Ý Nghĩa của Hôn Nhân (Phần 2)

Lược Trích Bài Phỏng Vấn Với Giáo Sư Robert George của Trường Đại Học Princeton

PRINCETON, New Jersey (Zenit.org).- Những người đề xuất ra cái được gọi là: những cuộc hôn nhân “đồng giới” vẫn thường hay lập luận rằng việc cho phép các cặp hôn nhân đồng tính luyến ái cưới nhau không thể nào có thể làm nguy hại đến bất kỳ một cuộc hôn nhân nào của người khác, vì suy cho cùng mối quan hệ đó là hoàn toàn mang tính cá nhân và cách biệt.

Lập luận này đã khiến cho những học giả từ nhiều lãnh vực khác nhau quyết định cùng nhau họp lại để chính thức đưa ra “những lý do chính đáng và công khai nhất” về việc bảo tồn quan niệm hôn nhân giữa một người nam và một người nữ.

Kết quả của cuộc hội luận đó đã được thâu thập vào trong một cuốn sách mới có nhan đề: “Ý Nghĩa Của Hôn Nhân: Gia Đình, Nhà Nước, Thương Trường, và Đạo Đức Học” (The Meaning of Marriage: Family, State, Market, and Morals) do nhà sách Spence xuất bản, được thảo biên bởi hai đồng tác giả Robert P. George và Jean Bethke Elshtain.

George là Giáo Sư của Khoa Pháp Luật Học McCormick và cũng là giám đốc của Chương Trình James Madison tại trường Đại Học Princeton, và phục vụ trong Hội Đồng về Đạo Đức Sinh Học (Council on Bioethics) của Tổng Thống George Bush.

Giáo Sư George đã chia sẽ với hãng tin Zenit lý do làm sao mà khả năng để chọn lựa và tham gia một cách tích cực vào hôn nhân hoàn toàn bị lệ thuộc bởi những thể chết pháp lý và văn hóa để ủng hộ cho sự chọn lựa đó.

Hỏi (H): Thưa Giáo Sư, Giáo Sư đã mô tả rằng một hôn nhân đúng nghĩa chính là một “sự kết hợp nên một với nhau trong cùng thân xác.” Liệu khái niệm đó có khác biệt gì so với tôn giáo không?

Giáo Sư George (T): Thưa, không. Thực chất bên trong (intrinsic value) của hôn nhân, được hiểu như là một sự chia sẽ toàn diện và đa dạng về cuộc sống được thành hình trên cơ sở của việc giao hợp tính dục cùng bổ sung cho nhau, và được Tạo Hóa trao cho chức năng sinh sản và sinh đẻ ra con cái, thì điều này có thể được hiểu thấu, và đã từng được hiểu thấu, bởi nhiều người thuộc nhiều đức tin khác nhau và cả bởi những ai không có một đức tin cụ thể nào cả.

Những giảng dạy của tôn giáo chỉ mở rộng ra thêm về ý nghĩa của hôn nhân theo cách này hay cách khác mà thôi, thế nhưng dẫu có là như thế nào đi chăng nữa, thì điểm tốt của hôn nhân, ai nấy đều biết được do bởi lý trí, thậm chí ngay cả khi nó không nhận được bất kỳ một sự mạc khải nào cả.

Thậm chí khi nó có liên quan đến việc đưa ra một cái nhìn phản chiếu quan trọng của hôn nhân, John Fnnis đưa ra một quan điểm rất rõ rằng: những nhà triết học vĩ đại nhất của Hy Lạp cổ đại, và những luật gia của La Mã trước thời Thiên Chúa Giáo đã có thể truyền tải những nền tảng có liên quan đến sự hiểu biết đúng đắn về chiều kích tốt đẹp vĩ đại của con người này.

Dĩ nhiên, ngôn ngữ của “sự hiệp kết trong cùng một thân xác” được vay mượn từ Kinh Thánh Do Thái, và được Chúa Giêsu tái khẳng định một cách mạnh mẽ trong các Sách Phúc Âm. Thì đối với những người Do Thái và Kitô Giáo, việc mạc khải này tăng cường và làm sáng tỏ ra một sự thật vĩ đại của luật lệ tự nhiên.

(H): Thưa Giáo Sư, mục 1652 trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nêu rằng: “Xét về bản chất tự nhiên, việc hình thành nên hôn nhân và tình yêu hôn nhân được tiền định để hướng tới việc sinh sản và giáo giục con trẻ, và qua đó nó tìm được vinh quang triều thiên của nó.” Do đó, Sách Giáo Lý chỉ thuần túy mô tả về hôn nhân như là những ngôn từ có liên quan đến khí cụ. Liệu Giáo Sư có thể làm rõ hơn về việc làm thế nào mà Giáo Sư có một lập luận kiên định như vậy?

