Trả lời câu hỏi: Xem xét bối cảnh hiện tại, liệu Thượng hội đồng về tính đồng nghị có thể đưa ra một hướng đi hay không? Cha Raymond J. de Souza, trên National Catholic Register, bình luận rằng: Tiến trình đồng nghị về tính đồng nghị đối với một Giáo hội đồng nghị đã có một bước tiến lớn ở Rôma trong tuần này, khi instrumentum laboris (tài liệu làm việc) cho thượng hội đồng tháng 10 được công bố. Tuy nhiên, rất có thể tin tức quan trọng thực sự về dự án đồng nghị đã diễn ra gần đây ở Kigali, Rwanda; Alexandria, Ai Cập; Orlando Florida; Kochi, Ấn Độ; và Berlin, Đức.

Sau hai năm thai nghén khổng lồ kéo dài hai năm kể từ khi Đức Thánh Cha thông báo về tiến trình thượng hội đồng vào tháng 5 năm 2021, rất có thể toàn bộ dự án hiện đang hướng đến một cái chết yểu.

Ngay từ đầu, con voi ở Vatican, có thể nói như thế, tức “hiệp thông, truyền giáo, tham gia” - chủ đề của Thượng hội đồng được Đức Thánh Cha chọn - đang gặp khủng hoảng chính tại nơi tính đồng nghị được thực hành. Thật vậy, thế giới Kitô giáo đang ở trong một trong những cuộc khủng hoảng lớn nhất về tính đồng nghị mà nó từng trải qua. Các Giáo hội đồng nghị đang tự chia rẽ nhau, phá vỡ sự hiệp thông, bóp nghẹt sứ mệnh và ngăn cản sự tham gia.

Hãy xem xét những gì đã xảy ra trong những tuần gần đây.

Canterbury rớt ở Kigali


Giám mục Anh giáo Laurent Mbanda, chủ tịch Hội đồng Giáo chủ Gafcon, tuyên bố vào ngày 14 tháng 6, rằng các thành viên người Phi châu của Hiệp thông Anh giáo Hoàn cầu "không còn công nhận Tổng Giám mục Canterbury là người đứng đầu, lãnh đạo hoặc người phát ngôn của Hiệp thông Anh giáo," do việc chấp nhận đồng tính luyến ái. (Ảnh: Chụp màn hình)

Trong khi các cuộc họp thượng hội đồng khiến người Công Giáo bận nói chuyện với nhau về bản thân họ, họ có thể đã bỏ lỡ một trong những bước phát triển quan trọng nhất của Thệ phản kể từ thời Cải cách.

“Đây có thể là cuộc tụ họp quan trọng nhất của Anh giáo trong 400 năm,” Giám mục Lee McMunn của Scarborough, Anh, tuyên bố tại Hội nghị Tương lai Anh giáo Hoàn cầu lần thứ tư (GAFCON). GAFCON đã gặp nhau tại Kigali, Rwanda, vào tháng 4, chỉ vài tuần trước khi Tổng Giám mục Justin Welby của Canterbury lên sân khấu hoàn cầu để trao vương miện cho Vua Charles III.

GAFCON bao gồm các giám mục đại diện cho 85% tín đồ Anh giáo trên thế giới, phần lớn đến từ miền nam bán cầu. Tại Kigali, họ tuyên bố rằng họ không còn có thể công nhận sự lãnh đạo của Canterbury sau khi Giáo hội Anh quyết định ban phúc lành cho các cặp đồng tính.

Đức Tổng Giám Mục Henry Ndukuba, giáo chủ của Giáo hội Anh giáo Nigeria cho biết: “Chúng ta không thể ‘đồng hành cùng nhau’ trong sự bất đồng chính đáng với những người đã cố tình chọn cách rời xa ‘đức tin đã từng được ban cho các thánh’.

Người Công Giáo nói về các tiến trình đồng nghị. Anh giáo thực sự được các tiến trình này cai quản. Và Hiệp thông Anh giáo như một biểu hiện hoàn cầu của Kitô giáo, không còn nữa. Tính đồng nghị đã không bảo tồn sự hiệp thông.

Ai không có mặt ở Alexandria?

Mọi thứ đang diễn ra như thế nào trên các mặt trận đại kết khác, chủ yếu là với Chính thống giáo, những người anh em đại kết quan trọng nhất của Giáo Hội Công Giáo?

Một cuộc họp chung giữa Công Giáo và Chính thống giáo đã diễn ra vào đầu tháng này tại Alexandria, tại đó đã công bố tuyên bố thần học chung đầu tiên sau bảy năm. Tài liệu, “Tính đồng nghị và tính tối thượng quyền trong thiên niên kỷ thứ hai,” đề cập đến những kinh nghiệm khác nhau về việc cai quản đồng nghị trong 1,000 năm qua.

