Ma túy bất hợp pháp và Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP)

Một tai họa mang tính chất toàn cầu vẫn còn đang được tiếp diễn



STOCKHOLM, Thụy Điển (Zenit.org).- Trong vòng 12 tháng qua, đã có tới hơn 200 triệu người đã từng dùng ma tuý. Con số này được tiết lộ ra trong bản Báo Cáo về Tình Hình Ma Tuý Thế Giới vào ngày 29 tháng 6 vừa qua bởi Văn Phòng Chống Ma Túy và Tội Phạm của Liên Hiệp Quốc.

Bản Báo Cáo của Văn Phòng Chống Ma Túy và Tội Phạm của Liên Hiệp Quốc bao gồm số liệu của năm 2003, theo ước tính có khoảng 160 triệu người dùng cần sa (marijuana). Con số những người dùng thuốc kích thích (amphetamine), theo bản Báo Cáo, có đến khoảng 26 triệu người; và 8 triệu người dùng thuốc gây mê (ecstasy). Con số những người dùng thuốc phiện (opiate), theo ước tính, có khoảng chừng 16 triệu người, trên khắp cả thế giới. Con số những người dùng cocaine khoảng chừng 14 triệu người.

Vào năm 2000, 53% các quốc gia trên thế giới cho biết hiện đang có tình trạng gia tăng mức độ dùng ma tuý tại các nước của họ, thế nhưng, đến năm 2003, thì tỉ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 44%.

Bản Báo Cáo lưu ý rằng việc lạm dụng các loại thuốc tổng hợp nhân tạo ở bất kỳ nơi đâu cũng đã giảm xuống. Việc lạm dụng thuốc phiện và heroin đã bình ổn và bắt đầu giảm xuống tại các quốc gia tiêu thụ chính như ở phía Tây của Âu Châu. Khuynh hướng chuyển sang việc dùng cocaine cũng đang trên đà giảm xuống tại những quốc gia tiêu thụ hàng đầu, như Hoa Kỳ chẳng hạn. Thế nhưng tình trạng dùng cần sa thì đang được lan rộng ra.

Thương Mại Sinh Lợi

Bản Báo Cáo của Văn Phòng Chống Ma Túy và Tội Phạm của Liên Hiệp Quốc đã cố ước tính về giá trị tiền tệ của ngành ma tuý bất hợp pháp này, và cho biết rằng: “Tầm cỡ chung của ngành kỷ nghệ buôn bán ma tuý bất hợp pháp này quả là quá lớn.”

Tổng giá trị của những loại thuốc ma tuý bất hợp pháp trong năm 2003 được ước tính khoảng 13 tỉ Mỹ Kim ở mức độ sản xuất; 94 tỉ Mỹ Kim ở mức độ bán sĩ, và khoảng 322 tỉ Mỹ Kim ở mức độ bán lẻ.

Ông Antonio Costa, Giám Đốc Điều Hành của Văn Phòng Chống Ma Túy và Tội Phạm của Liên Hiệp Quốc, trong lúc trình bày về bản Báo Cáo tại Stockhom đã giải thích rằng: “Doanh lợi của việc buôn bán, phân phối, và chế biến ma tuý chiếm khoảng 0.9% trong tổng sản lượng quốc nội (gross domestic product hat GDP).”

Bản Báo Cáo tính toán rằng vào năm 2003, việc buôn bán các chất ma tuý bất hợp pháp ở giá bán sỉ, thì chiếm tương đương gần 12% trị giá của việc xuất khẩu các chất hóa học trên khắp toàn cầu, và 14% của việc xuất khẩu nông nghiệp thế giới.

Thị trường lớn nhất, theo những ước tính của bản Báo Cáo, đó là thảo mộc của cây gai dầu (cannabis herb) dùng để chế biến ma túy, với một thị trường bán lẻ trị giá khoảng 113 tỉ Mỹ Kim. Theo sau là cocain, chiếm khoảng 71 tỉ Mỹ Kim; thuốc phiện chiếm khoảng 65 tỉ Mỹ Kim; và nhựa của cây gai dầu (cannabis resin), chiếm khoảng 29 tỉ Mỹ Kim.

