Ngày 15 tháng 8 là ngày Cầu nguyện cho việc Thống nhất hai miền nam bắc Triều Tiên

Ngày 15 tháng 8 năm 1947, bán đảo Triều Tiên được giải phóng sau 35 năm bị Nhật Bản đô hộ. Ngày này cũng đánh dấu sự phân chia Hàn Quốc thành hai quốc gia.

(Tin Vatican - Robin Gomes)

Liên Hội đồng các Giáo hội Thế giới (WCC) thân mời các Giáo hội thành viên và tất cả những người thiện chí hãy tham gia Ngày hàng năm Cầu nguyện cho Hòa bình Thống nhất Bán đảo Triều Tiên, năm nay ngày này rơi vào Chúa Nhật 15 tháng 8.

Buổi cầu nguyện được tổ chức vào đúng dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Giải phóng hai miền Bắc và Nam Triều Tiên. Vào ngày này năm 1945 Hàn Quốc giành được độc lập khỏi sự đô hộ của Nhật Bản… Nhưng trớ trêu thay, ngày 15 tháng 8 cũng là ngày bán đảo này bị chia cắt thành hai quốc gia.

Một quá khứ đau buồn

Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất là sự chiếm đóng của Nhật Bản trên Hàn Quốc (1910–1945), thì Hàn Quốc là một quốc gia duy nhất trong nhiều thế kỷ. Sau khi Nhật Bản đầu hàng vào cuối Thế chiến thứ hai, năm 1945, Hoa Kỳ và Liên Xô tạm thời chia đôi bán đảo Triều Tiên làm hai dọc theo vĩ tuyến 38. Triều Tiên do Liên Xô quản lý, còn Hàn Quốc do Mỹ quản lý. Những nỗ lực hướng tới thống nhất của hai chính quyền đã thất bại vào năm 1947 sau những bất đồng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô.

Trong khi đó, với căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng, miền Bắc xâm lược miền Nam vào năm 1950. Cuộc xung đột 1950-1953 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 4 triệu người và chia rẽ 10 triệu gia đình. Chiến tranh kết thúc vào ngày 27 tháng 7 năm 1953, với hiệp định đình chiến, không phải là một hiệp ước hòa bình. Do đó, hai nước láng giềng về mặt thực tế vẫn còn chiến tranh.

Do đó, Giáo hội Hàn Quốc đã biến ngày kỷ niệm ngày 15 tháng 8 hàng năm để cầu nguyện đặc biệt cho hòa bình và thống nhất hai miền Triều Tiên. Liên Hội đồng các Giáo hội Thế giới (WCC) đã mời các thành viên trên toàn thế giới theo các ngôn ngữ của họ, cầu nguyện và chia sẻ nỗ lực này với cộng đồng của họ.

Để chữa lành "vết thương của sự chia rẽ"

Được soạn thảo bởi Hội đồng Quốc gia các Giáo hội tại Hàn Quốc (NCCK) và Liên đoàn Kitô giáo Hàn Quốc (KCF), theo truyền thống, lời cầu nguyện được phát động vào Chủ nhật trước ngày 15 tháng 8 hàng năm.

Ủy ban kêu mời: “Chúng tôi yêu Bán đảo Triều Tiên, nơi chúng tôi chia sẻ tiếng cười và nước mắt,” hãy dâng lên Chúa lời cầu nguyện năm nay trước tiếng than khóc, "vùng đất này đang rên xiết vì vết thương chia rẽ."

Lời cầu nguyện thừa nhận rằng biên giới của các hệ tư tưởng khác nhau đã đẩy vùng đất này vào chiến tranh và bạo lực. Lời cầu nguyện nói lên: “Lòng căm thù sâu thẳm trong chúng ta, và những thế lực thúc đẩy chia rẽ đang cản bước chúng ta tiến tới hòa bình. "Chúng ta hãy cầu nguyện cho sự chia rẽ sẽ được chữa lành."

Hòa bình, công lý, cùng tồn tại

Lời cầu xin Chúa giúp gieo những hạt giống hòa bình và khát vọng cùng nhau chung sống. “Hãy giúp chúng ta vượt qua những xung đột về ý thức hệ bằng tình yêu của Chúa Kitô, hầu đánh bại các thế lực của ác thần làm ngăn cản con đường tiến tới hòa bình."

Lời cầu nguyện nói lên: “Mặc dù hàng rào thép gai của sự chia rẽ đã xé nát tâm lòng chúng ta, chúng ta hãy nhớ rằng tinh thần và trái tim của chúng ta được kết nối trong Chúa.” Hãy giúp chúng tôi cùng nhau bước đi trên cuộc hành trình của công lý và hòa bình khi chúng tôi cùng nhau tiến bước vì Nước Chúa.”