Tuyên bố, được đưa ra trong bầu không khí hết sức vui vẻ, trích dẫn thuận lợi Evangelii Gaudium, trong đó Đức Thánh Cha Phanxicô viết rằng “trong cuộc đối thoại với các anh chị em Chính thống giáo của chúng ta, những người Công Giáo chúng ta có cơ hội học hỏi thêm về ý nghĩa của tính hợp đoàn giám mục và kinh nghiệm về tính đồng nghị của họ.”

Người Công Giáo có thể học được gì? Kể từ khi Đức Thánh Cha viết điều đó vào năm 2013, thế giới Chính thống giáo đã rơi vào một thời kỳ chia rẽ và tố cáo kéo dài. Giáo Hội lớn nhất trong số các Giáo Hội Chính thống, Tòa Thượng phụ Moscow, đã ra vạ tuyệt thông cho người đứng đầu Chính thống giáo, Thượng phụ Constantinople.

Tòa Thượng phụ Moscow cũng vắng mặt một cách rõ ràng trong cuộc tụ họp đại kết ở Alexandria. Tại cuộc họp Công Giáo-Chính thống giáo, người ta coi là lịch sự khi không lưu ý rằng Alexandria và Moscow hiện đang ly giáo, với người trước buộc tội người sau về một "đòn vô đạo đức" và "vi phạm dã man" lãnh thổ giáo luật của Alexandria.

Dù sao vẫn là một thế giới đồng nghị


Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre, sứ thần giáo hoàng tại Hoa Kỳ. phát biểu trong cuộc họp mặt mùa xuân của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ ngày 15 tháng 6 tại Orlando, Florida. (Ảnh: Chụp màn hình)

Khi tính đồng nghị đang tiến đến thảm họa ở nước ngoài, mọi việc ở trong nước thế nào? Dưới bóng Disney World, Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre, sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, đã nói chuyện với các giám mục Hoa Kỳ vào tuần trước. Nhiệm vụ của ngài là làm cho các giám mục hào hứng với tiến trình Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị đối với một Giáo hội đồng nghị.

Tính đồng nghị là một “cách để trở thành Giáo hội”, Đức Tổng Giám Mục Pierre nói, sử dụng một công thức gần như chắc chắn bảo đảm sẽ tạo ra sự thất vọng trong hầu hết những người nghe ngài. Sứ thần là một viên chức trung thành, nhưng ngay cả ngài cũng có vẻ như muốn giảm sút trong lòng nhiệt tình của mình đối với cách thức mới này để “làm Giáo hội”.

Ngài bắt đầu ở Orlando bằng cách thừa nhận rằng, hai năm sau, “có thể chúng ta vẫn đang đấu tranh để hiểu được tính đồng nghị.” Thật vậy, vào thời điểm bài phát biểu của mình, Đức Tổng Giám Mục Pierre có thể đã xem tài liệu làm việc, trong đó bao gồm, chẳng hạn, đoạn sau đây về chủ đề của Thượng hội đồng “hiệp thông, truyền giáo và tham gia”:

“Các chữ ‘hiệp thông’ và ‘sứ mệnh’ có thể có nguy cơ vẫn còn hơi trừu tượng, trừ khi chúng ta vun trồng một tập quán giáo hội thể hiện tính cụ thể của tính đồng nghị ở mọi bước trong hành trình và hoạt động của chúng ta, khuyến khích sự tham gia thực sự của mỗi người và tất cả mọi người. … Chữ ‘tham gia’ bổ sung mật độ nhân học vào đặc điểm cụ thể của chiều kích thủ tục. … Nó bảo vệ chống lại việc rơi vào sự trừu tượng của các quyền hoặc biến con người thành những công cụ phục vụ cho hoạt động của tổ chức” (56).

Điều đó sẽ khiến vị sứ thần đáng kính bối rối như bất cứ độc giả nào khác. Vậy phải làm gi? Tuyên bố rằng tính đồng nghị phải được tìm thấy trong những gì Giáo hội đã làm. Tính đồng nghị sẽ ổn vì đó là điều đang được thực hiện.

Đức Tổng Giám Mục Pierre nhấn mạnh “một số thí dụ trong đó tính đồng nghị đã được thực hiện ở đất nước này,” trong đó có “các cơ quan dịch vụ xã hội Công Giáo,” “Cuộc Gặp gỡ Toàn quốc lần Thứ Năm của Thừa tác vụ gốc Tây Ban Nha/La tinh,” “việc đào tạo gia đình, đồng hành thiêng liêng và kết nối xã hội cho những người bị gạt ra ngoài lề xã hội và bị hiểu lầm.”

