Món Quà của Sự Sống: Lời Gọi Mời Để Nên Thánh

Trong ngôn ngữ Do Thái, một trong những từ ngữ có liên quan đến chữ “mercy” (tức lòng nhân từ, hay lòng xót thương) vốn cũng có cùng nguồn ngốc với chữ “womb” (tức cung lòng người mẹ). Cung lòng người mẹ chính là nơi xuất phát ra lòng nhân từ hay sự thương xót, và cũng là nơi mà những sự sống bé nhỏ và suy yếu nhất được chào đón một cách vô điều kiện bởi tình yêu thương và sự dưỡng nuôi của người mẹ.

Mặt Trái Của Sự Chọn Lựa... Để Diệt Chủng Nhân Loại!


Hành động nhân từ và xót thương đầu tiên của Thiên Chúa dành cho nhân loại chúng ta chính là việc Ngài trao cho chúng ta sự sống, mà không đợi chờ đến việc chúng ta phải đòi hỏi hay tự xét là liệu chúng ta có xứng đáng để lãnh nhận sự sống hay không, Ngài gọi chúng ta từ hư không và đưa chúng ta hiện diện nơi trần thế này. Ngài cũng gọi chúng ta trở thành những con người của tình thương, của lòng nhân từ; qua việc chúng ta tự biết cho đi chính bản thân của chúng ta cho những người khác.

Việc phá thai chính là hành động hoàn toàn trái ngược hẳn với lòng khoan dung và sự nhân từ của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Thay vì phải hy sinh chính mình cho người khác, thì việc phá thai chính là hành động hy sinh người khác để cho riêng bản thân của chúng ta. Dẫu vậy, trong kế hoạch của Thiên Chúa, lòng khoan dung và sự nhân từ luôn lúc nào cũng là sự chiến thắng cả.

Vào năm 1973, khi vụ Roe chống lại Wade được Tòa Án Tối Cao quyết định bằng việc bỏ phiếu, với 7 phiếu thuận và 2 phiếu chống, khi đó rất nhiều người nghĩ rằng đó chính là một chiến thắng rực rở và có ý nghĩa nhất cho phái nữ. Vì rằng, những ảnh hưởng tích cực của việc hợp pháp hóa chuyện phá thai sẽ giúp nâng phẩm giá của người phụ nữ lên, sẽ làm giảm đi tình trạng lạm dụng trẻ em, và sẽ giúp cho hôn nhân được bền vững hơn. Lúc đó, chúng ta được giáo huấn rằng: việc phá bỏ đi chuyện mang thai không mong muốn sẽ làm giảm việc ly dị và cho phép có nhiều cuộc hôn nhân bền vững hơn. Và tại các nước đang phát triển, nó còn có thêm một lợi thế nữa đó là việc phá thai đã trở nên một biện pháp hữu hiệu nhằm kiểm soát tình trạng gia tăng dân số.

Ý niệm đưa ra về việc lạm dụng trẻ em sẽ được giảm xuống tại những nước mà việc phá thai được hợp pháp hóa, và có nhiều người tin rằng những đứa trẻ bị lạm dụng đó cũng chính là những đứa trẻ không được mong muốn kể từ khi chúng được chào đời. Bằng việc phá bỏ đi những mạng sống của các trẻ thơ vô tội này đi, một người nào đó có vẽ như là “làm ơn” cho đứa trẻ đó, để khỏi đem nó ra chào đời tại một xã hội mà chúng có thể sẽ phải gánh chịu sự tổn thương, và không được đón nhận.

Rủi thay, những cuộc nghiên cứu khoa học đã cho thấy tình trạng lạm dụng trẻ em đã gia tăng lên một cách kinh khủng kể từ khi việc phá thai được hợp pháp hóa, có lẽ là vì nó có liên quan đến sự suy giảm về phẩm giá của những người phụ nữ và việc họ không đủ sức để diện đối với những chấn thương suy tổn sau khi đã phá thai.