Giáo hội Hàn Quốc

Trong khi Giáo Hội Công Giáo đã phát triển ở Hàn Quốc sau cuộc chiến Triều Tiên, thì ở miền Bắc, sự hiện diện của Tôn giáo không có chỗ đứng. Tòa thánh không công nhận Hiệp hội Công Giáo Triều Tiên (KCA) do nhà nước điều hành mà Triều Tiên là thành viên hợp pháp của Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới trong quá khứ. Các giáo phận Công Giáo ở miền Bắc bị bỏ trống kể từ khi có các cuộc đàn áp Công Giáo vào cuối những năm 1940. Hiệp hội Công Giáo Triều Tiên (KCA) cho hay có 3.000 người Công Giáo trong nước, trong khi Liên Hợp Quốc ước tính có khoảng 800. Người Công Giáo Hàn Quốc gọi là "Giáo hội thầm lặng".

Đức Tổng Giám Mục Seoul, Hàn Quốc, cũng là Giám quản Tông Tòa của thủ đô Bình Nhưỡng của Bắc Triều Tiên, và Đức Giám Mục của Chuncheon, Hàn Quốc là Giám quản Tông Tòa Giáo phận Hamhung của Bắc Triều Tiên. Hội đồng Giám mục chung cho toàn bán đảo.

Theo Hội đồng Quốc gia các Giáo hội tại Hàn Quốc (NCCK) mới nhất, người Công Giáo ở đất nước này là 5.923.300, chiếm 11,2% dân số gần 53 triệu người Hàn Quốc.

Nỗ lực của Hội đồng Quốc gia các Giáo hội tại Hàn Quốc (NCCK)

Hòa giải hai miền Triều Tiên là động lực chính của Giáo Hội Công Giáo ở Hàn Quốc, bao gồm cả hai quốc gia. Với suy nghĩ này, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hàn Quốc (CBCK) đã thành lập Ủy ban Đặc biệt về Hòa giải Nhân dân Hàn Quốc vào năm 1997.

Về vấn đề này, Hội đồng Quốc gia các Giáo hội tại Hàn Quốc (NCCK) đã tổ chức một số sáng kiến trong những năm qua, chẳng hạn như tổ chức Thánh lễ, tuần cửu nhật, và Năm Thánh hòa giải dân tộc ở Chuncheon vào tháng 6 năm 2000. Giáo hội Hàn Quốc đã viện trợ đáng kể cho người dân Triều Tiên bị ảnh hưởng bởi nạn đói những năm 1990, và cố gắng nâng cao ý thức của các tín hữu về vấn đề thống nhất.

Ủy ban đặc biệt về hòa giải nhân dân Hàn Quốc tổ chức “Ngày cầu nguyện cho hòa giải và hiệp nhất của nhân dân Hàn Quốc” tại mỗi giáo phận vào ngày 25 tháng 6 hàng năm, trước đó có tuần cửu nhật. Các giám mục Hàn Quốc luôn ủng hộ sự hòa giải giữa hai chính phủ, đặc biệt trong những thời điểm căng thẳng nhất giữa Seoul và Bình Nhưỡng.

Đức Thánh Cha Phanxicô

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng là người ủng hộ hòa bình, hòa giải và thống nhất ở bán đảo Triều Tiên.

Trong bài giảng tại Nhà thờ Myeongdong ở Seoul ĐTC nói: “Chúa Giêsu tha thiết xin chúng ta hãy xác tín rằng tha thứ là cánh cửa dẫn đến hòa giải, đây là thông điệp mà ĐTC để lại cho Giáo hội Hàn quốc khi ĐTC kết thúc chuyến tông du của Ngài. Hãy tin vào quyền năng của thập giá Chúa Kitô! Hãy để cho ân sủng hòa giải ắp đầy trong trái tim các bạn và chia sẻ ân sủng đó với những người khác! Cha mời gọi chúng con hãy làm nhân chứng cho sứ điệp hòa giải của Chúa Kitô ngay trên quê hương, trong cộng đồng của chúng con và ở mọi cấp độ của đời sống quốc gia của anh chị em”.

Trước cuộc gặp lịch sử giữa cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore vào ngày 12 tháng 6 năm 2018, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện và chúc lành cho cuộc hội nghị thượng đỉnh này “có thể đóng góp vào việc phát triển con đường tích cực để đảm bảo một tương lai hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và trên toàn thế giới.”

Một lần nữa, khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau tại “khu phi quân sự” của Hàn Quốc vào ngày 30 tháng 6 năm 2019, Đức Thánh Cha đã cầu xin cho “một nghĩa cử quan trọng như vậy có thể tạo nên một bước tiến xa hơn trên con đường hòa bình, không chỉ trên bán đảo [Triều Tiên] mà còn cho toàn thế giới".