Sau hai năm bị Hồi giáo ISIS chiếm đóng, người Công Giáo vẫn trốn chạy khỏi thiên đường Iraq

CNA - Washington ngày 14/1 cho hay: Người Công Giáo tại Iraq từng là một nhóm thiểu số, nhưng rất năng động, phó thủ tướng là người Công Giáo Chaldean và có nhiều người Công Giáo giảng dậy trong các trường đại. Iraq được cai trị bởi một chế độ độc tài, nhưng chính phủ đã đạt được một chính sách hài hòa giữa các tôn giáo ở Iraq, đã tạo cơ hội cho những tín hữu sống một cuộc sống lành mạnh thịnh vượng và an hòa.

Mọi sự đã thay đổi vào năm 2003, khi quân đội Mỹ tiến đánh Baghdad.

Anh Joseph Hanna Joshua, 43 tuổi nhắc nhớ: “Cảm giác lúc đó tựa như chúng tôi được giải phóng, sau 40 năm sống dưới chế độ độc tài Saddam. “Vào thời điểm đó, chúng tôi nghĩ người Mỹ sẽ giúp biến đổi đất nước Iraq thành một đất nước công nghiệp”.

Anh nhớ lại dân chúng Iraq tung hô binh lính Hoa kỳ, tặng hoa cho họ, thay vì tỏ thái độ kết án “xâm lăng” và “xua đuổi họ cút khỏi đất nước!”

“Cho đến ngày nay, chúng tôi vẫn tự hỏi: Liệu người Mỹ giải phóng hay chiếm đóng đất nước chúng tôi?”

Các nhóm Ả Rập Sunni như al-Qaida, chống lại sự chiếm đóng của Hoa Kỳ và sự gia tăng người Shiite ở Iraq, đã dấy lên một cuộc nổi dậy nội chiến chống lại cả hai thế lực và đặt quyền cai trị vào tay các nhóm Hồi giáo và họ nhắm tiêu diệt các tín hữu Công Giáo.

Mục tiêu Công Giáo

Một giám đốc của Tổ chức Nhân quyền cho hay người Công Giáo Iraq “không gánh chịu những bất công hơn những người khác”. Nếu điều này là sự thật, thì chắc đó không phải là ý định của những tên cực đoan, những kẻ từ năm 2003 đến 2013, đã gửi ra những lời đe dọa người Công Giáo, dùng loa của các nhà thờ mà phát đi các thông điệp chống Công Giáo, bắt cóc các linh mục, đe dọa hãm hại nếu không rời khỏi Iraq. Chúng đã thực hiện nhiều vụ giết người quy mô như đánh bom 74 nhà thờ ngay cả trước khi ISIS chiếm được Mosul. Kể từ năm 2003, ít nhất 1.357 tín hữu đã bị giết trong các vụ việc được ghi nhận; và vô số người bị bắt cóc và bị đe dọa.

Việc ISIS chiếm đóng 12 thị trấn có người theo đạo Công Giáo từ năm 2014 đến năm 2017 là đỉnh điểm của cuộc nổi dậy này. Vào năm 2019, tôi đã sống ba tháng ở Qaraqosh, một thị trấn có nhiều người Công Giáo Syria, ở gần thành phố Mosul. Chính quyền ISIS không phải là nhóm Hồi giáo đầu tiên bức hại các nhóm tôn giáo thiểu số - nhưng là nhóm đầu tiên xây dựng một nhà nước hiện hành trong khu vực - và chính tổ chức này đã làm dấy lên hàng loạt các cuộc di tản của những người theo đạo Thiên Chúa. Mặc dù chúng tuyên truyền là cổ súy các quy định và chính sách, chứ không phải là thanh lý những người theo đạo Công Giáo và coi họ là những kẻ thù của chế độ! Những lời hứa của ISIS là hòa hợp tôn giáo, khôi phục trật tự công cộng và truy tố những tội phạm một cách công bình.