Sau khi tuyên bố rằng cuộc sống bình thường hàng ngày của Giáo hội đã là “đồng nghị”, đó là một bước ngắn để Đức Tổng Giám Mục Pierre kết luận rằng “lời kêu gọi đồng nghị không nhất thiết phải khiến chúng ta cảm thấy xa lạ”.

Chắc chắn, nếu các linh mục và cha mẹ huấn luyện các cậu giúp lễ xông hương là tính đồng nghị, thì sẽ không có ai phải lo lắng cả. Khi tính đồng nghị đang sụp đổ và bùng cháy trong thế giới Anh giáo và Chính thống giáo, việc làm cho nó có vẻ như hoàn toàn là thông lệ có một sức hấp dẫn nào đó.

Đụng độ tại Bàn thờ ở Kerala

Đập phá và đốt cháy cũng đánh dấu tính đồng nghị trong Giáo Hội Công Giáo. Giáo Hội Syro-Malabar sẽ sớm trở thành Giáo Hội lớn nhất trong số các Giáo Hội Công Giáo Đông phương (hiện tại nó có quy mô thứ hai sau Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine). Nó được điều hành bởi một thượng hội đồng, và trong năm qua nó đã phải vật lộn với những tranh chấp về phụng vụ thậm chí gây ra bạo lực tại bàn thờ.

Người đứng đầu Giáo hội, Đức Hồng Y George Alencherry, đã cử hành Thánh Thể dưới sự bảo vệ của cảnh sát khỏi chính người dân của mình. Một vương cung thánh đường nổi tiếng đã bị đóng cửa hơn 200 ngày do tranh chấp và lo sợ bạo lực. Khác xa với việc đồng hành cùng nhau, các cấu trúc đồng nghị của Nhà thờ Syro-Malabar đã tỏ ra không đủ để thậm chí cho phép các tín hữu thờ phượng cùng nhau.

Tại cuộc họp thượng hội đồng của họ vào tuần trước, các giám mục Syro-Malabar đã kiến nghị Rôma bổ nhiệm một đại diện đặc biệt để cung cấp một con đường tiến lên phía trước. Về vấn đề này, một Giáo Hội Công Giáo đồng nghị thực tế đã từ bỏ tính đồng nghị và yêu cầu sự can thiệp của Rôma.

Con đường đồng nghị bị chặn bởi một bức tường ở Berlin

Không có nơi nào trên hành tinh này nhiệt tình như nước Đức đối với tính đồng nghị. Ra mắt “Con đường Đồng Nghị” của riêng họ vào năm 2019, các đại biểu tập hợp đã thông qua rất nhiều nghị quyết khác với giáo huấn và thực hành Công Giáo đến nỗi Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhận xét rằng nước Đức “không cần một Giáo Hội [Thệ phản] nào khác”.

Trong mọi trường hợp, người Đức có một ý tưởng rõ ràng về ý nghĩa của tính đồng nghị, và nó có nghĩa là chấp nhận cách trở thành Giáo hội do Tổng Giám mục Canterbury đại diện. Cách trở thành Giáo hội đó hóa ra bao gồm việc cùng nhau bước đi ít hơn rất nhiều, như người Anh giáo đã phát hiện ra, với 85% đã chọn không đi trên con đường này. Tuy nhiên, người Đức vẫn quyết tâm tiếp tục bước đi, ngay cả khi họ bước đi một mình.

Một vài giám mục Đức tỏ ra nghi ngờ nghiêm trọng về tất cả những điều này, và bốn trong số họ đã chặn nguồn tài trợ trong tương lai cho Con đường Đồng nghị tại một cuộc họp ở Berlin vào tuần này, vào cùng ngày khi instrumentum laboris được công bố. Ngay cả ở Đức, sự nhiệt tình đối với tính đồng nghị cũng có giới hạn của nó.

Tính đồng nghị ở Rôma diễn ra với những lời êm dịu và vô số tài liệu, được trang trí bằng hình vẽ của trẻ em và thiết kế đồ họa. Nhưng ngoài một Rôma sẵn sàng tập trung mạnh mẽ vào bên trong phần còn lại của tiến trình Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị đối với một Giáo hội đồng nghị, tính đồng nghị là một cuộc khủng hoảng sâu sắc — ở Kigali, Alexandria, Orlando, Kochi và Berlin. Có thể đáng để hỏi liệu cách thức đồng nghị của Giáo hội có thực sự là một cách tốt để cùng nhau bước đi hay không.