Xót Đau Tấm Lòng Của Người Mẹ Từ Trời Cao!
Bác Sĩ P. Ney viết trong tờ Tạp Chí về Tâm Thần Học của Canada rằng: “Bằng chứng mới đây cho thấy những người phụ nữ đã bị ám ảnh, và thật sự tự cảm thấy mình có tội sau khi đã phá thai. Việc cảm thấy mình tội lỗi chính là một nguyên nhân quan trọng của việc ngược đãi và giết hại các trẻ em. Việc phá thai làm giảm lòng tự trọng của những người phụ nữ, và đã có nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy rằng những người phụ nữ nào ngược đãi và giết chết đi các đứa con của họ lại chính là những người phụ nữ mất đi lòng tự trọng chính, và cao nhất của họ” (Số 32, từ trang 610-620).

Có một thống kê phần lớn được giới truyền thông đại chúng và đại bộ phận dân chúng cố tình bỏ qua chính là, hiện nay đang có khoảng 1.2 triệu trẻ thơ bị giết chết đi hằng năm ngay tại đất nước này qua việc phá thai, và khoảng 60 triệu trẻ em bị giết chết trên khắp thế giới hằng năm. Thống kê đó được bí mật thực hiện, và cũng ngấm ngầm bị lãng quên. Con số 1.2 triệu trẻ em bị giết chết đi chỉ riêng tại quốc gia này không thôi hoàn toàn tương phản với con số 58,000 cựu quân nhân Hoa Kỳ bị thiệt mạng tại chiến trường Việt Nam, và gần 3,000 người bị thiệt mạng trong cuộc khủng bố tấn công vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 vừa qua.

Thế làm sao mà con số ngày càng tăng vọt về các trẻ em chưa được chào đời bị giết chết đi hằng năm này lại bị rơi vào quên lãng và chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian cực kỳ ngắn ngũi như vậy?

Vì rằng, vụ Roe chống lại Wade chỉ được quyết định vào năm 1973 cơ mà!

Thưa chính là vì, chỉ trong một khoảng thời gian cực kỳ ngắn ngũi đó, nó đã hoàn toàn làm thay đổi cục diện. Chúng đã dối lừa biết bao nhiêu người phụ nữ khi họ cứ nghĩ rằng đứa trẻ chào đời chỉ là một “tế bào nhỏ” và chỉ là “một miếng mô” nhỏ mà thôi.

Họ đã khiến cho chúng ta tin rằng đối với nhiều người, việc phá thai chỉ là một vấn đề “mang tính chất cá nhân” mà thôi, và đó cũng là “điều tốt nhất nên làm.” Họ biện luận rằng: “quyền được sống, quyền tự do, và quyền để theo đuổi hạnh phúc” được tìm thấy trong Hiến Pháp của Hoa Kỳ không có liên quan gì cả đến những đứa trẻ chưa được chào đời.

Những người chủ trương cho việc phá thai đã thành công trong việc xuyên tạc đi quan điểm của những ai cổ võ cho tính nhân phẩm của những người phụ nữ, của thiên chức làm mẹ, và của quyền được sống. Họ dường như biến nó trở thành một học thuyết được chấp nhận, và rằng những ai ủng hộ cho sự sống chính là những người chống lại mọi quyền lợi của người phụ nữ, và phẩm giá của việc là một người phụ nữ. Còn những người thiên về cuộc sống thì xem đó như là một thứ quyền cực đoan, cấp tiến, và nhóm người đó là nhóm người cực kỳ nguy hiểm.

Những ai ủng hộ sự sống phải lắng nghe đi, lắng nghe lại rằng họ đang làm mất đi danh giá của những người phụ nữ bởi vì họ không ủng hộ cho việc phá thai. Tuy nhiên, chính việc phá thai mới chính là hình thức làm giảm phẩm giá của người phụ nữ xuống, và rủi thay, nó vẫn được dùng như là cách để ngừa thai. Thì hành động ngừa thai này lại càng làm giảm đi phẩm giá của những người phụ nữ hơn, khiến những người phụ nữ được xem như là những vật hay đối tượng về tình dục mà thôi, không hơn không kém.

