CHÚA NHẬT III MC (B)
Xuất hành 20: 1-17; T.vịnh 18; I Côrinto. 1: 22-25; Gioan 2: 13-25

Hôm nay bài phúc âm nói về việc Chúa Giêsu thanh tẩy Đền Thờ. Chúng ta không nên chỉ trích các tổ chức tôn giáo lúc đó, trong ánh sáng của kinh nghiệm của chúng ta. Thí dụ như tiền sảnh của nhà thờ giáo xứ thời thơ ấu của tôi, các người chào đón giáo dân có thể bán vé đậu xe chổ tốt cho một xe hơi mới. Họ có thể gây quỷ cho việc điều hành của giáo xứ. Đây là một điều rất lạ: Ngay chỗ bạn bước vào nhà thờ, khi bạn vào trong nhà thờ, trước khi bạn đi đến chỗ ngồi, các người lớn phải bỏ một xu trên cái bàn nhỏ để bên cạnh có người giám sát - để trả phí cho chỗ quỳ. Các thủ tục như thế không chỉ là điều đặc biệt cho giáo xứ của tôi. Mà ở khắp thế giới, tại các nhà thờ và đền thờ của tất cả các tôn giáo, ngoài ra còn có những người bán các đồ lưu niệm. Vì thế chúng ta không nên quá khắc khe chỉ trích những người buôn bán, hay đổi tiền ở Đền Thờ vào lúc Chúa Giêsu đến. Khi Ngài phẩn nộ và đuổi họ ra ngoài. Hình như không có tôn giáo nào có có thể cấm người dân bán hàng rong trong đền thờ để kiếm thêm thu nhập.

Tất cả những việc buôn bán nơi Đền Thờ là những việc gì? Tiền dùng trong việc buôn bán là đồng Denarius của người La mã và đồng Drachma của người Hy lạp. Tiền đó có hình hoàng đế hay hình thần ngoại giáo không thể dùng để nộp thuế cho Đền Thờ. Do đó, phải có những người đổi tiền, là sự cần thiết, để chuyển đổi tiền đúc phổ biến chi trả trong xã hội sang tiền xu Do Thái để có thể được chấp nhận như là của lễ được dâng cúng trong Đền thờ. Những người buôn bán súc vật cũng phải hoạt động ở đó. Vì những người từ xa đến cần mua súc vật để dâng lễ hiến tế trong Đền Thờ.

Trích phúc âm theo lời tường thuật của thánh Gioan có nhiều chuyện khác hơn là việc thanh tẩy Đền Thờ. Thánh Gioan, lúc bắt đầu phúc âm, đã đặt câu loan báo là Chúa Giêsu đang thực hiện việc dân Israel hy vọng Đấng Mêsia sẽ đến qua ngôn sứ Malakhi (3: 1-4) nói lúc đầu khi Thiên Chúa thực hiện việc cứu rỗi của Ngài. Một Đấng Mêsia sẽ đến để tẩy uế và thanh tẩy Đền Thờ. Ngôn sứ Dacaria cũng có những mong đợi như thế. "Ngày hôm đó sẽ không còn các người buôn bán trong nhà của Thiên Chúa (14:21). Sứ vụ của Chúa Giêsu vừa mới bắt đầu và thánh Gioan loan báo "ngày đó" đã đến, như các ngôn sứ đã tiên đoán và dân chúng mong đợi được thấy ngày đó. Việc thanh tẩy Đền Thờ loan báo sự xuất hiện thời đại Đấng Mêsia mới. Như đã được loan báo trước, Chúa Giêsu đã đến với Đền thờ của Ngài để thay đổi các nghi thức phụng vụ củ bằng chính bản thể Ngài và tổ chức một Đền Thờ mới và sống động trong Chúa Giêsu, là Đền Thờ của Thiên Chúa, mà chúng ta được mời vào liên kết mật thiết với Chúa Giêsu cùng với Chúa Cha ở trong Ngài.

