Ngài thấy chương trình nghị sự trong bản báo cáo tại Hoa Kỳ.

MURCIA, Spain 3/12/2002 (Zenit, org). - Hồng Y Joseph Ratzinger gợi ý rằng một chiến dịch đang tiến hành chống Giáo hội Công giáo, Ngài phán đoán theo đà những gương xấu liên hệ với các linh mục được tường thuật tại Hoa Kỳ


Tổng Trưởng Bộ Giáo lý Đức tin chia sẻ những quan điểm này trong tuần qua, khi Ngài gặp một nhóm nhà báo, kể cả phóng viên báo ZENIT. Dịp gặp gỡ là đại hội "Chúa Kitô: Đường, Sự Thật và Sự Sống," mà Ðức Hồng Y chủ tọa tại Đại học Công giáo St. Anthony.
Phần thứ nhất cuộc phỏng vấn này đã xuất hiện ngày Chúa nhật. Một phần khác sẽ xuất hiện vào ngày thứ Tư

Năm vừa qua là năm khó khăn đối với người Công giáo, theo như không gian các phương tiện truyền thông dành để nói về những gương xấu gán cho các linh mục. Có cuộc nói chuyện chống lại Giáo hội. Hồng y nghỉ sao?

Hồng Y Ratzinger: Trong Giáo hội, các linh mục cũng là những người tội lỗi. Nhưng cá nhân tôi, tôi xác tín rằng sự hiện diện liên lỉ trong báo chí về những tội của các linh mục Công giáo, cách riêng tại Huê kỳ, là một chiến dịch có suy tính, vì tỉ lệ phần trăm những tội lỗi giữa hàng linh mục không cao hơn trong các loại khác, và có khi còn thấp hơn.

Tại Hoa kỳ, luôn có những tin tức về chủ đề này, nhưng ít hơn 1% các linh mục phạm những hành vi kiểu này. Sự hiện diện liên lỉ của những mẫu tin tức này không đúng với tính khách quan của thông tin, cũng không với tính khách quan bằng thống kê các sự kiện. Do đó, người ta đi đến kết luận rằng điều đó có chủ ý, vận động, có ý làm mất uy tín Giáo hội. Đó là môt sự kết luận logic và có cơ sở chắc chắn.

Có một cuộc tranh cãi về sự đưa vào lời Chúa và về những qui chiếu đến quá khứ Kitô giáo của châu Âu trong những lời mở đầu của Hiến pháp tương lai. Hồng Y có nghỉ rằng có thể có một Âu châu thống nhất xoay lưng lại với quá khứ Kitô giáo không?

Hồng Y Ratzinger: Tôi xác tín rằng châu Âu đúng ra không phải là một cái gì có tính kinh tế [hay] chính trị; đúng hơn, châu Âu cần những nền tảng thiêng liêng.

Một sự kiện lịch sử là châu Âu là Kitô giáo, và lớn lên trên nền tảng đức tin Kitô giáo, vẫn tiếp tục là nền tảng những giá trị cho lục địa này, một lục địa tới phiên mình đã ảnh hưởng tới các lục địa khác.

Điều cấp bách là có một nền tảng các giá trị và, nếu chúng ta tự hỏi nền tảng đó là gì, chúng ta công nhận rằng, ngoài những sự tuyên xưng đức tin, không còn những gì khác bên ngoài những giá trị lớn của đức tin kitô hữu. Và đây là lý do tại sao điều cấp bách là trong Hiến pháp tương lai của châu Âu phải nhắc tới những nền tảng Kitô giáo của châu Âu.

Tôi không muốn rơi vào trong sự lầm lạc xây dựng một đạo Công giáo chính trị. Đức tin không cung cấp những cách làm chính trị, nhưng chỉ rõ những nền tảng. Một bên, công việc chính trị có quyền tự trị của nó, nhưng đàng khác không có sự phân ly hoàn toàn giữa chính trị và đức tin. Có những nền tảng đức tin mà sau cùng cho phép tranh luận chính trị. Do đó, vấn đề là đâu là những nền tảng cho phép chính trị vận hành? Những phương diện nào phải được để tự do?

Trước hết, điều quyết định là có một quan điểm luân lý nhân loại học, và ở đây đức tin soi sáng chúng ta. Con người của Chúa có cần để có quan điểm nhân loại học này, quan điểm bảo đảm sự tự do tranh luận chính trị, không?

Một nền luân lý không cần đến Chúa, làm tan vỡ, và, do đó, ít ra trực giác lớn là có một Chúa, Ðấng biết chúng ta và vạch rõ gương mặt con người như một hình ảnh Chúa, (trực giác đó) thuộc vào những nền tảng này. Hơn nữa [nhắc tới Chúa] không phải là một hành vi bạo động chống lại bất cứ ai, nó không phá hủy quyền tự do của bất cứ ai, nhưng mở ra cho mọi người không gian tự do để có khả năng xây dựng một sự sống luân lý thật sự nhân bản.

Có những giáo sư chủng viện vùng Basque đi xa đến nổi biện minh chủ nghĩa khủng bố của ETA, hay không dứt khoát lên án nó. Xem ra có những liên hệ giữa những linh mục này và thần học giải phóng. Cũng có nói tới một giáo hội người bản xứ Basque. Quyết định gì có thể thực hiện chống lại sự này?