Việc phá thai chính là việc chấm dứt đi nhu cầu về việc đòi hỏi những người nam phải có trách nhiệm, và hành động tình dục chẳng cần phải có một cam kết nào cả vì việc mang thai có thể được kết thúc bằng việc phá thai, cơ mà? Rủi thay, một số người còn xem việc mang thai chính là một căn bệnh cần phải được chữa chạy bằng một “thủ tục đơn giản và không mấy đớn đau gì cho lắm.”

Mẹ Chân Phước Têrêsa cũng đã từng nói rằng: “Hoa Kỳ không cần một ngữ từ nào cả từ tôi, để xem là liệu vụ Roe chống lại Wade sẽ làm cho quốc gia vĩ đại này bị méo mó đến cở nào. Cái được gọi là quyền để phá thai đã khiến cho những người mẹ chống đối lại những đứa con của họ, và khiến họ chống đối lại những người nam. Nó đã phác họa những món quà vĩ đại nhất của cuộc sống là các đứa trẻ, trở thành những kẻ nghịch đối, cạnh tranh chống lại, và rất bất lợi cho những người làm mẹ.” (Mẹ Chân Phước Têrêsa trong Báo Wall Street Journal, Số Ra Ngày 25 Tháng 2 Năm 1994, trang A14).

Còn việc cho rằng phá thai chính là cách để giúp cho các mối quan hệ được bền vững và lâu dài hơn, đã có các dữ liệu nghiên cứu liên quan đến những người phụ nữ độc thân đã từng phá thai. Nghiên cứu gia Emily Miller đã nghiên cứu trên 400 cặp vợ-chồng cùng với những người phụ nữ đã từng phá thai, Bà tìm thấy rằng 70% các mối quan hệ bị chấm dứt chỉ trong vòng 1 tháng sau khi việc phá thai diển ra.

Những ảnh hưởng sau đó về mặt thể lý, tâm lý và tinh thần của việc phá thai là rất nhiều và đa dạng. Những hiện tượng có liên quan đến chòm sao (constellation symptoms) được cho là giống hay chẳng khác gì so với những hiện tượng của việc “chấn thương rối loạn căng thẳng” (post-traumatic stress disorder). Khi lý do của việc căng thẳng, rối loạn chính là việc phá thai, thì sự rối loạn này có một tên gọi khác là “hội chứng rối loạn hậu phá thai” (post-abortion syndrome).

Giống như thể là những ngôn từ của Giêrêmia được tìm thấy trong Sách Thánh chính là cách để hiện thể ra những yếu tố có liên quan đến tình cảm, tâm lý và tinh thần của người phụ nữ: “Người ta nghe có tiếng khóc ở Rama, tiếng khóc than ai oán: Đó là tiếng bà Rachel khóc thương con cái mình, bà không muốn được an ủi về những người con ấy, vì nay chúng chẳng còn” (Giêrêmia 31, 15).

Mặc dầu các nhà nghiên cứu đã và đang nghiên cứu về những ảnh hưởng tiêu cực của việc phá thai trong nhiều thập kỷ qua, thế nhưng nhìn chung thì những cuộc nghiên cứu đã được thực hiện từ trước cho đến giờ, trông có vẽ như không được tổng hợp và bao quát cho lắm, mà đúng lý ra chúng phải nên như vậy. Rõ ràng là không còn một sự nghi ngờ nào nữa rằng việc phá thai rất là nguy hiểm và làm thương tổn một cách trầm trọng đến những người phụ nữ, và những lời chứng thực về nổi đớn đau và khổ tâm của họ cứ mãi được tỏ bày ra, và liên tục được thu góp lại bởi những nhóm ủng hộ sự sống.

Hãy Để Các Trẻ Đến Với Ta... Đừng Đuổi Xua Chúng!