Nhưng đằng sau những cải tổ quy luật được bộc lộ rõ ràng ngay sau khi ISIS thành lập nhà nước: Vào ngày 15 tháng 6 năm 2014, lần đầu tiên sau 1.600 năm, không có thánh lễ nào được cử hành ở Mosul, nơi mà trước đây là trung tâm của Công Giáo tại Iraq. Chỉ sau một tháng, hầu hết những người Công Giáo phải tháo chạy qua các khu vực của người Kurd tự trị ở phía bắc. Một số trong số 7% không kịp trốn thoát bị buộc phải cải đạo, trong khi những người khác, bao gồm khoảng 250 phụ nữ Công Giáo từ Qaraqosh, bị bắt làm tù binh và bị áp bức làm nô lệ tình dục. ISIS đã ban hành một bảng giá bán người Công Giáo và người nô lệ Zazidi, một ví dụ điển hình là giá bán một bé gái 8 tuổi là 170 đô la.

Cùng năm 2014, tình trạng di cư hợp pháp và bất hợp pháp của những người theo đạo Thiên Chúa, đã diễn ra trong nhiều năm, tăng lên mức cao điểm – và không suy giảm… Năm ngoái, có 14.480 người Công Giáo Iraq nộp đơn xin di dân nhân đạo đến Úc, một trong những nơi di dân phổ biến nhất! Trong số 102.000 tín đồ Công Giáo đã di tản khỏi cánh đồng Nineveh, chỉ có 35% đã quay trở về lại chốn cũ. Vào năm 2019, nhiều người Công Giáo trong khu vực đã quyết định vĩnh viễn rời xa Iraq, thay vì hồi hương trở về lại quê hương của họ. Chỉ riêng tại thành phố Qaraqosh, đã có 3.000 người Công Giáo Syria đã di tản trong vòng 3 tháng, giảm 12% dân số theo đạo Thiên Chúa trong thành phố đó.

Ở Qaraqosh, một câu hỏi phổ biến nhất mà du khách thường nghe là: "Bạn đến từ đâu và làm cách nào để tôi có thể đến đó?" Một số sẵn sàng trả tiền mặt để có thể mua được visa.

Sự trở về dũng cảm

Một số nhỏ đã trở lại, chẳng hạn như trường hợp của anh Joseph Hanna Joshua, một ký giả, một giáo viên, người đã hai lần bị đổi chỗ ở ở Iraq trước khi xin tị nạn ở Pháp vào năm 2016.

“Vợ tôi và tôi có hai lựa chọn: chọn sống ở Pháp, thì phải hy sinh những năm học hỏi ngôn ngữ và tìm kiếm việc làm, hoặc trở lại Qaraqosh, nơi tôi có thể tiếp tục công việc và nuôi dạy con cái.”

Anh Joshua đã chọn lựa chọn thứ hai và anh trở về Iraq vào năm 2018; hiện anh ấy dạy học và điều phối tổ chức các buổi hòa nhạc. “Các điều kiện không lý tưởng, nhưng điều kiện của người Công Giáo ở Trung Đông thì phải chấp nhận thế! Tôi hằng cầu xin hằng ngày cho chúng tôi được an bình, không buộc phải trốn chạy Qaraqosh một lần nữa!”

Tuy nhiên, hầu hết những người đã đào thoát sẽ không bao giờ quay trở về, và sự di tản này đã làm thay đổi cục diện hiện nay.

Ở Qaraqosh, có tới 92% người theo đạo Công Giáo nói tiếng Aram. Hầu như mọi người già trẻ đi tham dự Thánh lễ, và điện thoại di động của họ thường có hình Đức Mẹ Maria. Phong tục này hiện hành ở một số vùng ở đất nước Iraq, nhưng nó nhanh chóng biến mất, khi giới trẻ tiếp xúc với thế giới phương Tây.

Đức Tổng Giám Mục Petros Mouche ở Mosul, người lãnh đạo giáo phận lớn nhất Iraq và là giám mục duy nhất sống lâu đời với chế độ ISIS, ở Qaraqosh, kêu gọi “khích lệ các tín hữu hãy mau quay về đất nước…”

“Đối với những người muốn rời khỏi đất nước, là quyết định của họ,” Đức Tổng Giám Mục Mouche nói với tờ Register: “Về phần tôi, tôi quyết định ở lại và tôi mong muốn các tín hữu trở về, để làm chứng tá cho Chúa và trung thành với di sản của tổ tiên.”