Hồng Y Ratzinger: Trong trường hợp này, người ta chỉ áp dụng điều Bộ Giáo lý Đức tin đã nói giữa những năm 1984 (x. "Huấn thị về một sô Phương diện Thần học giải phóng") và năm 1986 [x. Huấn thị về Tư do Kitô hữu và sự Giải phóng"] về thần học giải phóng.


Chắc chắn Kitô giáo liên hệ với sự tự do, nhưng tự do thật sự không phải là tự do chính trị. Chính trị có quyền tự trị của nó, điều này đã được nhấn mạnh hơn hết bởi Công đồng Vatican II và không xây dựng bởi đức tin vì đức tin, nó phải có lý lẽ của nó.

Người ta không thể suy luận từ Kinh Thánh những cách làm chính trị và càng ít hơn nữa những biện minh cho chủ nghĩa khủng bố. Tôi tưởng rằng đối với trường hợp đặc biệt này tất cả đã được nói trong hai Huấn thị của Bộ chúng tôi về thần học giải phóng.

Sự mới mẻ của thuyết cứu thế Kitô giáo hệ tại sự kiện Chúa Kitô không phải trực tiếp là đấng cứu thế chính trị, thực hiện việc giải phóng Israel, như người ta trông đợi. Điều này là kiểu mẫu Barabbas đối với sự giải phóng Israel, sự giải phóng họ muốn hoàn thành ngay, kể cả bằng khủng bố.

Chúa Kitô đã xây dựng một kiểu giải phóng khác, đã hoàn thành trong cộng đồng tông đồ và trong Giáo hội đúng như đã được thiết lập, được thích hợp và chúng minh trong Tân Ước. Dầu sao, như đã nói, tất cả đã được nói trong hai Huấn thị đó.

Nếu chúng ta đã đánh giá sinh hoạt phi thường của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, sự đóng góp nào là quan trọng nhất trong triều giáo hoàng của Ngài? Kitô giáo sẽ ghi nhớ Giáo hoàng này ra sao?

Hồng Y Ratzinger: tôi không phải là ngôn sứ; nên tôi không dám nói người ta sẽ nói gì trong 50 năm nữa, nhưng tôi tưởng sự kiện Đức Thánh Cha đã hiện diện trong mọi lãnh vực Giáo hội sẽ cực kỳ quan trọng.

Bằng cách này, Ngài đã tạo ra một kinh nghiệm cực kỳ năng động về tính công giáo và sự hiệp nhất của Giáo hội. Sự tổng hợp giữa tính công giáo và sự hiệp nhất là một bản nhạc giao hưởng--chớ không phải một sự đồng bộ. Các Giáo phụ nói như vậy. Babylon là một sự đồng bộ, và kỹ thuật tạo ra sự đồng bộ.

Đức tin, như đã được thấy trong lễ Hiện xuống khi các tông đồ nói tất cả những thứ tiếng, là một bản nhạc giao hưởng. Đó là đa nguyên trong sự hệp nhất. Điều này được biểu lộ rất rõ ràng trong triều giáo hoàng của Đức Thánh Cha, với những cuộc thăm viếng mục vụ của Ngài, những cuộc gặp gỡ của Ngài.

Tôi nghĩ đến một số văn kiện sẽ quan trọng mãi: tôi muốn nhắc tới những thông điệp "Redemptoris Missio, " "Veritatis Splendor, " "Evangelium Vitae, " và "Fides et Ratio. "Đó là 4 văn kiện sẽ thật sự là tài liệu cho tương lai.

Sau cùng, tôi nghĩ Ngài sẽ được tưởng nhớ do sự cởi mở của Ngài với các cộng đồng kitô hữu khác, với các vùng khác trong thế giới, với thế giới thế tục, với các khoa học, với thế giới chính trị. Trong những lãnh vực này Ngài luôn luôn qui chiếu tới đức tin và giá trị đức tin, nhưng đồng thời Ngài cũng đã chỉ cho thấy dức tin có khả năng đối thoại với mọi người.

Đức Gioan Phaolô II có đóng góp gì cho sự đối thoại liên tôn?

Hồng Y Ratzinger: Đức Thánh Cha thấy sứ vụ của Ngài là một sứ vụ hoà giải trong thế giới, một sứ vụ hòa bình. Nhưng trái lại trong quá khứ, vô phúc thay, đã có những chiến tranh tôn giáo, nên Đức Thánh Cha muốn chứng tỏ rằng sự quan hệ đúng giữa các tôn giáo không phải là chiến tranh, cũng không phải là bạo động, đó là đối thoại, và sự cố gắng hiểu những yếu tố chân lý gặp được trong các tôn giáo khác.

Đức Thánh Cha không muốn tương đối hóa tính độc nhất của Chúa Kitô, là đường, sự thật và sự sống, nhưng Ngài muốn chứng tỏ rằng chân lý này về Chúa Kitô không thể được rao giảng cách bạo động hay với quyền lực con người, nhưng chỉ với sức mạnh của chân lý. Và muốn được vậy, một sự tiếp xúc nhân bản của sự đối thoại và tình yêu là cần, như các tông đồ đã chứng tỏ trong sứ vụ cao cả của Giáo hội tiên khởi: không sử dụng quyền lực thế gian, mà dùng sức mạnh của sự thuyết phục.

Chứng từ của đau khổ, của bác ái, và của đối thoại, đã thuyết phục thế giới xưa. Đức Thánh Cha chỉ cố gắng nuôi dưỡng sức mạnh này của sự đối thoại và tình yêu của những thế kỷ đầu trong những liên hệ với các tôn giáo.