Chia sẻ kinh nghiệm dạy Kinh Thánh cho giáo dân
Con cộng tác với cha Tổng Đại Diện dạy Kinh Thánh cho giáo dân vào mỗi tối Thứ Ba, từ 7 giờ đến 8 giờ 30, tại nhà thờ Chánh Toà. Mục đích của lớp học là giúp giáo dân làm quen với Kinh Thánh, biết nhận ra tiếng Chúa nói với họ khi họ đọc Kinh Thánh, và biết cầu nguyện khi đọc Kinh Thánh.
Ai muốn, đều có thể tham dự. Vì vậy, thành phần học viên gồm đủ loại người: có những ông bà đầu tóc bạc phơ, và cũng có cả các em thanh thiếu niên 14, 15 tuổi; về học lực, có các bạn trẻ là sinh viên, học sinh, nhưng cũng có những người chỉ biết đọc biết viết. Mỗi tuần, có khoảng 130-150 người tham dự.
Chúng con bắt đầu từ Sách Sáng Thế, và sử dụng cuốn Kinh Thánh Cựu Ước Tuyển Chọn, bản dịch của Nhóm CGKPV, Toà Giám Mục Nha Trang xuất bản (2002).
Mỗi buổi học, chúng con chia làm hai phần. Phần đầu là ôn lại bài cũ (nửa giờ) và phần sau là học bài mới (một giờ). Sau lời cầu nguyện khai mạc, cả lớp mở Kinh Thánh và đọc chung đoạn KT đã học tuần trước. Chúng con nhắc lại những điều quan trọng đã trình bày trong buổi học trước, rồi hướng dẫn học viên cầu nguyện. Sau đó là học bài mới.
Cả lớp đọc đoạn Kinh Thánh. Sau đó chúng con giải thích ý nghĩa bài vừa đọc. Phần giải thích “nghĩa văn tự” của bản văn, thường chúng con dựa vào hai cuốn The International Bible Commentary (William R. Farmer ed., Quezon City: Claretian Publications, 2001) và The New Jerome Biblical Commentary (Raymond E. Brown ed., Bangalore: Theological Publications in India, 2001). Dĩ nhiên, chúng con chỉ lấy những gì chính yếu, và trình bày đơn sơ cho phù hợp với đại chúng.
Dựa vào huấn từ của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trong buổi đọc kinh Truyền Tin ngày 25.9.2005, trong đó, Ngài tóm tắt đức tin Kitô giáo vào hai từ: Giêsu – Tình Yêu, chúng con cũng luôn luôn qui chiếu bản văn Kinh Thánh về hai từ Giêsu – Tình Yêu. Nghĩa là giúp giáo dân từ bản văn đang đọc hướng về Chúa Giêsu, và nhận ra Tình Yêu của Thiên Chúa qua bản văn đang đọc. Phần này chúng con thường dựa vào cuốn Điển Ngữ Thần Học Thánh Kinh (Xavier Leon-Dufour ed.) mà quý cha đã quen biết.
Sau đó là những hướng ý giúp giáo dân nhận ra lời yêu thương Thiên Chúa đang ngỏ với mỗi người trong cộng đoàn ngày hôm nay, qua trang Sách Thánh này. Tiếp theo là phần cầu nguyện để đáp lại Lời Chúa nói qua bản văn đang học. Có khi chính chúng con cầu nguyện để lớp học làm quen với cách cầu nguyện đáp lại tình yêu của Chúa. Có khi chúng con chỉ gợi ý, rồi dành thời giờ thinh lặng cho mỗi người cầu nguyện riêng.
Công việc chúng con đang làm có thể được coi là một trong nhiều hình thức của Lectio Divina, trong đó có đọc Lời Chúa, và cầu nguyện với Lời Chúa. Chúng con xin chia sẻ với quý cha, như một kinh nghiệm Dạy Lời Chúa, một trong bốn điểm chính mà Đức Cha Phaolô đã đề ra cho anh em chúng ta trong Tuần Thường Huấn này (Sống Lời Chúa, Giảng Lời Chúa, Dạy Lời Chúa, Cầu nguyện với Lời Chúa). Tất cả hướng về việc thực hiện hướng dẫn của HĐGMVN cho năm 2006: chúng ta SỐNG LỜI CHÚA và giúp giáo dân của chúng ta SỐNG LỜI CHÚA.
