Nhà Tình Thương của các chị dòng Truyền Giáo Bác Ái ở Ấn Độ.
Dhaka (AsiaNews/Ucan) - Nhà Tình Thương ở Dhaka, Ấn Độ do các chị dòng Truyền Giáo Bác Ái của Mẹ Têrêsa điều hành đã cứu giúp hàng ngàn gia đình trong những lúc cơ cực, nghiệt ngã nhất.
Theo Mẹ Odette, Phụ Tá Bề Trên Cả của nhà dòng Truyền Giáo Bác Ái thì từ khi thành lập vào năm 1976 đến nay, Nhà Tình Thương hàng năm săn sóc cho khoảng 1000 bệnh nhân về thể xác cũng như về tâm thần. Bệnh nhân là những người túng thiếu nghèo khổ nhất. Mẹ Odette cho biết Nhà Tình Thương có 100 giường bệnh thế mà cũng có những người tàng tật ở đây cả 10 hay 15 năm.
Một thí dụ hoạt động điển hình của Nhà Tình Thương là ông Mohammad Nur Islam đã được sống sót. Ông kể câu chuyện về đời ông với hãng Tin Tức Á Châu:
“Tôi là một người Hồi Giáo, làm nghề thợ xây cất. Vào tháng 5 năm 2003, trong lúc đang cột các cây sắt để đổ bê tông cốt sắt thì người thợ khác trao cho tôi một cây sắt. Chẳng may cây sắt chạm phải giây điện cao thế nên tôi bị điện giật. Bạn đồng nghiệp đưa tôi vào nhà thương gần đó để chữa trị.
Công việc chữa trị chẳng ra làm sao, các vết cháy bỏng ở đầu, tay, chân, đùi không lành nên vợ tôi đưa tôi vào nhà thương tư. Nhưng tại đây nhà thương không chịu chữa vì tôi không có tiền. Do vậy, vợ tôi đưa tôi về nhà săn sóc. Nhà tôi là một cái chòi ở làng Kagojpukur.
Sống tại nhà trong 3 tháng tôi chẳng có thuốc men gì để chữa trị nên các vết thương bắt đầu nhiễm trùng, làm mủ, xông lên mùi hôi thối, ai cũng muốn tránh xa. Vợ tôi là Nahar biết cách làng tôi 10 cây số có một trung tâm của các Nữ Tu Truyền Giáo Bác Ái. Vợ tôi chở tôi đến đó để chữa trị nhưng trong 4 tháng vết thương vẫn không lành. Các chị dòng ở trung tâm này khuyên tôi nên đến Nhà Tình Thương.
Nhà Tình Thương ở mãi Dhakar, cách làng tôi gần 150km. Vợ chồng tôi không có tiền sống ở thành phố lớn nên đành ở lại quê và vợ tôi đã tính tới chuyện phải đi ăn mày để nuôi sống gia đình. Nhưng cũng may, hàng xóm sợ vợ tôi đi ăn xin, bị kẻ xấu lợi dụng nên đã quyên tiền giúp gia đình tôi sống tạm bợ.
Trong khi đó, vết thương của tôi cứ ngày càng nhiễm trùng thêm. buộc vợ tôi phải một lần nữa chạy đến trung tâm của các chị dòng Bác Ái ở Jhikorgacha xin giúp đỡ. Các chị dòng sắp xếp xe cộ, theo tôi đi lên Nhà Tình Thương ở Dhakar.
Tại đây các chị dòng đưa tôi đến Bệnh Viện của Trường Đại Học Y Khoa ở Dhakar. Tôi được chữa trị trong 4 tháng, được ghép da mới vào những nơi bị cháy bỏng. Tôi đã có thể đi đứng được một mình nhưng vẫn ở lại căn Nhà Tình Thương để được tiếp tục săn sóc và theo dõi bệnh tình.
