Baltimore:Các nhà lãnh đạo tổ chức cứu tế nhân đạo cho biết tình trạng khan hiểm thực phẩm tại Phi Châu quá trầm trọng, nếu không phản ứng kịp thời sẽ đưa đến nạn đói còn tệ hại hơn tình trạng xảy ra vào thập niên 1980.
Liên hiệp 15 tổ chức cứu tế đã nhóm họp tại trụ sở Dịch Vụ Cứu Tế Công Giáo (CRS) tại Baltimore, đưa ra rằng khoảng 38 triệu dân Phi Châu có nguy cơ chết đói trừ phi các cộng đồng quốc tế huy động cấp thời.
Quản trị điều hành Cơ quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ, ông Andrew Natsios đã nói "Nếu chúng ta đợi cho tới khi thấy cảnh con người hốc hác, đói ăn, lúc đó thì đã quá muộn".
Những người đã nói trong cuộc họp báo hôm thứ Ba 3/12, nạn đói có thể sẽ được công bố tại một số vùng sớm nhất là cuối tháng Giêng, và hàng triệu dân Phi Châu có thể chết vì đói trong vòng 6 hay 8 tháng tới.
Giám Ðốc Dịch Vụ Cứu Tế Công Giáo, Kenneth Hackett nhận định cho thấy những dấu hiệu báo trước như hạn hán trầm trọng, con người di chuyển nơi cư trú...
"Chúng ta cần đáp ứng vào ngày hôm qua. Nếu đợi trong vòng hai tháng tới, nạn đói sẽ lan tràn. Chúng ta không thể ngăn chặn kịp, chúng ta cần phải ngăn chặn ngay từ bây giờ, thế nhưng nó còn lệ thuộc vào tài nguyên".
"Chúng ta có thể đáp ứng cho nhiều ngàn người đã rời bỏ nhà cửa họ, nhưng cả triệu người bỏ đi thì đó lại là một câu chuyện khác".
Dịch Vụ Cứu Tế Công Giáo CRS là cơ quan cứu tế và phát triển quốc tế của Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ, ước lượng phải cần đến 1.3 triệu tấn thực phẩm cứu trợ cho Phi Châu.
James T. Morris, giám đốc Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới của Liên Hiệp Quốc cho biết phải dành một phân nửa số ngân quỹ 1.4 tỉ, mới có thể đáp ứng tình trạng khủng hoảng thực phẩm tại Phi Châu, và kêu gọi đến sự dâng tặng của các quốc gia để bù vào chỗ thiếu hụt.
Ông Morris cũng cảnh giác thêm tiềm năng bi thảm tại Phi Châu là những vấn đề y tế.
"Những quốc gia không được chuẩn bị đối phó các vấn đề y tế. Các nhà y tế chuyên môn có người đã qua đời hay tìm kiếm việc làm tốt hơn tại nơi khác hay tại hải ngoại".
Ông Morris cũng nói đến bệnh liệt kháng Siđa đã gia tăng trầm trọng bởi vì khủng hoảng thực phẩm; những người bị nhiễm khuẩn HIV bị suy nhược không thể nuôi sống gia đình họ.
"Thực phẩm là một dược liệu quan trọng đối với bệnh HIV/AIDS. Nó giữ cho con người có sức đối kháng".
Tại vùng Ðông Bắc Phi Châu giáp Ấn Ðộ Dương, hơn 18 triệu người Ethiopia, Eritrea và Sudane đang gặp nguy cơ nạn đói, vì hạn hán và vì những thập niên bạo loạn. Các nông gia tại Eritrea đã mất 80% thâu hoạch vụ mùa vì hạn hán, là quốc gia gặp nạn đói nhiều nhất . Tại Ehtiopia, thâu hoạch vụ mùa đã giảm mất đi 20%.
Tại Zimbabwe, 50% trẻ em đã bỏ học, tại Zambia học sinh cắp sách đến trường đã giảm đi mất 25%.
Ông Morris nói "Trẻ em quá yếu ớt không còn biết sự gì".
Tại các quốc gia ở Tây Phi như sierra Leone, Liberia và Ivory Coast, theo ông Morris "vấn đề còn nghiêm trọng vì những năm bạo động rối loạn".
Theo tường thuật của Thông Tấn Xã AP, vào ngày Thứ Ba 3/12, ông Morris đã nói với Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước rằng "thiếu chủ tâm chính trị" đó chính là chướng ngại ngăn chặn nạn đói.
Ông Morris đã nói với Hội Ðồng thay vì đưa ra những quyết định chính trị và dành tiền để chống đói giảm nghèo, "các thành viên các quốc gia tại Liên Hiệp Quốc không chủ tâm đón nhận những chính sách hầu đưa ra ý kiến chấm dứt nạn đói một chút nào đó hơn là tính cách trưởng thượng".