Thị trường của những loại thuốc kích thích và gây mê chiếm khoảng 44 tỉ Mỹ Kim. Văn Phòng Chống Ma Túy và Tội Phạm của Liên Hiệp Quốc có đủ lý do để biết ước tính chính xác về thị trường của thuốc phiện, cocaine, thuốc gây mê và thuốc kích thích; thế nhưng mức độ chắc chắn của nó thì còn thấp hơn cả các loại thảo mộc của cây gai dầu, vì lẽ, thông tin thu thập được về việc sản xuất và tiêu thụ loại độc chất này rất trái ngược nhau.

Mọi nổ lực của các giới chức có thẩm quyền trong việc chống lại việc buôn lậu ma túy cũng đã gặt hái được những thành công nhất định. 95 quốc gia đã báo cáo cho Văn Phòng Chống Ma Túy và Tội Phạm của Liên Hiệp Quốc rằng, việc phát hiện và bắt các đường dây buôn lậu ma túy đã tăng lên gấp 4 lần trong khoảng năm 1985 đến 2003.

Hơn phân nửa những vụ bị bắt này gồm việc buôn lậu các loại thảo mộc của ma tuý; ¼ là thuốc phiện; và 10% là thuốc kích thích. Trong thập kỷ qua, việc bắt giữ được các đường dây mua bán các loại chất kích thích, cũng đang có khuynh hướng tăng lên. Tuy nhiên, đến năm 2003, thì khuynh hướng này đã giảm xuống theo chiều hướng ngược lại một cách đáng kể, chủ yếu là vì việc bắt giữ các đường dây buôn bán các chất kích thích và gây mê tại Thái Lan đã giảm xuống một cách đáng kể.

Mọi Cặp Mắt Đang Hướng Nhìn Về Afganishtan

Ngược lại, thì tỉ lệ bắt giữ các đường dây buôn bán thuốc phiện thì đã gia tăng lên một cách đáng kể trong năm 2003. Chủ yếu là việc nó đươc hồi sinh về hình thức sản xuất thuốc phiện tại A Phú Hãn, và rất nhiều vụ bắt giữ xảy ra tại các nước chung quanh.

Bản Báo Cáo tính toán rằng có khoảng chừng 87% số lượng thuốc phiện cho các thị trường bất hợp pháp đã được sản xuất từ A Phú Hãn. Điều này hoàn toàn trái ngược lại sự giảm xuống một cách mạnh mẽ tại Miến Điện và Lào trong những năm gần đây.

Bản Báo Cáo cũng còn bình luận thêm rằng những gì xảy ra tại Afganistan sẽ quyết định tầm cở và việc phát triển của các thị trường thuốc phiện chính trên khắp thế giới. Theo Văn Phòng Chống Ma Túy và Tội Phạm của Liên Hiệp Quốc, một số điều có thể cải thiện được trong năm tới, như việc chính phủ đang dần dần dành lấy quyền kiểm soát trên quốc gia của họ và trên những cơ sở kinh doan và buôn bán thuốc phiện. Vào lúc này, mùa gặt thuốc phiện cuối cùng của quốc gia này vẫn còn tìm cách để đưa đến các thị trường tiêu dùng ở Châu Âu và những vùng khác.

Con số những người bị nghiện thuốc phiện, là khoảng chừng 16 triệu người, thấp hơn so với các loại độc tố khác, thế nhưng con số những người đang được chữa trị vì việc lạm dụng thuốc phiện (tức khoảng 1.3 triệu người) thì lại cao hơn các loại độc tố khác. Khoảng hơn 60% việc giúp cai nghiện chủ yếu xảy ra tại Châu Âu và Châu Á, vì những châu này có số người dùng thuốc phiện rất cao.