Cả gia đình tôi ở trong Căn Nhà Tình Thương của các chị dòng Bác Ái Truyền Giáo được gần một năm. Vợ tôi được học lớp may vá và làm các công việc lặt vặt giúp đỡ các dì. Còn hai đứa con tôi được nuôi ăn. Gia đình tôi ở đây mà cứ y như ở nhà. Các chị dòng luôn luôn thay băng cho các vết thương của tôi.
Rồi một ngày, vợ tôi trở về thăm nhà thì thấy căn nhà nhỏ đã bị lũ lụt cuốn trôi đi hết. Các chị dòng biết vậy nên khi rời Căn Nhà Tình Thương trở về quê các chị dòng đã cho gia đình tôi một số tiền là 2000 taka để làm lại căn nhà mới. Các chị dòng đã tiễn gia đình tôi ra tận bến xe và giúp chăn mền, quần áo đê chúng tôi làm lại cuộc đời.
Lại chuyện không may, vào tháng Tư vừa qua vết thương của tôi lại bị nhiễm độc, tôi lại chạy đến các chị dòng ở căn nhà Tình Thương và lần này Me Bề Trên nhà dòng đã tặng chúng tôi một chiếc máy may để vợ tôi làm phụ thêm nuôi sống gia đình. Còn tôi vì bị thương nên giờ đây không còn làm được việc tay chân nặng nhọc nữa. Các chị dòng hy vọng với chiếc máy may vợ tôi có gầy được vốn cho tôi mở cơ sở làm giầu dép để nuôi sống gia đình”.
Ông Islam nói với cơ quan tin tức Á Châu rằng các chị dòng tại Căn Nhà Tình Thương đã săn sóc tôi chu đáo hơn là cha me tôi.
Ngoài căn nhà Tình Thương ở Dhakar, các chị dòng Bác Ái Truyền Giáo còn có một trung tâm ở Islampur goị là Trung Tâm Shishu Bhaban. Trung tâm này được thành lập năm 1972 là chỗ tạm trú cho những phụ nữ không chồng nhưng có thai. Mẹ Bề trên trung tâm này cho biết hàng năm trung tâm đón nhận chừng 10,000 người và trung tâm làm việc sát cánh với bệnh viện để các sản phụ sinh con được bình yên.
Dhaka (AsiaNews/Ucan) - Nhà Tình Thương ở Dhaka, Ấn Độ do các chị dòng Truyền Giáo Bác Ái của Mẹ Têrêsa điều hành đã cứu giúp hàng ngàn gia đình trong những lúc cơ cực, nghiệt ngã nhất.
Theo Mẹ Odette, Phụ Tá Bề Trên Cả của nhà dòng Truyền Giáo Bác Ái thì từ khi thành lập vào năm 1976 đến nay, Nhà Tình Thương hàng năm săn sóc cho khoảng 1000 bệnh nhân về thể xác cũng như về tâm thần. Bệnh nhân là những người túng thiếu nghèo khổ nhất. Mẹ Odette cho biết Nhà Tình Thương có 100 giường bệnh thế mà cũng có những người tàng tật ở đây cả 10 hay 15 năm.
Một thí dụ hoạt động điển hình của Nhà Tình Thương là ông Mohammad Nur Islam đã được sống sót. Ông kể câu chuyện về đời ông với hãng Tin Tức Á Châu:
“Tôi là một người Hồi Giáo, làm nghề thợ xây cất. Vào tháng 5 năm 2003, trong lúc đang cột các cây sắt để đổ bê tông cốt sắt thì người thợ khác trao cho tôi một cây sắt. Chẳng may cây sắt chạm phải giây điện cao thế nên tôi bị điện giật. Bạn đồng nghiệp đưa tôi vào nhà thương gần đó để chữa trị.
Công việc chữa trị chẳng ra làm sao, các vết cháy bỏng ở đầu, tay, chân, đùi không lành nên vợ tôi đưa tôi vào nhà thương tư. Nhưng tại đây nhà thương không chịu chữa vì tôi không có tiền. Do vậy, vợ tôi đưa tôi về nhà săn sóc. Nhà tôi là một cái chòi ở làng Kagojpukur.