Một số người cùng thời với Chúa Giêsu cũng có thể không thích quang cảnh bát nháo trong việc buôn bán họp chợ bên ngoài Đền Thờ. Nếu họ chấp nhận, họ có thể giải thích việc Chúa Giêsu đã làm là hành vi của một ngôn sứ. Hãy nhớ lời ngôn sứ Giêrêmia nói về một số người đến thờ phượng trong Đền Thờ "Phải chăng các ngươi coi nhà này, coi nơi danh Ta được kêu khấn là hang trộm cướp sao?” (Gr 7:11). Nói thay cho Thiên Chúa, ngôn sứ Giêrêmia chỉ trích những người thờ phượng bằng miệng lưỡi và cử chỉ, nhưng vẫn không ngừng áp bức người nghèo, còn giết người, trộm cắp và thờ phượng các thần ngoại. Nhưng điều Ta truyền cho chúng là: “Hãy lắng nghe tiếng Ta thì Ta sẽ là Thiên Chúa của các ngươi, và các ngươi sẽ là dân của Ta. Hãy bước theo đường hướng của Ta truyền dạy để các ngươi được hạnh phúc” (Gr 7:23) Giống như ngôn sứ Giêrêmia, bằng lời nói và việc làm, Chúa Giêsu đến để đổi mới phong cách thờ phượng và đem tất cả mọi dân tộc về với Thiên Chúa. Chính Chúa Giêsu là Đền Thờ của Thiên Chúa, chúng ta được mời gọi đến để liên kết mật thiết với Ngài nơi đó Chúa Giêsu là một với Chúa Cha.

Mọi người không cần phải lên Đền Thờ để dâng của lễ nữa, vì chính thân xác Chúa Giêsu là nơi chúng ta gặp được Thiên Chúa của chúng ta. Chúa Giêsu, là Đền Thờ mới, nhờ sự chết của Ngài trên cây thập giá, đã thanh tẩy loài người và giải thoát chúng ta ra khỏi ách tội lỗi. Ngài nói với những người chỉ trích rằng "Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi, nội trong ba ngày, tôi sẽ dựng lại". Một chủ đề được lập đi lập lại trong phúc âm thánh Gioan vì việc dân chúng không hiểu Chúa Giêsu. Họ không nhìn ra được ý nghĩa sâu xa về lời Chúa Giêsu nói. Việc Ngài nói đến "3 ngày" chỉ trước việc phục sinh của Ngài: Thân thể Chúa Giêsu là Đền Thờ mới, và nhờ sự tự hiền tế Ngài, chúng ta được mời gọi chấp nhận vào sự hiện diện của Thiên Chúa.

Đây là quang cảnh mà những người ở gần bàn thờ nhìn thấy trong lúc dâng của lễ trong thánh lễ. Những người đại diện cộng đoàn mang bánh và rượu dâng lên bàn thờ. Các linh mục và thừa tác viên nhận của lễ và đặt trên bàn thờ. Nhưng, đó không chỉ là bánh và rượu phải không? Chúng được tượng trưng cho món quà của chúng ta dâng cho Thiên Chúa, trong ý niệm bao gồm những thiếu sót và sai lầm của con người chúng ta. Sau khi của lễ được đặt trên bàn thờ, cùng với chủ tế, chúng ta cầu nguyện xin Thánh Linh Chúa biến đổi bánh và rượu trở nên mình và máu Chúa Kitô. Để trong đời sống của chúng ta sẽ luôn diển tả được lời nói và việc làm của Chúa Kitô và nhờ đó chúng ta cũng sẽ trở thành mình và máu Chúa Kitô để Ngài luôn hiện diện trong thế gian.

