Báo Tiền Phong phát hành tuần qua tại Việt Nam đã viết một bài đầy ý nghĩa châm biếm cơ quan cứu hỏa thành phố Saigon. Bài báo cho biết một chiếc xe cứu hoả mang biển số 0038 thuộc đội 12, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy của thành phố HCM, đang trên đường đến Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế để chữa cháy thì đột ngột dừng lại cách đó hơn 3 km. Tài xế phải nhờ điện thoại nhà dân để gọi về đơn vị cầu cứu vì hết nhiên liệu.
Hơn 30 phút sau, 2 can dầu được đưa đến. Tuy nhiên, chiếc xe này vẫn không chạy được đến hiện trường vì tiếp tục nghẹt xăng.
Trung tá Lê Tấn Bửu, Phó trưởng phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) TP HCM, cho biết mỗi buổi sáng, các tài xế phải kiểm tra các phương tiện. Mỗi xe cứu hoả phải còn ít nhất 2/3 nhiên liệu trở lên để sẵn sàng tác chiến khi cần thiết. Còn việc chiếc xe 0038, theo ông Bửu đó là vấn đề kỹ thuật ngoài ý muốn.
Tuy nhiên, ông Bửu cũng thừa nhận những mặt yếu kém của công tác cứu hỏa. Cả thành phố có tất cả 101 xe cứu hoả các loại, 2 tàu cứu hoả nhưng một tàu đã bị hỏng. Đa số đều thuộc kỹ thuật 30 năm về trước. Còn lực lượng chiến sĩ cứu hỏa chuyên nghiệp hiện có 600 người. Các phương tiện để trang bị cho họ khi tác chiến như mặt nạ, bình dưỡng khí, áo chống nóng hiện chỉ có 20 bộ. Trong khi đó, thành phố có hơn 7 triệu dân với gần 1 triệu căn nhà trong đó có 476 toà nhà chung cư và trên 80 cao ốc văn phòng.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo khẩn ngày 29/10 vừa qua, ông Nguyễn Thành Tài, Phó chủ tịch UBND TP HCM khẳng định, công tác phòng cháy chữa cháy của thành phố đạt đến độ chuyên nghiệp, hiện đại có thể chữa cháy những toà nhà cao hàng chục tầng. Song theo giải thích của ông Bửu, có nhiều phương tiện hiện đại nhưng chỉ mang tính đặc thù vì phương tiện rất đa dạng.
Khi vụ cháy tại Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế xảy ra, trong hồ chứa nước chữa cháy ban đầu tại tòa nhà chỉ có 10 m3. Lượng nước này theo lý thuyết chỉ đủ sử dụng cho việc chữa cháy toà nhà (5.000 m2) trong vòng… 10 giây. Do đó lực lượng cứu hoả liên tục báo cáo thiếu nước trong lúc dập lửa. Trung tá Lê Tấn Bửu cho biết về lý thuyết, cứ 150 m đường giao thông phải có 1 trụ bơm nước dùng để chữa cháy khi cần thiết. Trong khi đó, hệ thống cấp nước ở TP HCM gần như nguyên trạng từ năm 1975. Có nhiều con đường dài hàng cây số mà không có lấy một trụ bơm nước. Hôm xảy ra vụ cháy tại cao ốc nói trên, một số xe cứu hoả phải chạy ra tận sông Sài Gòn (cách nơi cháy hơn 5 cây số) để lấy nước.
Sau vụ cháy toà nhà IMEXCO (14/10/1989), thiệt hại tài sản hơn 20 tỷ đồng, UBND thành phố rút kinh nghiệm bằng cách bổ sung ngay ngân sách 1 triệu USD trang bị thêm xe thang chữa cháy cao 52 m. Kế tiếp vụ cháy ở Bệnh viện Chợ Rẫy (8/2/1996), thành phố tiếp tục mua thêm thang cao 72 m với tổng kinh phí hơn 1 triệu USD . Và bây giờ là vụ cháy toà nhà Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế, thiệt hại ước tính 100 tỷ đồng và số nạn nhân chết kỷ lục là 60 người, thành phố vẫn tiếp tục "rút kinh nghiệm".
