Cha giảng trong Phủ Giáo Hoàng giải thích Tin Mừng Chúa nhật XI Thường Niên 12/6
ROME (Zenit.org).- Trong bài giải thích của ngài về các bài đọc Chúa nhật hôm nay 12/6, Linh Mục Raniero Cantalamessa dòng Capuchine, người giảng trong Phủ Giáo Hoàng, đã nói về việc Chúa Kitô chọn các tông đồ của Người và xây dựng Giáo Hội trên nguyên lý phục vụ, chớ không dựa trên uy quyền.
* * *
Matthew 9:36-10:8
Người đã chọn nhóm12 và sai các ông đi
Trong bài Tin Mừng Chúa Nhật này Chúa Giêsu "kêu gọi" nhóm 12 theo Người và đặt các ông làm "Tông đồ." Do đó Người "sai" các ông đi làm điều Người đã làm: rao giảng nước trời, chăm sóc người đau yếu, giải thoát dân chúng khỏi sợ hãi và khỏi những quyền lực ma quỉ. Người nói với các ông: "Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không."
Ngày đó Chúa Giêsu đã quyết định khai mạc cấu trúc tương lai Giáo Hội Người. Giáo Hội phải có một phẩm trật, một chính quyền, nghĩa là, những người được Người "gọi" và "sai đi" " để tiếp nối công việc của Nguời. Do đó mà Giáo Hội được định nghĩa là "duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền," bởi vì được xây dựng trên các Tông đồ..
Nhưng tất cả những khái niệm về mùa gặt và thợ gặt, đàn chiên và người chăn chiên, các người cai quản và các kẻ bị cai quản, không được báo chí ca ngợi ngày nay. Chúng ta sống trong một bầu khí dân chủ và bình đẳng giữa những con người. Nếu có ai phải thi hành quyền bính họ phải làm vậy, chúng ta tưởng, nhân danh chúng ta, theo mức độ mà chính chúng ta, qua cuộc bầu cử, ủy quyền cho họ. Do đó mới có sự loại bỏ hay chê bai phẩm trật của Giáo Hội: Đức Giáo Hoàng, các giám mục, các linh mục.
Người ta luôn luôn gặp những người, nhất là các học sinh và sinh viên, sáng chế ra thứ Kitô giáo riêng cho mình. Thỉnh thoảng, họ có một cảm giác tôn giáo đáng kể, những tâm tình cao đẹp. Họ nói rằng, nếu họ muốn, họ trực tiếp tiếp xúc với Thiên Chúa; nhưng họ không muốn nghe nói về Giáo Hội, về các linh mục, về việc đi Thánh lễ và những sự khác. Khẩu hiệu của họ: "vâng đối với Chúa Kitô, nhưng không đối với Giáo Hội."
Chắc chắn Giáo Hội có thể và phải dân chủ hơn, tức là, hàng giáo dân phải có tiếng nói lớn hơn trong sự chọn lựa các mục tử và trong phương cách họ thi hành nghĩa vụ của mình. Nhưng Giáo Hội không thể hoàn toàn qui về một xã hội được cai trị cách dân chủ, với những quyết định từ dưới đưa lên. Giáo Hội không phải là một cái gì do những con người thiết lập theo sáng kiến riêng của mình, vì lợi ích cho mình. Nếu Giáo Hội chỉ có vậy thôi, sẽ không cần đến Giáo Hội chút nào nữa; nhà nước hay một xã hội từ thiện cũng là đủ!
Giáo Hội là thể chế của Chúa Kitô. Uy quyền Giáo Hội không đến từ sự đồng thuận của những con người; đó là một ân huệ từ cao. Vi vậy, dầu trong hình thức dân chủ nhất chúng ta có thể muốn cho Giáo Hội, Giáo Hội luôn luôn có quyền và sự phục vụ tông đồ. Điều này không có, hay sẽ không bao giờ có, tính cách bề trên và quyền lực, nhưng là sự phục vụ "tự do", sự thí mạng mình cho đàn chiên, như Chúa Giêsu đã nói khi nói về người mục tử tốt lành.
