sao họ có thể lạnh lùng giấu đi kho tàng này, và chôn dấu đi sự nhảy mừng này?
Lặp lại một điều ngài đã nói nhiều lần trong 4 ngày ở thăm Thổ Nhĩ Kỳ, Đức Thánh Cha kêu gọi phải có tự do để Giáo Hội có thể thực thi nghĩa vụ truyền giáo của mình. Nhưng không ai có cớ gì để sợ hãi ảnh hưởng của Giáo Hội cả “Sứ mạng của Giáo Hội không phải để giành giật quyền lực, hay thu tóm của cải; sứ mạng của Giáo Hội là trao tặng Chúa Kitô, Đấng quý báu hơn mọi thứ của cải thế gian”.
Khoảng 1200 người đã dự thánh lễ với Đức Thánh Cha tại Istanbul. Theo các số liệu chính thức, dân số Công Giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ là 32,000 trong tổng số 72 triệu dân, tiêu biểu cho một phần dân số rất nhỏ nhoi.