Vatican City, July 14, 2002 (Zenit) Ở nhiều nước Á châu, phải có nhiều sáng kiến để vượt qua những khó khăn và có đủ chi phí hầu giúp cho một thiểu số có thể đến tham dự Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Toronto vào những ngày cuối tháng, theo như tờ báo của Hội Thừa sai Paris ra ngày 14 tháng 7, 2002 đã nêu lên.

Ngày Ðại Hội Giới trẻ ở Toronto, Canada là một dịp để bày tỏ những khác biệt và khó khăn trong lòng Giáo Hội Á châu. Giáo Hội Á châu bắt đầu với những khó khăn từ Việt Nam rồi đến những khó khăn của giới trẻ Bangladesh về việc xin chiếu khán xuất ngoại. Ðến lượt Phi Luật Tân, rồi Macao và Hong Kong đều có những khó khăn riêng biệt.

Ở Phi Luật Tân, điều lo lắng chính yếu là phí tổn cho cuộc hành trình đến Canada. Ðể có thể giúp cho số khá đông tham dự, những buổi hòa nhạc được tổ chức nhiều nơi để gây quỹ . Nhiều đại diện từ thành phố Quezon và Tổng Giáo phận Manila đã phải tổ chức thêm một buổi vào ngày 29 tháng 6 để phụ thêm cho đủ số tiền còn thiếu dù ba ngày trước đó, đúng vào ngày lễ kính Chúa Thánh thần nhóm “Cải Cách” cũng đã tổ chức quyên góp tại nhà thờ chính tòa. Theo như giáo sư Carol Panday, dạy môn tôn giáo học tại Quezon, cho biết chi phí cho một tham dư viên là 80,000 pesos, tương đương 1600 dollars, đó là một số tiền rất lớn, lợi tức một năm làm việc đối với nhiều gia đình Phi Luật Tân.

Ở Macao, thanh niên Công giáo dưới sự hướng dẫn của Ủy ban tổ chức ngày Giới trẻ, quyết định quyên góp không phải cho chính họ mà để gíup cho những xứ nghèo có thể tham dự. Cho đến ngày 30 tháng 6 họ đã thu được 10,266 dollars. Ðây là đề nghị được nêu ra trong buổi họp đầu tiên khi những người trẻ trong xứ này đã nghĩ đến những nước như Nêpal hay Cam Bốt, ban tổ chức không đủ khả năng tài chánh để gởi người tham dự.

Ở Hongkong, sự nhiệt tình có hơi khác, chính là tinh thần Ðại Hội hơn là tài chánh. Những người đã từng tham dự Ðại Hội Giới trẻ ở Denver, Manila, Paris hay Roma đã chứng kiến nếp sống lý tưởng của giới trẻ tham dự và những biến cố này đã thay đổi đời sống của chính họ.

Louis Lau Kin Hei đại diện chính thức của Gíao phận Hong kong tại Denver, Hoa kỳ năm 1983. Tiếp theo sau cuộc đàn áp đẩm máu các sinh viên ở Thiên An Môn năm 1989, dư âm vẫn còn in lại trong tâm trí mọi người, cùng chứng kiến những khó khăn về cuộc sống và những tệ đoan xã hội khác ở Hồng Kong mà vai trò của Giáo Hội Công Giáo là giúp đỡ giới trẻ một lý tưởng sống trong xã hội này. Louis Lau đã thúc dục giới trẻ đi tham dự Ðại Hội năm nay ở Toronto Canada, nhằm bày tỏ cho thế giới biết hòan cảnh tôn giáo ở Trung quốc, nhất là sự vắng mặt cuả phái đoàn chính thức của Trung hoa lục địa tại Ðại Hội.

Tại Á châu chỉ Phi Luật Tân là có phái đoàn chính thức kể từ năm 1995. Tuy vậy ở Phi Luật Tân cũng có nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân phải tự túc tham gia Ðại hội này.

Ðối với Cheung Ka Man, người đã tham dự Ðại Hội Giới trẻ ở Paris năm 1997 và ở Roma năm 2000, nói về những kinh nghiệm của cô là Ðại Hội Giới trẻ đã để lại những dấu vết thật sâu đậm trong tâm hồn cô: Tôi có được một Ðức Tin phổ quát hơn về Giáo Hội Công Giáo; Ðức Tin có một ý nghĩa rộng lớn hơn, cô Aa ấy nói thêm, thật sung sướng khi được nhìn tận mắt Ðức Thánh Cha; và còn một số người khác nữa, Ðại Hội đã ảnh hưởng sâu xa cuộc sống của họ. Một số thanh niên Hong Kong sau khi tham dự các Ðại Hội Giới trẻ đã xin gia nhập Chủng viện và đã có vài người đã nhận lãnh chức thánh linh mục.