Hơn 30 phút sau, 2 can dầu được đưa đến. Tuy nhiên, chiếc xe này vẫn không chạy được đến hiện trường vì tiếp tục nghẹt xăng.
Trung tá Lê Tấn Bửu, Phó trưởng phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) TP HCM, cho biết mỗi buổi sáng, các tài xế phải kiểm tra các phương tiện. Mỗi xe cứu hoả phải còn ít nhất 2/3 nhiên liệu trở lên để sẵn sàng tác chiến khi cần thiết. Còn việc chiếc xe 0038, theo ông Bửu đó là vấn đề kỹ thuật ngoài ý muốn.
Tuy nhiên, ông Bửu cũng thừa nhận những mặt yếu kém của công tác cứu hỏa. Cả thành phố có tất cả 101 xe cứu hoả các loại, 2 tàu cứu hoả nhưng một tàu đã bị hỏng. Đa số đều thuộc kỹ thuật 30 năm về trước. Còn lực lượng chiến sĩ cứu hỏa chuyên nghiệp hiện có 600 người. Các phương tiện để trang bị cho họ khi tác chiến như mặt nạ, bình dưỡng khí, áo chống nóng hiện chỉ có 20 bộ. Trong khi đó, thành phố có hơn 7 triệu dân với gần 1 triệu căn nhà trong đó có 476 toà nhà chung cư và trên 80 cao ốc văn phòng.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo khẩn ngày 29/10 vừa qua, ông Nguyễn Thành Tài, Phó chủ tịch UBND TP HCM khẳng định, công tác phòng cháy chữa cháy của thành phố đạt đến độ chuyên nghiệp, hiện đại có thể chữa cháy những toà nhà cao hàng chục tầng. Song theo giải thích của ông Bửu, có nhiều phương tiện hiện đại nhưng chỉ mang tính đặc thù vì phương tiện rất đa dạng.
Khi vụ cháy tại Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế xảy ra, trong hồ chứa nước chữa cháy ban đầu tại tòa nhà chỉ có 10 m3. Lượng nước này theo lý thuyết chỉ đủ sử dụng cho việc chữa cháy toà nhà (5.000 m2) trong vòng… 10 giây. Do đó lực lượng cứu hoả liên tục báo cáo thiếu nước trong lúc dập lửa. Trung tá Lê Tấn Bửu cho biết về lý thuyết, cứ 150 m đường giao thông phải có 1 trụ bơm nước dùng để chữa cháy khi cần thiết. Trong khi đó, hệ thống cấp nước ở TP HCM gần như nguyên trạng từ năm 1975. Có nhiều con đường dài hàng cây số mà không có lấy một trụ bơm nước. Hôm xảy ra vụ cháy tại cao ốc nói trên, một số xe cứu hoả phải chạy ra tận sông Sài Gòn (cách nơi cháy hơn 5 cây số) để lấy nước.
Sau vụ cháy toà nhà IMEXCO (14/10/1989), thiệt hại tài sản hơn 20 tỷ đồng, UBND thành phố rút kinh nghiệm bằng cách bổ sung ngay ngân sách 1 triệu USD trang bị thêm xe thang chữa cháy cao 52 m. Kế tiếp vụ cháy ở Bệnh viện Chợ Rẫy (8/2/1996), thành phố tiếp tục mua thêm thang cao 72 m với tổng kinh phí hơn 1 triệu USD . Và bây giờ là vụ cháy toà nhà Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế, thiệt hại ước tính 100 tỷ đồng và số nạn nhân chết kỷ lục là 60 người, thành phố vẫn tiếp tục "rút kinh nghiệm".