(T): Thưa, chắc chắn rồi. Như tôi đã từng bình phẩm rằng tình yêu hôn nhân và sự hiệp kết của hôn nhân là dựa theo quy luật của tự nhiên tiến đến việc sinh sản và việc cho các con cái được chào đời.

Thế nhưng điều đó không có nghĩa là nói rằng trẻ em chính là những cùng đích ngoại lai (extrinsic ends) cho sự hiệp kết hôn nhân, trong chiều kích tính dục, hay nó chỉ đơn giản là vậy. Cụm từ “tự nhiên tiến đến” (naturally ordered toward) không có nghĩa “chỉ là một phương tiện để tiến đến” (is merely a means to).

Có lẽ bằng chứng tốt nhất mà Giáo Hội nhìn nhận về thực chất bên trong của hôn nhân, và không xem đó chỉ là một phương tiện sinh sản thuần tuý, thì đó chính là cách giảng dạy rõ ràng và kiên định mà con người có thể có lý do để cưới nhau, hay được hợp pháp để cưới nhau, và có thể trọn vẹn và thật sự để cưới nhau, thậm chí ngay cả khi sự hiếm muộn của một người hay của cả hai cặp vợ-chồng khiến cho việc sinh sản không thể hiện thực hóa được nơi chính bản thân của họ.

Những cuộc hôn nhân của các cặp vợ-chồng hiếm muộn chính là những cuộc hôn nhân thật sự. Chúng không phải là những cuộc hôn nhân giả tạo. Và chúng cũng chẳng phải là những cuộc hôn nhân hạng hai. Bởi vì con người được tạo dựng như chính bản thân họ, do đó cũng chứa đựng được những tố chất của con người. Do đó, về giá trị thật chất bên trong, đúng là có sự hiệp kết giữa người nam và người nữ, còn việc “tự nhiên tiến đến” việc sinh sản hay đem con cái ra chào đời, thì trong trường hợp cụ thể của họ, thì rõ ràng là họ không thể thụ thại hay sinh đẻ con cái.

Các cặp vợ-chồng vẫn thật sự trở nên “một với nhau trong thân xác” khi họ cùng nhau hợp giao tình dục thậm chí ngay cả khi việc hiếm muộn tạm thời hay vĩnh viễn hàm ý rằng việc thụ thai không thể diễn ra. Thật đáng để lưu ý rằng đối với những người Do Thái và Kitô Giáo, những cuộc hôn nhân được hoàn hảo bằng việc hợp giao tình dục một cách trọn vẹn và dư đầy, chứ không phải bằng việc thụ thai một đứa trẻ.

Tuy nhiên, không có gì trong việc khẳng định về sự thật vĩ đại này là trái ngược hoàn toàn với sự thật vĩ đại rằng các trẻ em được thụ thai như là kết quả của sự hiệp kết hôn nhân thì đó mới chính là “sự vinh quang vĩ đại” của tình yêu hôn nhân.

Các con trẻ không phải là những mục tiêu cho hoạt động hợp giao tính dục của cặp vợ-chồng hay sự hiệp kết của hôn nhân; mà chúng chính là những món quà xảy ra không ngờ (supervening) của tình yêu hôn nhân để được đón chào và trân quý như là những tham dự viên hoàn hảo trong cộng đồng, tức gia đình, do sự hiệp kết hôn nhân của cha-mẹ tạo ra.

(H): Thưa Giáo Sư, Giáo Hội có nhìn nhận về giá trị của những cuộc hôn nhân hiếm muộn không vì suy cho cùng nó tương phản với việc giảng dạy của Giáo Hội rằng hôn nhân chỉ là một sự kết hiệp giữa một người nam và một người nữ mà thôi, chứ không phải là một sự kết hợp của bất kỳ hai người nào, kể cả những người đồng giới?

(T): Thưa, không. Điểm quan trọng cần phải nhìn nhận chính là: Giáo Hội, rất kiên định với những gì mà chúng ta đã biết qua ánh sáng của luận lý tự nhiên, hay lý trí tự nhiên, tức Giáo Hội hiểu về hôn nhân như là một mối quan hệ dục tính nền tảng và không thể làm cho giản đơn được (irreducibly).

Bất cứ hai hay nhiều người hơn nữa có thể sống chung với nhau, chăm sóc cho nhau và cùng nhau chia sẽ cuộc sống trong rất nhiều khía cạnh. Thế nhưng, để một cuộc hôn nhân được tồn tại và trọn vẹn, thì sự chia sẽ về cuộc sống phải toàn diện và trên nhiều cấp bậc, vốn chỉ có thể tìm thấy được về sự hiệp kết của cặp vợ-chồng về mặt thể lý lẫn tinh thần mà thôi.