Trong câu chuyện Chúa Giêsu tẩy uế, Chúa Giêsu chắc không phù hợp với các bức tranh và các bức tượng mà tôi thấy trong nhà thờ giáo xứ của tôi. Hình như Chúa Giêsu làm việc tẩy uế một cách mạnh bạo hơn như diễn tả trong phúc âm hôm nay. Ngài lật đổ các bàn đổi tiền, xua đuổi dân buôn và các súc vật ra khỏi nơi đó. Đối với những người ở đó, lý do Ngài làm như thế không đủ biện minh cho những lộn xộn mà Ngài đã làm để phá rối cuộc sống của những người buôn bán "Hãy mang những thứ này ra khỏi đây. Đừng biến nhà của Cha tôi thành nơi buôn bán".

Chúa Giêsu đây là ai vậy, Ngài tạo ra sự khác biệt gì trong đời sống của chúng ta? Thánh Gioan đã trình bày Chúa Giêsu có một quyền năng do Thiên Chúa ban cho Ngài. Trước câu chuyện này xãy ra, Chúa Giêsu vừa làm phép lạ biến nước thành rượu ở tiệc cưới Cana, và bây giờ bằng những hành vi đầy quyền năng của Ngài trong Đền Thờ, Ngài loan báo sự hoàn tất việc thực hiện sự mong đợi của dân Israel về Đấng Mesia. Chúa Giêsu là Đền Thờ lý tưởng mà nơi Ngài; Thiên Chúa luôn hiện hữu cho tất cả mọi người.

Trong Mùa Chay chúng ta được mời gọi hãy ăn chay, cầu nguyện và bố thí cho người nghèo. Chúng ta không làm những việc này để Thiên Chúa được vui mừng, hay để Thiên Chúa luôn hiện hữu. Chúng ta đã nhận được những điều đó qua đời sống của Chúa Giêsu, sự chết và sự phục sinh của Ngài. Nơi Chúa Giêsu, Đền Thờ đã được thanh tẩy và sẵn sàng đón nhận chúng ta. Vậy thì tại sao lại có những việc được khuyến khích làm trong Mùa Chay? Thật ra đó không phải là những việc làm thuộc Mùa Chay. Đó là những việc làm phải thực hiện suốt trọn năm để giúp chúng ta mở lòng cho những ai: Không ăn chay, nhưng phải nhịn vì không có đồ ăn, không thể cầu nguyện vì bị truy đuổi trong nguy hiểm; không bố thí được vi họ không có tiền để cho. Mùa Chay là thời điểm để chúng ta suy ngẫm sâu sắc về những gì chúng ta nên làm suốt năm: Đón tiếp vào cộng đoàn chúng ta, và dự những buổi cầu nguyện,ăn chay và bố thí cho người nghèo, để nhắc chúng ta ý thức việc sống đạo.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

3rd SUNDAY OF LENT (B)
Exodus 20: 1-17; Psalm 19; I Cor. 1: 22-25; John 2: 13-25


For today’s gospel story, about Jesus cleansing the temple, we may have to moderate our criticism against the religious establishment of his day in the light of our own experiences. For example, in the vestibule of my boyhood parish church the ushers would sell chances on a new car, a fund raiser for parish expenses. Here is a really a strange one: as you entered the church, before you went up the aisle to your pew, adults had to put a dime on a coin table staffed by an usher – a pew fee. Customs like that weren’t unique just to my parish church. Throughout the world, at churches and shrines of all religions, there are people selling paraphernalia and souvenirs. So, we shouldn’t be too hard on those merchants and moneychangers at the Temple the day Jesus arrived, when he got indignant and threw them out. It seems no religion is exempt from people hawking their goods for profit.

What was all that merchandising activity in the Temple area about? The currency used in daily commercial dealings was the Roman denarius and the Greek drachma. But the coins bore pagan and imperial images and so were not allowed for paying the Temple tax. Hence, money changers were a necessary presence to convert the common coinage to coins that would be acceptable for Temple offerings. Animal merchants were also necessary because people coming from a long distance would want to buy animals to offer in Temple sacrifice.