Việc sản xuất cocaine đang trên đà sung mãn vào giữa những năm của thập niên 1990, lên tới 950 triệu tấn vào năm 1996. Kể từ thời gian đó trở đi, thì nó lại giảm xuống một cách đáng kể, chỉ còn khoảng 674 triệu tấn trong năm 2003. Vào năm 2004, việc sản xuất cocaine gia tăng lên khoảng 687 tấn. Mặc dầu vậy, nhưng mức độ sản xuất chung chỉ chiếm có 26% thấp hơn năm 1999. Việc giảm xuống trong những năm gần đây chủ yếu là vì những tiến bộ gặt hái được tại đất nước Colombia. Sự gia tăng trong năm 2004 chính là do việc sản xuất và chế biến cocaine từ các lá coca tại Peru và Boliva đang ngày càng gia tăng lên. Cả hai quốc gia này đã đạt đến những tiến bộ đáng kể, bằng việc cắt giảm việc sản xuất ra cocaine từ lá cây coca trong vài năm trước đây, và do đó việc sản xuất vẫn còn thấp hơn so với năm ngoái.

Còn về việc tiêu thụ, bản Báo Cáo cũng còn cho biết thêm rằng, Châu Âu chính là nơi nguy nhiểm nhất, vì thị trường cocaine ngày càng đang gia tăng lên so với năm ngoái. Vào năm 2003, 14 quốc gia tại Châu Âu đã báo cáo rằng tình trạng tiêu thụ cocain tại đất nước của họ đang tăng mạnh. Chẳng có quốc gia nào chứng kiến có sự giảm xuống trong việc tiêu thụ cocaine cả. Một thách thức cụ thể, như Văn Phòng Chống Ma Túy và Tội Phạm của Liên Hiệp Quốc, đưa ra chính là việc kiểm soát sự phân phát rộng rãi các thỏi cocaine: có 7 quốc gia tại Âu Châu báo cáo là có sự gia tăng; 9 quốc gia báo cáo là tình trạng tiêu thụ cocaine vẫn bình thường, như củ; và không có một quốc gia nào tại Châu Âu báo cáo đang có sự giảm xuống cả.

Việc sản xuất cây gai dầu hiện vẫn còn đang được lan rộng ra, được buôn lậu và tiêu thụ bởi các thị trường ma túy trên khắp thế giới. Tất cả những yếu tố như: việc sản xuất, việc bắt giữ và việc tiêu thụ; đã đề nghị rằng thị trường cho cây gai dầu ở cấp độ hoàn vũ, đang được nới rộng và bành chướng ra. Theo ý kiến của các chuyên gia, vào năm 2003, rất nhiều quốc gia, cảm thấy việc sản xuất cây gai dầu đang gia tăng, chứ không phải giảm xuống. Việc các sinh viên dùng đến loại độc chất này đang trên đà gia tăng tại Châu Âu, chứ không phải tại Hoa Kỳ hay Úc.

Bảo Vệ Xã Hội

Giám Đốc Điều Hành của Văn Phòng Chống Ma Túy và Tội Phạm của Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh đến việc phải biết nhìn xa, trông rộng. Ông nói: “Nếu nhìn vào con số hay tỉ lệ những người dùng ma tuý, thì không thể nói cho chúng ta tất cả những gì mà chúng ta cần biết. Chúng ta phải cần có một cuộc khảo / giám sát toàn bộ, nhằm cho phép chúng ta có thể nhìn ra động cơ nào mà mối ung nhọt này vẫn đang cố gắng để xâm chiếm các thành phần có liên quan đến nhân sự, xã hội và kinh tế trên khắp thế giới.”

Ông nói thêm rằng: “Thách đố ngày hôm nay chính là việc chống lại các băng đảng và đường dây buôn lậu ma tuý, trong khi đó cũng phải đồng thời bảo vệ cho xã hội khỏi bị lây nhiểm.” Một ví dụ về sự hủy hoại do việc lạm dụng ma tuý, chính là việc giúp cho việc lây lan cơn bệnh HIV/AIDS ngày càng dễ dàng và mạnh mẽ hơn, vì nó được luồn qua các ống chích do những người sử dụng ma túy cùng dùng chung với nhau.

Xét về mặt toàn cầu, theo ước tính có khoảng từ 5% đến 10% những người bị nhiễm HIV/AIDS là do việc dùng chung chạ các loại kim chích ma tuý. Nhưng ngay cả đối với loại không dùng tới các ống và kim chích, như cocaine và các loại chất kích thích và gây mê khác, chẳng hạn, thì chúng cũng đóng một vai trò, trong việc dẩn đến những hành vi dục tích rất nguy hiểm, vì các loại độc chất này gây ra rất nhiều hệ quả khó mà có thể lường trước được.