Một người nam và một người nữ nguyện thủy chung với nhau, thì phải cùng nhau trở nên “một trong thân xác” bằng việc cùng nhau hòa hợp trong mối quan hệ tính dục để hoàn toàn đáp ứng những điều kiện có liên quan đến bản tính hay tính chất của việc sinh sản; cho dẫu liệu có hay không những điều kiện không có liên quan đến bản tính cần thiết để việc thụ thai có thể diển ra.

Còn nếu việc hòa hợp về thể xác bị thiếu đi, thì những người đó không thể nào có thể sẽ chia cuộc sống với nhau theo một cách duy biệt nhất của hôn nhân, vì rằng, việc sẽ chia cuộc sống của họ không phải là một sự sẽ chia trọn vẹn, mà chỉ lo cho riêng bản thân họ mà thôi.

Chính việc thực hiện những hành động của hôn nhân, tức những hành động mang tính sinh sản, cho dẫu là việc sinh sản có hiệu quả hay không, và thậm chí ngay cả khi vì một chứng bệnh hay một nhược điểm nào đó, hay vì tuổi tác người phụ nữ không thể mang thai được, và rằng cả hai người: nam cũng như nữ đều thệ hứa thủy chung với nhau trọn đời, thì chỉ có sự hiệp kết đó mới có thể trở nên một với nhau “trong cùng một thân xác” mà thôi.

Đó là lý do tại sao mà các cuộc nhân không thể nào giữa hai người trở lên, hay giữa hai người có cùng giới tính với nhau. Một khi chúng ta hiểu được rằng hôn nhân chỉ thực sự nên một với nhau trong thân xác, chúng ta có thể thấy được rằng hoạt động tình dục giữa hay trong số những thành viên của những nhóm đa thê hay giữa những người có cùng giới tính, thì hoàn toàn không phải là một sự hiệp kết về hôn nhân.

Cho dẫu có bất kỳ ai lập luận rằng việc quan hệ tình dục có thể cải thiện thêm sự gắn kết về mặt tình cảm giữa những thành viên của các mối quan hệ đồng giới tính, thì rõ ràng là việc đó không thể nào có thể kết hiệp các bạn tình vào trong một mối quan hệ hôn nhân được. Cho dẫu bất kỳ động cơ, mục tiêu hay quan điểm nào của nó đi chăng nữa, thì nó vẫn không thể nào trở thành một sự hiệp kết về mặt thể lý trong cùng “một thân xác” được, và đó chính là nguyên tắc nền tảng và rõ ràng nhất của hôn nhân.

Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý thêm rằng, giảng dạy của Giáo Hội Công Giáo ở đây phản ánh sự hiểu biết của Giáo Hội về thân xác như là việc tham dự một cách trọn vẹn vào hiện thực cá nhân của con người, và nó không chỉ thuần túy là một khí cụ cá nhân phụ hòng để đạt đến những cùng đích, hay để đáp ứng những sự thỏa mãn về dục tính xuất phát từ lương tâm và sự mong muốn của riêng một người nào đó.

Sự hiệp kết về mặt sinh học của cặp vợ-chồng trong những hành động có liên quan đến việc sinh sản có thể là sự hiệp thông cá nhân thật sự, vì thực chất mà nói, chúng ta chính là thân thể của chúng ta, và dĩ nhiên, chúng ta không chỉ là những thân thể của riêng chúng ta, mà chúng ta còn là những thành phần về thân thể lẫn tinh thần. Chúng ta không phải là những con người không có thân thể, nghĩa là không có tâm trí, lương tâm, và linh hồn, ngự trị ở bên trong, hay bất ngờ vào, và sử dụng những thân thể không phải là của những cá nhân của chúng ta.

(H): Thưa Giáo Sư, nếu hôn nhân tự bản chất của nó là tốt đẹp, thì tại sao nhà nước phải cần can thiệp vào để bảo tồn nó? Phải chăng nó không được tự bảo tồn nơi các cộng đồng giáo hội và tôn giáo sao khi nó được cử hành và sống trong ý nghĩa trọn vẹn nhất của nó?

(T): Thưa, đây chính là cách lập luận theo chiều kích bên ngoài mà thôi. Tuy nhiên, vẽ hấp dẫn của nó bị mờ nhạt đi, giây phút mà chúng ta xem cả: (a) tầm quan trọng của các cuộc hôn nhân; và do đó hôn nhân được xem như là một sự hiệp kết, để làm xã hội và nhà nước được phồn vinh; (2) khả năng bị tổn thương của hôn nhân như là một sự hiệp kết xét về khía cạnh bệnh lý học xã hội (social pathologies) và những ý thức hệ thù ghét hôn nhân, thì nó làm cho sự hiệp kết của hôn nhân bị suy yếu đi.