Thế nhưng khi những người ủng hộ cho việc phá thai lên tiếng nói rằng: chỉ có một tỉ lệ phần trăm rất nhỏ những người phụ nữ phải chịu đựng đau khổ sau khi đã phá thai, thì rõ ràng là chúng ta cần phải biết được rằng lời nói đó là không có đủ bằng chứng, và họ đã không có cở sở để đưa ra một lời kết luận như vậy. Phải đợi sau khi có một cuộc nghiên cứu đầy đủ và tổng quát thì ai đó mới có quyền để nói lên mức độ thiệt hại của việc phá thai là bao nhiêu. Thế nhưng, cảm nghiệm của những người phụ nữ thì đã quá rõ!

Một số những triệu chứng về mặt tình cảm được những người phụ nữ này nêu ra gồm có: việc giảm đi lòng tự trọng, rất sợ khi mang thai, chai cứng về mặt tâm lý, lãnh cảm, không còn khả năng để kiềm chế sự giận dữ, buồn rầu, và cảm thấy có tội.

Những cách biểu hiện về thái độ gồm có: mất ngủ, ăn uống rối loạn, tình dục lang chạ, bừa bãi, lạm dụng các độc chất và rối loạn tình dục.

Những triệu chứng về mặt y học gồm có: sự vô sinh, sẩy thai, mang thai hình ống (tubal pregnancy), và sự gia tăng nguy cơ bị bệnh ung thư vú.

Về mặt tinh thần hay tâm linh, thì có rất nhiều người phụ nữ cảm thấy rất khó để có thể chấp nhận sự tha thứ của Thiên Chúa. Nổi buồn khổ triền miên về cái chết của đứa trẻ vẫn thường khiến họ bực tức hay cay cú lên vào những dịp như: rửa tội, tốt nghiệp, ngày Lễ Kính Nhớ Người Mẹ, và những kỷ niệm về ngày cưới, thì đó chính là những phản ứng rất thường gặp nơi những người phụ nữ hậu phá thai.

Bác Sĩ David Reardon, tác giả của cuốn sách có nhan đề: “Những Người Cha Bị Bỏ Quên và Những Đứa Con Không Thể Nào Quên Của Họ” (Forgotten Fathers and Their Unforgetable Children), trong đó Bác Sĩ đã bình luận về công việc của một chuyên gia về xã hội học có tên là Arthur Shostak, người vào đầu các thập niên 1970, đã tháp tùng người bạn gái của Ông đến bệnh viện phá thai. Vào lúc mà việc phá thai được hoàn thành, Shostak bị sốc về việc mình đã gây ra không biết bao nhiêu rắc rối cho người bạn gái của mình. Do đó 10 năm sau, Ông quyết định tiến hành cuộc nghiên cứu với 1,000 người đàn ông tháp tùng vợ hay bạn gái của họ đến bệnh viện phá thai.

Shostak tìm thấy rằng đại bộ phận những người đàn ông được thăm dò đã cảm thấy bị bỏ rơi và giận dữ với chính bản thân của họ, và rất quan tâm lo lắng đến những hệ quả mà thủ tục phá thai để lại nơi người bạn đời của họ. Cuộc nghiên cứu tìm thấy rằng việc phá thai đã trở nên quá stress, và quá căng thẳng tột cùng đến cho những người đàn ông, hơn là những gì mà mọi người thường nghĩ và tin.

Hơn 80% những người đàn ông này nói rằng họ bắt đầu nghĩ về đứa trẻ, mà đúng lý ra chúng phải được sinh ra, và 29% cho biết rằng họ vẫn thường mơ màng viển vông (fantasize) về những đứa trẻ đó. Ông báo cáo rằng rất nhiều người đàn ông đã phải khóc lớn lên trong lúc được phỏng vấn. Có gần phân nửa trong số họ đã thúc giục người phụ nữ chọn phương thức phá thai, và đa số cực lực lên tiếng chống đối bất kỳ giới hạn pháp lý nào được áp đặt lên chuyện phá thai.