Trong đa phần các trường hợp, điều làm một số người xa lánh Giáo Hội thể chế là, những sự khuyết điểm, những tính chất không nhất quán và những lầm lỗi của các nhà lãnh đạo: những toà án trừ tà, những sự truy tố, việc lạm dụng quyền lực và tiền của, những gương xấu. Đáng buồn thay, tất cả những sự này là đúng sự thật, dầu thường bị cường điệu và bị nhìn bên ngoài bối cảnh lịch sử. Chúng ta các linh mục là những người đầu tiên phải ý thức về tình trạng khốn khổ và không nhất quán của chúng ta, và phải chịu đau khổ về điều đó.
Các thừa tác viên của Giáo Hội được "tuyển chọn giữa những con người" và chịu những cơn thử thách và mắc những yếu hèn của tất cả mọi người. Chúa Giêsu không có ý xây dựng một xã hội những người hoàn hão. Con Thiên Chúa--văn sĩ Bruce Marshall người Scottish nói--đã đến trong thế gian này và, như người thợ mộc giỏi được đào tạo trong trường học của Thánh Giuse, đã thu tập những tấm vàn méo mó và sù sì nhất và dùng đó mà đóng một chiếc tàu là Giáo Hội-- chiếc tàu này, bất chấp mọi sự, đã chống chọi với biển cả suốt 2.000 năm rồi!
Những linh mục "khoát áo yếu hèn" có một điều lợi. Họ được chuẩn bị hơn để thương cảm những người khác, để không bị kinh ngạc bởi bất cứ tội lỗi hay sự khốn khổ nào, nói chung là để nên, nhân hậu, có lẽ đó là một đức tính quí nhất của một linh mục. Cũng có lẽ chính vì điều này, Chúa Giêsu đã đặt Simon Pherô, người chối Chúa ba lần, làm đầu các tông đồ: ngài đã học tha thứ "bảy mươi lần bảy."
ROME (Zenit.org).- Trong bài giải thích của ngài về các bài đọc Chúa nhật hôm nay 12/6, Linh Mục Raniero Cantalamessa dòng Capuchine, người giảng trong Phủ Giáo Hoàng, đã nói về việc Chúa Kitô chọn các tông đồ của Người và xây dựng Giáo Hội trên nguyên lý phục vụ, chớ không dựa trên uy quyền.
* * *
Matthew 9:36-10:8
Người đã chọn nhóm12 và sai các ông đi
Trong bài Tin Mừng Chúa Nhật này Chúa Giêsu "kêu gọi" nhóm 12 theo Người và đặt các ông làm "Tông đồ." Do đó Người "sai" các ông đi làm điều Người đã làm: rao giảng nước trời, chăm sóc người đau yếu, giải thoát dân chúng khỏi sợ hãi và khỏi những quyền lực ma quỉ. Người nói với các ông: "Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không."
Ngày đó Chúa Giêsu đã quyết định khai mạc cấu trúc tương lai Giáo Hội Người. Giáo Hội phải có một phẩm trật, một chính quyền, nghĩa là, những người được Người "gọi" và "sai đi" " để tiếp nối công việc của Nguời. Do đó mà Giáo Hội được định nghĩa là "duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền," bởi vì được xây dựng trên các Tông đồ..
Nhưng tất cả những khái niệm về mùa gặt và thợ gặt, đàn chiên và người chăn chiên, các người cai quản và các kẻ bị cai quản, không được báo chí ca ngợi ngày nay. Chúng ta sống trong một bầu khí dân chủ và bình đẳng giữa những con người. Nếu có ai phải thi hành quyền bính họ phải làm vậy, chúng ta tưởng, nhân danh chúng ta, theo mức độ mà chính chúng ta, qua cuộc bầu cử, ủy quyền cho họ. Do đó mới có sự loại bỏ hay chê bai phẩm trật của Giáo Hội: Đức Giáo Hoàng, các giám mục, các linh mục.