Lý do cơ bản và mạnh mẽ nhất khiến cho công luận quan tâm đến hôn nhân và tính lành mạnh về sự hiệp kết của hôn nhân chính là khả năng tồn tại duy nhất của nó trong việc bảo vệ các trẻ em, và việc sinh đẻ ra chúng và giáo dục chúng trở thành những người công dân có trách nhiệm và những người ngay thẳng.

Như Brad Wilcox, Maggie Gallagher và những khoa học gia về xã hội học, những người đã đóng góp vào trong cuốn sách này cho thấy, chỉ có một số ít điều mà công luận quan tâm, và trong những hoàn cảnh hiện tại hầu như chẳng có gì là mang tính cấp thiết cả, cho bằng việc tạo ra và duy trì những điều kiện xã hội mà các trẻ em được nuôi nấng bởi các cha-mẹ của chúng, để biến chúng thành những quy chuẩn chung.

Rõ rràng là các cộng đoàn tôn giáo và các tổ chức khác của xã hội dân sự có một vai trò không thể thiếu trong việc gìn giữ hôn nhân, mà luật lệ cũng phải có một vai trò quan trọng tương tự, vì luật lệ chính là thầy giáo.

Luật lệ dạy rằng hôn nhân chính là một hiện thực mà con người có thể chọn lựa để tham gia, thế nhưng con người không có quyền để làm méo mó hay tự chế tạo ra lại nó, và luật lệ dạy rằng hôn nhân chỉ thuần túy là một quy ước mà mỗi người nam và nữ cùng thệ hứa với nhau mà thôi.

Kết quả, nếu được đưa ra dựa trên những thành kiến xuyên tạc về tâm lý tính dục con người, sẽ là những phát triển cho những ý thức hệ thực tiển vốn xem thường đến sự hiểu biết đúng đắn và việc thực hành của hôn nhân mà thôi.

Triết học gia của trường Đại Học Oxford, Joseph Raz, Ông tự xem mình là người theo quan điểm cấp tiến, người không cùng quan điểm với tôi về đạo đức luân lý tình dục, cũng đã cực lực lên tiếng chỉ trích về những dạng của chủ nghĩa cấp tiến vốn cho rằng luật lệ và chính phủ có thể và nên khách quan về những gì có liên quan đến những ý niệm về mặt luân lý đạo đức.

Trong khía cạnh này, Ông lưu ý rằng: “Chế độ hôn nhân một chồng-một vợ, giả định rằng đó chỉ là một dạng hôn nhân quý báu duy nhất, không thể được thực hành bởi một người hay một cá nhân con người. Nó đòi hỏi một nền văn hóa biết nhìn nhận ra nó, và ủng hộ nó qua thái độ của công chúng và qua những thể chế chính quy.”

Dĩ nhiên, Giáo Sư Raz không ám chỉ rằng, trong một nền văn hóa mà luật lệ và các chính sách công cộng không ủng hộ chế độ một chồng, một vợ, một người nào tự dưng tin rằng xét về mặt nào đó rằng Ông ta không thể tự giới hạn mình vào việc chỉ có 1 vợ hay đòi hỏi hoặc bị áp lực phải lấy thêm nhiều vợ.

Mà quan điểm của Giáo Sư chính là thậm chí ngay cả khi chế độ một chồng-một vợ chính là một yếu tố chính để hiểu về một cuộc hôn nhân theo đúng nghĩa của nó, đại bộ phận dân chúng không hiểu được điều đó hay lý do tại làm sao mà nó phải như vậy, và do đó, sẽ không thể nắm bắt được một cách trọn vẹn về ý nghĩa của chế độ một chồng - một vợ, và điểm thông minh trong việc thực hành quy luật sống đó, trừ khi họ được nền văn hóa chính thức và công khai hổ trợ, bằng luật lệ và các chính sách rõ ràng.

Nói tóm lại, hôn nhân chính là một điều gì đó tốt đẹp có thể được chọn lựa và được thực hiện một cách có ý nghĩa chỉ đối với những người nào có thể hiểu được ý nghĩa cơ bản của một cuộc hôn nhân đúng đắn mà thôi. Tuy nhiên, khả năng để hiểu được nó, và do đó, để chọn nó, hoàn toàn phụ thuộc một cách quan trọng vào những hiểu biết về mặt văn hóa, và về những gì mà xã hội dám đứng ra để bảo vệ cho ý nghĩa đích thực của một mối quan hệ hôn nhân giữa người nam và người nữ mà thôi.

(Hết).