Lm. Giuse Bùi Văn Hoàng
Con cộng tác với cha Tổng Đại Diện dạy Kinh Thánh cho giáo dân vào mỗi tối Thứ Ba, từ 7 giờ đến 8 giờ 30, tại nhà thờ Chánh Toà. Mục đích của lớp học là giúp giáo dân làm quen với Kinh Thánh, biết nhận ra tiếng Chúa nói với họ khi họ đọc Kinh Thánh, và biết cầu nguyện khi đọc Kinh Thánh.
Ai muốn, đều có thể tham dự. Vì vậy, thành phần học viên gồm đủ loại người: có những ông bà đầu tóc bạc phơ, và cũng có cả các em thanh thiếu niên 14, 15 tuổi; về học lực, có các bạn trẻ là sinh viên, học sinh, nhưng cũng có những người chỉ biết đọc biết viết. Mỗi tuần, có khoảng 130-150 người tham dự.
Chúng con bắt đầu từ Sách Sáng Thế, và sử dụng cuốn Kinh Thánh Cựu Ước Tuyển Chọn, bản dịch của Nhóm CGKPV, Toà Giám Mục Nha Trang xuất bản (2002).
Mỗi buổi học, chúng con chia làm hai phần. Phần đầu là ôn lại bài cũ (nửa giờ) và phần sau là học bài mới (một giờ). Sau lời cầu nguyện khai mạc, cả lớp mở Kinh Thánh và đọc chung đoạn KT đã học tuần trước. Chúng con nhắc lại những điều quan trọng đã trình bày trong buổi học trước, rồi hướng dẫn học viên cầu nguyện. Sau đó là học bài mới.
Cả lớp đọc đoạn Kinh Thánh. Sau đó chúng con giải thích ý nghĩa bài vừa đọc. Phần giải thích “nghĩa văn tự” của bản văn, thường chúng con dựa vào hai cuốn The International Bible Commentary (William R. Farmer ed., Quezon City: Claretian Publications, 2001) và The New Jerome Biblical Commentary (Raymond E. Brown ed., Bangalore: Theological Publications in India, 2001). Dĩ nhiên, chúng con chỉ lấy những gì chính yếu, và trình bày đơn sơ cho phù hợp với đại chúng.
Dựa vào huấn từ của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trong buổi đọc kinh Truyền Tin ngày 25.9.2005, trong đó, Ngài tóm tắt đức tin Kitô giáo vào hai từ: Giêsu – Tình Yêu, chúng con cũng luôn luôn qui chiếu bản văn Kinh Thánh về hai từ Giêsu – Tình Yêu. Nghĩa là giúp giáo dân từ bản văn đang đọc hướng về Chúa Giêsu, và nhận ra Tình Yêu của Thiên Chúa qua bản văn đang đọc. Phần này chúng con thường dựa vào cuốn Điển Ngữ Thần Học Thánh Kinh (Xavier Leon-Dufour ed.) mà quý cha đã quen biết.
Sau đó là những hướng ý giúp giáo dân nhận ra lời yêu thương Thiên Chúa đang ngỏ với mỗi người trong cộng đoàn ngày hôm nay, qua trang Sách Thánh này. Tiếp theo là phần cầu nguyện để đáp lại Lời Chúa nói qua bản văn đang học. Có khi chính chúng con cầu nguyện để lớp học làm quen với cách cầu nguyện đáp lại tình yêu của Chúa. Có khi chúng con chỉ gợi ý, rồi dành thời giờ thinh lặng cho mỗi người cầu nguyện riêng.
Công việc chúng con đang làm có thể được coi là một trong nhiều hình thức của Lectio Divina, trong đó có đọc Lời Chúa, và cầu nguyện với Lời Chúa. Chúng con xin chia sẻ với quý cha, như một kinh nghiệm Dạy Lời Chúa, một trong bốn điểm chính mà Đức Cha Phaolô đã đề ra cho anh em chúng ta trong Tuần Thường Huấn này (Sống Lời Chúa, Giảng Lời Chúa, Dạy Lời Chúa, Cầu nguyện với Lời Chúa). Tất cả hướng về việc thực hiện hướng dẫn của HĐGMVN cho năm 2006: chúng ta SỐNG LỜI CHÚA và giúp giáo dân của chúng ta SỐNG LỜI CHÚA.
Lm. Giuse Bùi Văn Hoàng