Liên hiệp 15 tổ chức cứu tế đã nhóm họp tại trụ sở Dịch Vụ Cứu Tế Công Giáo (CRS) tại Baltimore, đưa ra rằng khoảng 38 triệu dân Phi Châu có nguy cơ chết đói trừ phi các cộng đồng quốc tế huy động cấp thời.
Quản trị điều hành Cơ quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ, ông Andrew Natsios đã nói "Nếu chúng ta đợi cho tới khi thấy cảnh con người hốc hác, đói ăn, lúc đó thì đã quá muộn".
Những người đã nói trong cuộc họp báo hôm thứ Ba 3/12, nạn đói có thể sẽ được công bố tại một số vùng sớm nhất là cuối tháng Giêng, và hàng triệu dân Phi Châu có thể chết vì đói trong vòng 6 hay 8 tháng tới.
Giám Ðốc Dịch Vụ Cứu Tế Công Giáo, Kenneth Hackett nhận định cho thấy những dấu hiệu báo trước như hạn hán trầm trọng, con người di chuyển nơi cư trú...
"Chúng ta cần đáp ứng vào ngày hôm qua. Nếu đợi trong vòng hai tháng tới, nạn đói sẽ lan tràn. Chúng ta không thể ngăn chặn kịp, chúng ta cần phải ngăn chặn ngay từ bây giờ, thế nhưng nó còn lệ thuộc vào tài nguyên".
"Chúng ta có thể đáp ứng cho nhiều ngàn người đã rời bỏ nhà cửa họ, nhưng cả triệu người bỏ đi thì đó lại là một câu chuyện khác".
Dịch Vụ Cứu Tế Công Giáo CRS là cơ quan cứu tế và phát triển quốc tế của Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ, ước lượng phải cần đến 1.3 triệu tấn thực phẩm cứu trợ cho Phi Châu.
James T. Morris, giám đốc Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới của Liên Hiệp Quốc cho biết phải dành một phân nửa số ngân quỹ 1.4 tỉ, mới có thể đáp ứng tình trạng khủng hoảng thực phẩm tại Phi Châu, và kêu gọi đến sự dâng tặng của các quốc gia để bù vào chỗ thiếu hụt.
Ông Morris cũng cảnh giác thêm tiềm năng bi thảm tại Phi Châu là những vấn đề y tế.
"Những quốc gia không được chuẩn bị đối phó các vấn đề y tế. Các nhà y tế chuyên môn có người đã qua đời hay tìm kiếm việc làm tốt hơn tại nơi khác hay tại hải ngoại".
Ông Morris cũng nói đến bệnh liệt kháng Siđa đã gia tăng trầm trọng bởi vì khủng hoảng thực phẩm; những người bị nhiễm khuẩn HIV bị suy nhược không thể nuôi sống gia đình họ.
"Thực phẩm là một dược liệu quan trọng đối với bệnh HIV/AIDS. Nó giữ cho con người có sức đối kháng".
Tại vùng Ðông Bắc Phi Châu giáp Ấn Ðộ Dương, hơn 18 triệu người Ethiopia, Eritrea và Sudane đang gặp nguy cơ nạn đói, vì hạn hán và vì những thập niên bạo loạn. Các nông gia tại Eritrea đã mất 80% thâu hoạch vụ mùa vì hạn hán, là quốc gia gặp nạn đói nhiều nhất . Tại Ehtiopia, thâu hoạch vụ mùa đã giảm mất đi 20%.
Tại Zimbabwe, 50% trẻ em đã bỏ học, tại Zambia học sinh cắp sách đến trường đã giảm đi mất 25%.
Ông Morris nói "Trẻ em quá yếu ớt không còn biết sự gì".
Tại các quốc gia ở Tây Phi như sierra Leone, Liberia và Ivory Coast, theo ông Morris "vấn đề còn nghiêm trọng vì những năm bạo động rối loạn".
Theo tường thuật của Thông Tấn Xã AP, vào ngày Thứ Ba 3/12, ông Morris đã nói với Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước rằng "thiếu chủ tâm chính trị" đó chính là chướng ngại ngăn chặn nạn đói.
Ông Morris đã nói với Hội Ðồng thay vì đưa ra những quyết định chính trị và dành tiền để chống đói giảm nghèo, "các thành viên các quốc gia tại Liên Hiệp Quốc không chủ tâm đón nhận những chính sách hầu đưa ra ý kiến chấm dứt nạn đói một chút nào đó hơn là tính cách trưởng thượng".