There is more than Temple cleansing in John’s account. He places the episode at the beginning of his gospel to announce that Jesus is fulfilling Israel’s messianic hopes. The prophet Malachi (3:1-4) said that at the beginning of God’s saving work the Messiah would come to cleanse and purify the Temple. Zechariah had similar expectations, “On that day there shall no longer be any merchant in the house of the Lord of hosts” (14:21). Jesus’ mission is just beginning and John is announcing “that day” has arrived, as the prophets foretold and the people had yearned to see. The Temple cleansing announced the arrival of the new messianic age. As was foretold, the Lord had come to his temple to replace former rituals and systems of worship with himself, the new and living Temple. In Jesus, God’s holy temple, we are invited into the intimate relationship Jesus had with his Father.

Some of Jesus’ contemporaries might also have taken exception to the market atmosphere outside the Temple. If they did, they would have interpreted what Jesus did as a symbolic prophetic action. Recall the prophet Jeremiah’s words about some people’s Temple pieties, “Has this house which bears my name become in your eyes a den of thieves?” (Jeremiah 7:11) Speaking for God Jeremiah criticized those who worshiped in words and gestures, but did not cease oppressing the poor, committing murder, theft and worshiping pagan gods. “This rather is what I command them: Listen to my voice; then I shall be your God and you shall be my people. Walk in all the ways I command you, so that you may prosper” (7:23). Jesus, like the prophet Jeremiah, in words and actions, came to renew worship and bring all people to God. In Jesus, God’s holy temple, we are invited into the intimate relationship Jesus had with his Father.

People would not have to go to the Temple to offer sacrifice any longer, for Jesus’ body is where we meet our God. Jesus the new Temple, by his death on the cross, has cleansed humanity and freed us from sin’s domination. He tells his critics, “Destroy this temple and in three days I will raise it up.” A recurring theme in John is peoples misunderstanding of Jesus’ words, failing to see beyond the material level to the deeper meaning of what he said. Jesus’ reference to “three days” points ahead to his resurrection: His body is the new Temple, and because of Jesus’ sacrifice we are welcomed and accepted into God’s holy presence.

Here is a view those at the altar see at the offertory of Mass. From the back of the congregation representatives of the community bring offerings of bread and wine to the altar. The priests and ministers receive them and place them on the altar. But they are not just bread and wine, are they? They represent the gift of ourselves to God, in all our human limitations and misdirections. Once placed on the altar we pray, with the presider, that the Spirit will change the bread and wine into the body and blood of Christ – and that our lives, represented by the gifts, will also be transformed into Christ’s body and blood – so that through our words and actions Christ will be truly present to the world.

In the cleansing story Jesus certainly does not fit with the pious paintings and statues I grew up with in that parish church. He seems wildly out of control in today’s gospel. He turns tables over, scatters people and animals. For those who were there his reason for doing what he did would hardly justify the mess he made and the disruption in their lives. “Take these out of here and stop making my Father’s house a marketplace.”

Who is this Jesus and what difference does he make in our lives? John has presented Jesus having a power given him by God. Previous to today’s account he had just transformed water into wine and now By his authoritative actions in the Temple, he is announcing the fulfillment of Israel’s long wait for a Messiah. He is the ideal Temple and in him God is available to all people.

During Lent we are invited to fasting, prayer and almsgiving. We don’t perform these works to earn God’s pleasure, or admittance into God’s presence. We already have that through Jesus’ life, death and resurrection. In Jesus the Temple area is cleansed and ready to admit us. Then, why the recommended Lenten practices? Actually, they are not just for Lent, they are year-round disciplines that should open our hearts to those who: can’t fast, because they have no food; can’t pray because they are pursued, or in danger; can’t give alms because they have no money to give. Lent is a time for intensive reflection on what we should be doing all year round: welcoming into our community and attending to those that our prayer, fasting and almsgiving bring to our consciousness.