Những Thành Phần Tích cực nhất của Giáo Hội

ROME (Zenit.org). Bài bình luận của Cha Capuchin Raniero Cantalamessa, người giảng Phủ Giáo Hoàng, về Tin Mừng của Phụng Vụ Chúa Nhật V Thường Niên

* * *

Chúa Nhật thứ Năm Mùa Thường Niên (B)

Maccô1: 29-39

Người Chữa lành Nhiều người Bênh

Đoạn Tin Mừng Chúa Nhật này cho chúng ta một tường thuật trung thực về một ngày điển hình của Chúa Giêsu. Khi bỏ hội đường, Chúa Giêsu trước hết đi tới nhà ông Phêrô, ở đó Người chữa lành bà nhạc gia của ông, liệt giường vì bịnh sốt; trong buổi xế chiều, người ta dẫn tới Người tất cả những bịnh nhân và Người chữa lành nhiều người, bị nhiều chứng bịnh khác nhau. Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó. Sau đó Người đi ra nơi khác để rao giảng Nước trời cho những thành khác.

Theo tường thuật này chúng ta kết luận rằng ngày của Chúa Giêsu là một sự kết hợp việc chữa người bệnh, cầu nguyện và rao giảng Nước Trời. Chúng ta hãy dành suy tư tình yêu của Chúa Giêsu đối với kẻ bệnh, rồi cũng trong một vài ngày nữa, trong phụng vụ kinh nhớ Đức Trinh Nữ Lộ Đức, ngày 11/2., sẽ cử hành Ngày Thế Giới Bệnh nhân.

Những biến đổi xã hội của thế kỷ chúng ta đã thay đổi sâu xa những điều kiện người bệnh. Trong nhiều tình huống khoa học mang lại niềm hy vọng hợp lý về sự chữa lành, hoặc là ít nhất kéo dài thời gian tiến hóa cơn bệnh trong những trường hợp gặp bệnh nan y. Nhưng cơn bệnh, như sự chết, chưa và sẽ không bao giờ được hoàn toàn đánh bại. Nó là thành phần của điều kiện con người. Đức tin Kitô hữu có thể giảm nhẹ điều kiện này và còn cho nó ý nghĩa và giá trị.

Cần phải diễn tả hai vấn đề: cho chính người bịnh và cho những kẻ chăm sóc họ. Trước Chúa Kitô, bệnh họan được coi như liên kết với tội lỗi. Nói một cách khác, người ta xác tín rằng bệnh hoạn cũng là hậu quả của tội cá nhân nào đó cần phải đền bù

Với Chúa Giêsu, thái độ này đã có phần thay đổi. "Người đã mang lấy các tật nguyền của ta, gánh lấy các bệnh hoạn của ta" (Mt 8:17). Trên thánh giá, Người ban ý nghĩa mới cho sự đau khổ con người, kể cả bệnh hoạn. Bệnh hoạn không còn là hình phạt nữa, nhưng là sự cứu độ. Bệnh hoạn liên kết chúng ta với Người; nó thánh hóa, cải tiến linh hồn, chuẩn bị ngày mà Thiên Chúa sẽ lau khô mọi nước mắt và sẽ không còn bệnh hoạn, hay là khóc lóc và đau đớn nữa.

Sau một thời gian dài nằm bệnh viện tiếp sau cuộc tấn công trong Quảng Trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã viết một thư về sự đau khổ trong thư đó, ngoài những sự khác, ngài đã nói: "Đau khổ có nghĩa là trở thành đặc biệt dễ xúc cảm, đặc biệt mở ra cho hành động của những quyền phép cứu độ của Thiên Chúa, được cống hiến cho nhân loại trong Chúa Kitô" (x. Salvifici Doloris" ( Số 23).

Bệnh hoạn và đau khổ mở ra giữa chúng ta và Chúa Giêsu trên thánh giá một kênh hoàn toàn đặc biệt của sự truyền thông. Người bệnh không phải là những thành phần thụ động của Giáo Hội, nhưng là những thành phần tích cực nhất, quí báu nhất. Trong con mắt Thiên Chúa, một gìờ đau khổ của họ, chịu cách nhẫn nại, có thể đáng giá hơn tất cả mọi sinh hoạt của thế giới, nếu chúng được thực hiện duy chỉ cho chính mình.

Bây giờ xin nói một lời tới những người phải chăm sóc người bệnh, tại nhà hay là trong những cơ quan y tế. Người bệnh chắc cần sự chăm sóc, khả năng khoa học, nhưng người bệnh cũng cần hơn niềm hy vọng. Không môn thuốc nào nâng đỡ người bệnh hơn là nghe bác sĩ nói: "Tôi hy vọng nhiều cho anh." Khi có thể làm như vậy mà không phỉnh gạt, phải ban hy vọng. Hy vọng là "lồng khí oxy" tốt nhất cho một người bệnh. Không nên bỏ người bệnh một mình. Một trong những việc làm thương xót là viếng thăm kẻ bệnh, và Chúa Giêsu cảnh cáo chúng ta rằng một trong những điểm của sự Phán xét Chung sẽ là chính điều này: "Ta đã bệnh và người đã viếng thăm ta. Ta đã bệnh và ngươi đã không viếng thăm Ta" (Mt 25:36, 43).

Một sự mà tất cả chúng ta có thể làm cho người bệnh là cầu nguyện. Hầu hết những người bệnh trong sách Tin Mừng được chữa lành bởi vì có ai giới thiệu họ với chúa Giêsu và cầu khẩn cho họ. Lời cầu đơn giản nhất, mà tất cả chúng ta có thể làm như của mình, là lời cầu mà chị em Martha và Maria thưa với Chúa Giêsu, trong hoàn cảnh bệnh hoạn của người em là Lazarô: "Thưa Thầy, người Thầy thương mến đang bị đau nặng" ( Ga 11:3)