Sống tại nhà trong 3 tháng tôi chẳng có thuốc men gì để chữa trị nên các vết thương bắt đầu nhiễm trùng, làm mủ, xông lên mùi hôi thối, ai cũng muốn tránh xa. Vợ tôi là Nahar biết cách làng tôi 10 cây số có một trung tâm của các Nữ Tu Truyền Giáo Bác Ái. Vợ tôi chở tôi đến đó để chữa trị nhưng trong 4 tháng vết thương vẫn không lành. Các chị dòng ở trung tâm này khuyên tôi nên đến Nhà Tình Thương.
Nhà Tình Thương ở mãi Dhakar, cách làng tôi gần 150km. Vợ chồng tôi không có tiền sống ở thành phố lớn nên đành ở lại quê và vợ tôi đã tính tới chuyện phải đi ăn mày để nuôi sống gia đình. Nhưng cũng may, hàng xóm sợ vợ tôi đi ăn xin, bị kẻ xấu lợi dụng nên đã quyên tiền giúp gia đình tôi sống tạm bợ.
Trong khi đó, vết thương của tôi cứ ngày càng nhiễm trùng thêm. buộc vợ tôi phải một lần nữa chạy đến trung tâm của các chị dòng Bác Ái ở Jhikorgacha xin giúp đỡ. Các chị dòng sắp xếp xe cộ, theo tôi đi lên Nhà Tình Thương ở Dhakar.
Tại đây các chị dòng đưa tôi đến Bệnh Viện của Trường Đại Học Y Khoa ở Dhakar. Tôi được chữa trị trong 4 tháng, được ghép da mới vào những nơi bị cháy bỏng. Tôi đã có thể đi đứng được một mình nhưng vẫn ở lại căn Nhà Tình Thương để được tiếp tục săn sóc và theo dõi bệnh tình.
Cả gia đình tôi ở trong Căn Nhà Tình Thương của các chị dòng Bác Ái Truyền Giáo được gần một năm. Vợ tôi được học lớp may vá và làm các công việc lặt vặt giúp đỡ các dì. Còn hai đứa con tôi được nuôi ăn. Gia đình tôi ở đây mà cứ y như ở nhà. Các chị dòng luôn luôn thay băng cho các vết thương của tôi.
Rồi một ngày, vợ tôi trở về thăm nhà thì thấy căn nhà nhỏ đã bị lũ lụt cuốn trôi đi hết. Các chị dòng biết vậy nên khi rời Căn Nhà Tình Thương trở về quê các chị dòng đã cho gia đình tôi một số tiền là 2000 taka để làm lại căn nhà mới. Các chị dòng đã tiễn gia đình tôi ra tận bến xe và giúp chăn mền, quần áo đê chúng tôi làm lại cuộc đời.
Lại chuyện không may, vào tháng Tư vừa qua vết thương của tôi lại bị nhiễm độc, tôi lại chạy đến các chị dòng ở căn nhà Tình Thương và lần này Me Bề Trên nhà dòng đã tặng chúng tôi một chiếc máy may để vợ tôi làm phụ thêm nuôi sống gia đình. Còn tôi vì bị thương nên giờ đây không còn làm được việc tay chân nặng nhọc nữa. Các chị dòng hy vọng với chiếc máy may vợ tôi có gầy được vốn cho tôi mở cơ sở làm giầu dép để nuôi sống gia đình”.
Ông Islam nói với cơ quan tin tức Á Châu rằng các chị dòng tại Căn Nhà Tình Thương đã săn sóc tôi chu đáo hơn là cha me tôi.
Ngoài căn nhà Tình Thương ở Dhakar, các chị dòng Bác Ái Truyền Giáo còn có một trung tâm ở Islampur goị là Trung Tâm Shishu Bhaban. Trung tâm này được thành lập năm 1972 là chỗ tạm trú cho những phụ nữ không chồng nhưng có thai. Mẹ Bề trên trung tâm này cho biết hàng năm trung tâm đón nhận chừng 10,000 người và trung tâm làm việc sát cánh với bệnh viện để các sản phụ sinh con được bình yên.