Giáo phận của Đức Tổng Giám Mục chỉ còn một nhà thờ duy nhất trong số 45 nhà thờ bị phá hủy ở Mosul, đã được khôi phục lại để xử dụng. Nhà thờ phục vụ cho 30 hoặc 40 tín hữu còn lại ở thành phố, cũng như những người đến Mosul để làm việc hoặc theo học.

“Những người theo đạo Thiên Chúa vẫn ngần ngại quay trở về Mosul, vì tình hình bất ổn và tương lai còn bấp bênh ở Iraq, nhưng nếu có linh mục sống và làm mục vụ ở Mosul, bắt đầu cử hành thánh lễ, thì người dân có thêm can đảm để trở về.” Đức Tổng Giám Mục Mouche nói thế.

Nhưng không phải ai ở Iraq cũng nhìn nhận như Đức Tổng Giám Mục Mouche. Chẳng hạn Andrew Yako, 22 tuổi, cư dân Qaraqosh, dự định cùng gia đình di dân sang Detroit Hoa kỳ nói: “Chính phủ không bảo đảm sự an toàn cho những cư dân trong các thành phố... Chúng tôi tin theo Chúa Giêsu, Đấng Cứu Rỗi chúng tôi và chúng tôi không thể chống lại ISIS được, điều này khiến chúng tôi dễ dàng trở thành mục tiêu cho chế độ nhắm đến!”

Dưới chế độ ISIS

Mặc dù Quân đội Iraq được củng cố tốt hơn so với năm 2014, nhưng lực lượng dân quân Công Giáo quá nhỏ bé ở Qaraqosh sẽ không thể đối đầu với ISIS, lực lượng này vẫn hoạt động, thỉnh thoảng ném bom các doanh trại, ám sát các thủ lĩnh các bộ tộc và đốt phá mùa màng của nông dân. Chỉ riêng trong tháng 10 năm 2019, 26 thường dân bị giết hại bởi các tay súng... Với mối quan hệ Mỹ-Iraq đang rạn nứt, một số hoạt động chống ISIS đã bị trì hoãn, tạo thêm cơ hội cho họ hoạt động trở lại.

Địa lý rất quan trọng, Qaraqosh có thể là một pháo đài Công Giáo, nhưng nó chỉ cách Mosul 20 phút lái xe, nơi mà Abu Bakr Al-Baghdadi tuyên bố là vùng tự trị vào năm 2014, và là nơi thủ lĩnh mới của ISIS là Abu Ibrahim Al-Hashimi cầm quyền, ông xuất thân từ Đại học Mosul và học luật Sharia.

Mặc dù Qaraqosh không có bất kỳ một sự cố lớn nào kể từ năm 2017, nhưng điều này phải trả một giá đắt đỏ. Người không có hộ khẩu không thể mua bán tài sản. Chẳng hạn bác tài xế taxi của tôi, một người Arab phái Sunni hành nghề ở Mosul, đã phải đến Qaraqosh nhậu với bạn bè để nộp tiền và làm lại giấy tờ tùy thân. Điều lệ ấy gây tổn hại cho nền kinh tế, khiến tỷ lệ thất nghiệp trầm trọng hơn và là động lực cho người ta di rời đi chỗ khác. Anh Yako nói: “Ở đây không có việc làm và không có tiền thì làm sao sống!”

Tuy thế, vấn đề an ninh và công việc thường được giải quyết dễ hơn vấn đề tin tưởng. Làm sao tin tưởng tưởng được, hôm nay người bạn đạo Hồi rất tốt với bạn, nhưng ngày khác, họ phải theo tôn chỉ của thủ lãnh họ mà sát thủ bạn!

Tình hình đổi thay

Ở Qaraqosh đã từng có 55.000 cư dân vào năm 2014, mà ngày nay chỉ còn 21.000 người; theo anh Yako ước tính thì trong 20 năm nữa, thành phố này chỉ còn khoảng 3.000 cư dân. Anh tâm sự “Tôi thật sự cô đơn, sống bấp bênh và đầy âu lo - điều duy nhất cho tôi an bình là sống phó thác vào Chúa Giêsu và chờ Chúa đến giải thoát tôi”.

Nhiều người khác thì bi quan yếm thế hơn thế nữa!


Source:National Catholic Register