Người ta luôn luôn gặp những người, nhất là các học sinh và sinh viên, sáng chế ra thứ Kitô giáo riêng cho mình. Thỉnh thoảng, họ có một cảm giác tôn giáo đáng kể, những tâm tình cao đẹp. Họ nói rằng, nếu họ muốn, họ trực tiếp tiếp xúc với Thiên Chúa; nhưng họ không muốn nghe nói về Giáo Hội, về các linh mục, về việc đi Thánh lễ và những sự khác. Khẩu hiệu của họ: "vâng đối với Chúa Kitô, nhưng không đối với Giáo Hội."
Chắc chắn Giáo Hội có thể và phải dân chủ hơn, tức là, hàng giáo dân phải có tiếng nói lớn hơn trong sự chọn lựa các mục tử và trong phương cách họ thi hành nghĩa vụ của mình. Nhưng Giáo Hội không thể hoàn toàn qui về một xã hội được cai trị cách dân chủ, với những quyết định từ dưới đưa lên. Giáo Hội không phải là một cái gì do những con người thiết lập theo sáng kiến riêng của mình, vì lợi ích cho mình. Nếu Giáo Hội chỉ có vậy thôi, sẽ không cần đến Giáo Hội chút nào nữa; nhà nước hay một xã hội từ thiện cũng là đủ!
Giáo Hội là thể chế của Chúa Kitô. Uy quyền Giáo Hội không đến từ sự đồng thuận của những con người; đó là một ân huệ từ cao. Vi vậy, dầu trong hình thức dân chủ nhất chúng ta có thể muốn cho Giáo Hội, Giáo Hội luôn luôn có quyền và sự phục vụ tông đồ. Điều này không có, hay sẽ không bao giờ có, tính cách bề trên và quyền lực, nhưng là sự phục vụ "tự do", sự thí mạng mình cho đàn chiên, như Chúa Giêsu đã nói khi nói về người mục tử tốt lành.
Trong đa phần các trường hợp, điều làm một số người xa lánh Giáo Hội thể chế là, những sự khuyết điểm, những tính chất không nhất quán và những lầm lỗi của các nhà lãnh đạo: những toà án trừ tà, những sự truy tố, việc lạm dụng quyền lực và tiền của, những gương xấu. Đáng buồn thay, tất cả những sự này là đúng sự thật, dầu thường bị cường điệu và bị nhìn bên ngoài bối cảnh lịch sử. Chúng ta các linh mục là những người đầu tiên phải ý thức về tình trạng khốn khổ và không nhất quán của chúng ta, và phải chịu đau khổ về điều đó.
Các thừa tác viên của Giáo Hội được "tuyển chọn giữa những con người" và chịu những cơn thử thách và mắc những yếu hèn của tất cả mọi người. Chúa Giêsu không có ý xây dựng một xã hội những người hoàn hão. Con Thiên Chúa--văn sĩ Bruce Marshall người Scottish nói--đã đến trong thế gian này và, như người thợ mộc giỏi được đào tạo trong trường học của Thánh Giuse, đã thu tập những tấm vàn méo mó và sù sì nhất và dùng đó mà đóng một chiếc tàu là Giáo Hội-- chiếc tàu này, bất chấp mọi sự, đã chống chọi với biển cả suốt 2.000 năm rồi!
Những linh mục "khoát áo yếu hèn" có một điều lợi. Họ được chuẩn bị hơn để thương cảm những người khác, để không bị kinh ngạc bởi bất cứ tội lỗi hay sự khốn khổ nào, nói chung là để nên, nhân hậu, có lẽ đó là một đức tính quí nhất của một linh mục. Cũng có lẽ chính vì điều này, Chúa Giêsu đã đặt Simon Pherô, người chối Chúa ba lần, làm đầu các tông đồ: ngài đã học tha thứ "bảy mươi lần bảy."