SỬA ĐỔI VÀ DỊCH LẠI NGHI THỨC THÁNH LỄ



Lâu lâu các sách phụng vụ lại thay đổi, hoặc do nhu cầu của thời đại, hoặc do những lễ mới phải thêm vào, thí dụ từ sau 1965 đến nay đã có ba lần thay đổi sách lễ, với những ấn bản mẫu năm 1971, 1992 và 2002 cùng với nhiều lễ mới và lời nguyện như lễ Các Thánh Tử Đạo V.N. v.v…

Huấn thứ V, số 6 đưa ra nguyên tắc sau đây dể hướng dẫn thực thi công việc này : “Rõ ràng là các bản dịch phụng vụ ở nhiều nơi cần được thay đổi lại cho tốt hơn, nhờ việc chỉnh sửa hay biên soạn mới. Những chỗ quên sót hay lầm lẫn.

Lâu lâu các sách phụng vụ lại thay đổi, hoặc do nhu cầu của thời đại, hoặc do những lễ mới phải thêm vào, thí dụ từ sau 1965 đến nay đã có ba lần thay đổi sách lễ, với những ấn bản mẫu năm 1971, 1992 và 2002 cùng với nhiều lễ mới và lời nguyện như lễ Các Thánh Tử Đạo V.N. v.v…

Huấn thứ V, số 6 đưa ra nguyên tắc sau đây dể hướng dẫn thực thi công việc này : “Rõ ràng là các bản dịch phụng vụ ở nhiều nơi cần được thay đổi lại cho tốt hơn, nhờ việc chỉnh sửa hay biên soạn mới. Những chỗ quên sót hay lầm lẫn mà một số bản dịch sang thường ngữ cho tới nay mắc phải, đã thực sự ngăn cản bước tiến cần thiết trong việc hội nhập, đặc biệt liên hệ tới một số ngôn ngữ; do đó, khả năng đặt nền móng cho việc canh tân đầy đủ hơn, lành mạnh hơn và đích thực hơn của Hội thánh bị ngăn trở.” (Attamen perspectum est translationes textuum liturgicorum variis in locis indigere mutatione in melius per emendationem vel per novam redactionem. Omissiones, aut errores, quibus quaedam translationes in linguas populares usque adhuc sunt affectae, impediverunt reapse debitam inculturationis progressionem, maxime quod ad quasdam attinet linguas, unde factum est ut Ecclesiae praecluderetur capacitas fundamenta jacendi plenioris, sanioris veriorisque instaurationis.” (Liturgiam authenticam số 6)

Theo bản văn trên thì cần thay đổi cho tốt hơn. Sự tốt hơn này (nghĩa là đúng hơn, hay hơn và đẹp hơn) có thể được coi là lý do cần thiết và chính đáng cộng thêm với những chỗ quên sót và lầm lẫn trong bản văn dịch trước.

Số 20 trong Huấn thị nhấn mạnh đến việc phải dịch sát, nghĩa là không thêm, không bớt, cũng không thêu dệt hay nói vòng vo, nhưng vẫn không quên chua thêm “chừng nào có thể” (quantum fieri potest). Đúng thế. Nhưng Huấn thị cũng cho phép được "dùng các từ, cú pháp hay lối hành văn giúp cho bản văn dễ hiểu và hợp với cách diễn tả tự nhiên của từng ngôn ngữ, đồng thời phù hợp với đặc tính và nét độc đáo của ngôn ngữ đó một cách chừng mực và khôn ngoan :”… Oportet ut quantum fieri potest, integerrime et peraccurate transferatur, nullis scilicet interpositis omissionibus vel addimentis, quod argumentum rerum, nec paraphrasis aut glossis inductis; accommodationes ad proprietates seu indolem variorum sermonum popularium oportet sint sobriae et caute efficiantur.” (LA số 20)

Ở đây có thể hiểu sát là sát ý, sát nội dung, chừng nào có thể, tùy theo đặc tính và nét độc đáo của từng ngôn ngữ.

Cuối cùng, văn từ trong bản dịch phụng vụ phải trang trọng và xứng đáng để chúc tụng và tôn thờ Thiên Chúa như số 25 trong Huấn thị nói : “Per verba laudis et adorationis, quae reverentiam et animum gratum fovent erga Dei majestatem ejusque potentiam, misericordiam, atque naturam transcendentem, translationes fami ac siti Dei vivi congruent, quas populus aetatis nostrae experitur, dum simul ad dignitatem et pulchritudinem ipsius celebrationis liturgicae conferunt”, hầu phụng vụ được cử hành cho thật trang trọng và đẹp mắt.

Tuy nhiên, để người tham dự, dù không học thức bao nhiêu có thể hiểu được nội dung của chính văn, bản dịch nên dùng những từ dễ hiểu mà vẫn tôn trọng vẻ trang trọng, nét thanh tú cũng như nghĩa lý của bản văn :

Ut ea, quae in textu originali continentur etiam fidelibus peculiari institutione intellectuali carentibus pateant et ab iis intelligantur, translationibus id sit proprium, ut quibusdam verbis exprimantur, ad intelligentiam accommodatis, quae tamen simul dignitatem, decorem atque accuratum augmentum doctrinale hujusmodi textuum servent.” (LA 25)

Xem đấy đủ biết Tòa thánh rất đòi hỏi đối với công việc phiên dịch các bản văn phụng vụ. Vì thế mới có Huấn thị V dành riêng cho vấn đề này mà đề là Huấn thị V để thi hành nghiêm chỉnh Hiến chế về Phụng vụ đúng đắn của Công đồng Va-ti-ca-nô II (Instructio Quinta ad executionem Constitutionis Concilii Vaticani de Sacra Liturgia recta ordinanda).

Huấn thị này ban hành năm 2001 tại Roma, gồm 133 số, rất đòi hỏi chặt chẽ nhưng cũng rất cởi mở thông thoáng. Huấn thị đòi phải dịch đúng, dịch sát, nhưng cũng mở ra những cửa ngỏ cho bản dịch đúng với nguyên văn, lại thích hợp với đặc tính và nét độc đáo của từng ngôn ngữ và nhấn mạnh đến việc sửa đổi sao cho hay hơn, đúng hơn, khi thấy có những sai sót lầm lẫn trong bản dịch cũ.

Bởi vậy, khi đọc Huấn thị này, độc giả không nên chỉ nhìn thấy ở đây toàn những hạn chế và bó buộc, mà còn nhận ra những chỉ dẫn tích cực cho bước đường tiến tới một bản dịch, vừa đúng, vừa sát lại vừa hay nữa.