Những người đàn ông này cũng còn báo cáo cho biết về một số các vấn nạn mà họ cảm thấy có liên quan đến chuyện phá thai. Những vấn nạn này gồm có: việc đổ vỡ các mối quan hệ, việc rối loạn tình dục, lạm dụng ma túy, sầu khổ, cảm thấy bất lực, cảm thấy có tội, và thậm chí muốn tự tử.

Và Bác Sĩ Vincent Ruse, một chuyên gia về tâm lý, người đã thực hiện một cuộc nghiên cứu rất sâu rộng về những vấn đề có liên quan đến hậu phá thai, Bác Sĩ viết như sau:

Việc phá thai bằng cách dùng thuốc đẩy, hay thuốc kích thích đã giúp cũng cố thêm cho việc ruồng bỏ và trốn tránh trách nhiệm nơi những người nam… Phá thai viết lại quy luật của nam tính. Trong khi một người nam phải khỏe mạnh, thì việc phá thai làm cho họ bị suy yếu đi. Một người nam phải có trách nhiệm, tuy nhiên việc phá thai khuyến khích anh ta hãy hành động mà chẳng cần phải quan tâm gì cả đến đứa trẻ vô tội, để hủy diệt đi sản phẩm tình dục mà mình đã tạo ra. Cho dẫu là người nam có liên quan đến quyết định về chuyện phá thai hay không, việc anh ta bất lực để hành động trong một xã hội theo đúng nghĩa nam giới của mình chính là bảo vệ và cung cấp, đã khiến cho anh ta bị thương tổn và bối rối” (Trích từ những cuốn sách của Bác Sĩ Vincent Ruse có nhan đề: “Những Ảnh Hưởng của Việc Phá Thai Nơi Nam Giới” (The Effects of Abortion on Men); và Đạo Đức và Y Học (Ethics and Medics)).

Công trình của Bác Sĩ Philip Ney, một chuyên gia về tâm thần học của Canada, cùng với vợ của Ông là Marie, đã khám phá ra thêm một chiều kích lý thú khác về nguy hại do việc phá thai gây ra, chủ yếu là những ảnh hưởng của nó lên trên các trẻ em, tức những trẻ đã không bị phá bỏ đi. Những gì mà nó có liên quan đến tâm thần của một đứa trẻ để đứa trẻ đó có thể nhận ra rằng: mình chắc có lẽ cũng sẽ bị giết chết đi một cách hợp pháp bởi chính người mẹ ruột của mình?

Còn việc hình thành nên thái độ và cử chỉ của đứa trẻ khi nó hiểu được rằng nó được sống sót là vì nó được “mong muốn” và sợ rằng nó cũng có thể bị giết chết đi nay mai nếu như nó không còn được mong muốn nữa, thì sao? Đứa trẻ sẽ cư xử như thế nào khi biết rằng những người anh-chị-em của nó đã bị phá bỏ đi rồi? Thì cần phải có thêm nhiều cuộc nghiên cứu nữa vào lãnh vực này.

Nói tóm lại, những tổn thương về việc phá thai vẫn thường được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và sẽ ảnh hưởng đến bất kỳ ai trong những thế hệ đó.

Mặc dầu chúng ta phải hành động để chấm dứt đi việc phá thai và nền “Văn Hóa Sự Chết” mà vị Cố Giáo Hoàng kính yêu của chúng ta đã khởi tiền, thế nhưng, chúng ta cũng cần phải hết sức thận trọng trong việc đoán xét hay kết án những ai đã từng phá thai. Rủi thay rằng, có rất nhiều người trong số họ phải sống lây lất qua ngày tin rằng Thiên Chúa sẽ không bao giờ có thể tha thứ cho họ về bất kỳ điều gì mà họ đã từng làm, ngoại trừ tội nghiêm trọng.

Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo dạy cho chúng ta biết rằng: “Trong suốt cuộc sống công khai của Chúa Giêsu, Chúa Giêsu không những đã tha thứ tội lỗi, mà Ngài còn nhấn mạnh đến ảnh hưởng của việc tha thứ này; Ngài tái gia nhập lại những người phạm tội đã được tha thứ vào trong Cộng Đoàn Các Con Cái của Ngài, mà tội lỗi đã cách ly họ ra. Một dấu chỉ hung hồn của hành động này chính là việc Chúa Giêsu tiếp nhận những người tội lỗi ngay tại bàn tiệc của Ngài, một cử chỉ biểu hiện sự tha thứ của Thiên Chúa, và việc gởi trao tình cảm của Ngài cho chính dân của Ngài” (CCC, Mục Số 1443).

Song song đó, việc chúng ta là những người yêu mến Thiên Chúa và hiểu được tính bất khả xâm phạm và món quà về sự sống, thì chúng ta cũng cần phải biết cách để đưa ra những sứ điệp của niềm hy vọng. Chúng ta không có mặt ở đây là để chối từ hay lên án, mà biết đón nhận trở lại sự bình an và lòng thương xót của Chúa Kitô đến cho tất cả những ai đã từng dính liếu đến việc phá thai. Dẫu rằng việc phá thai chính là một tội trọng, thế nhưng chúng ta cần phải nhớ về những gì mà Thiên Chúa đã tỏ bày với Thánh Nữ Faustina rằng: “Những người phạm tội tày trời nhất chính là những người nhận được ơn công chính hóa nhiều nhất chỉ khi nào họ biết phó thác và cậy trông vào Lòng Nhân Từ của Ta” (Nhật Ký, Mục Số 1784).

Tất cả chúng ta đều có thể được Chúa tha thứ; và chúng ta phải biết tín thác vào Lòng Nhân Từ của Ngài!

Chúng ta là những con người của niềm hy vọng, và là những con người luôn ngập tràn niềm vui. Chiến thắng của lòng nhân từ lên trên việc phá thai cũng được nhìn thấy trong cuộc sống của những ai đã có lần thực hiện và bênh vực cho chuyện phá thai, và giờ đây họ đã biết hối lỗi, ăn năn.

Như chúng ta đã cùng nhau đề cập ở phần trên về những hủy diệt tai hại về quyết định của vụ Roe chống lại Wade. Thế nhưng, nguyên đơn của vụ kiện đó, tức chính bản thân của Bà Jane Roe, chính Bà giờ đây lại là một người ủng hộ cho sự sống!

Norma McCorvey cũng đã hối hận về những lổi lầm của Cô và đã được rửa tội. Cô giờ đây làm việc toàn thời gian để giúp làm chấm dứt đi việc phá thai và chú trọng vào việc giúp chữa lành cho những người đang bị tổn thương vì việc phá thai đã mang lại cho họ.

Vào ngày 25 tháng 3 năm 2003, tức vào Ngày Lễ Truyền Tin, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã ban Phép Lành Tông Đồ Đặc Biệt đến cho tất cả những ai cầu nguyện Chuổi Hạt Về Lòng Chúa Xót Thương (Divine Mercy Chaplet) theo những ý chỉ của “Nền Văn Hóa Sự Sống.”

Chúng ta phải cầu nguyện cho một thế giới mà tất cả mọi người, đặc biệt là những người bị xã hội bỏ rơi, phải được đối xử bằng sự kính trọng và yêu thương. Chỉ khi đó thì chúng ta mới có thể thốt lên những ngôn từ mà cựu mục sư Martin Luther King đã từng thốt lên rằng:

Tự Do, Cuối Cùng Rồi Chính Là Sự Tự Do, Cảm Tạ Chúa vì Cuối Cùng Rồi Chúng Ta Cũng Đã Được Tự Do!

Free At Last, Free At Last, Thank God We Are Free At Last!

Nguyên bản tiếng Anh bài viết có nhan đề: “The Gift of Life: A Call To Holiness” do Bác Sĩ Bryan Thatcher viết ra và được đăng trong tuần bào The Divine Mercy Times số ấn bản có liên quan đến Phép Thánh Thể tại trang 2 và 12. Là bài viết hay, dịch giả chuyển ngữ để chúng ta cùng suy gẫm.