GIÁM MỤC TRUYỀN GIÁO PHÊRÔ MARIA PHẠM NGỌC CHI (1909-1988)(bài 1)
Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi lấy khẩu hiệu ‘‘Vâng lời Thày, con thả lưới’’ (In verbo tuo, laxabo rete). (Lc 5, 5). Đây là lời ‘‘vừa xin vâng lệnh vừa xin sự nâng đỡ’’ của Thánh Phêrô, quan thày Đức Cha, thưa với Chúa Giêsu khi không bắt được cá lúc thả lưới trên hồ Gennesaret. Vâng lệnh của Đức Cha rất hiệu nghiệm và đem lại kết quả đúng như sở nguyện, với những thuyền đầy khẳm cá. Suốt một đời dài 79 năm, Đức Cha đã chứng tỏ là một nhà truyền giáo nổi bật nhất, xứng đáng và đúng nghĩa với nhiệm vụ đổi mới trao phó ‘‘bắt cá người’’. Ngài đã ‘‘thả lưới’’ khi còn ở quê hương Phát Diệm, làm giám mục Bùi Chu, di cư vào Sàigòn, chủ chăn Qui Nhơn và nhận lãnh trách nhiệm coi sóc địa phận mới Đà Nẵng. Từ bắc vào nam rồi ra tận miền trung. Cẩm nang duy nhất mang theo trên đường truyền giáo là ‘‘Phúc Âm Dẫn Giải’’ (xb. Thánh Gia, 1952). Tấm gương hy sinh truyền giáo mà ĐC luôn ngưỡng mộ và noi theo là ‘‘Cha Đa Miêng, Tông Đồ Người Người Hủi’’ (xb. Ra Khơi, 1957).
Chúa cho thông minh, khôn ngoan, ăn nói hoạt bát, ngoại giao giỏi và biết dùng người. Ở đâu ngài vẫn tỏ ra người rành nghề, thạo việc, chuyên chăm và không thiếu xót. Nhưng cuối hành trình truyền giáo, ngư ông già vẫn chưa hài lòng với công việc và chưa cho là đủ, như thánh Phanxicô trước khi qua đời, nằm trên hòn đảo ngoài khơi hướng về Trung Hoa than thờ kêu lên : ‘‘Lạy Chúa, còn nữa’’ (Amplius Domine).
Quê hương Phát Diệm (1909-1950)
Đức Cha Phạm Ngọc Chi sinh ngày 14-5-1909, tại làng và giáo xứ Tôn Đạo, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, giáo phận Phát Diệm. Ngài thuộc dòng tộc ưu đãi có nhiều ơn gọi thiên triệu. Ngoài ngài là giám mục. Dòng tộc này còn cống hiến cho Giáo Hội VN nhiều linh mục, tu sỹ và thày giảng. Thân phụ là cụ Phêrô Phạm Xuân Quế. Một tông đồ giáo dân, từng làm phó trương, trưởng hội thánh Giuse và Hội Nghĩa Binh Thánh Thể. Cụ cố có công phát triển nghề đan ren (dentelles) toàn huyện, tạo công ăn việc làm cho nhiều gia đình. Cụ Bà Anna, thuộc Dòng Ba Phan Sinh. Di cư vào nam sinh sống tại Xứ An Lạc, Chí Hòa, Sàigòn, thọ đến 90 tuổi.
Tháng 8-1920, 11 tuổi, cậu Chi được cố Kim cho nhập học trường Thử Ba Làng, Thanh Hóa, sau đó năm 1921, chuyển về học Tiểu Chủng Viện Phúc Nhạc, Phát Diệm. Những năm học ở Phúc Nhạc, chú Phêrô Chi luôn đứng đầu lớp về học lực và hạnh kiểm. Vì thế, sau khi mãn tiểu chủng viện, năm 1927, ĐC Alexandre Marcou Thành (1857-1939) đã tuyển chọn thày Chi du học trường Truyền Giáo Roma. Thày thụ phong linh mục ngày 23-12-1933, năm 24 tuổi, tại thánh đường Laterano, do Đức Hồng Y Marchetti Sdraggiani, Giám mục phó giáo phận Roma chủ phong. Năm này là năm Thánh đặc biệt kỷ niệm 1900 năm ơn Cứu Chuộc (33-1933). Cùng chịu chức có 37 người. Ngày Lễ Giáng Sinh, tân linh mục dâng lễ đầu tay trên mộ thánh Phêrô trong hầm Vương Cung Thánh Đường thánh Phêrô.
Chịu chức linh mục (năm 1933, kỷ niệm 1900 năm ơn Cứu Độ), thụ phong giám mục và kỷ niệm 50 năm linh mục (năm 1983, kỷ niệm 1950 năm ơn Cứu Độ) đều vào Năm Thánh. Nên ĐC quí mến những ngày kỷ niệm quí giá này.
Năm 1983, kỷ niệm kim khánh linh mục, trong bài giảng lễ tạ ơn, ĐC đã xin mọi người cảm tạ về những ơn lành Chúa đã ban cho ngài : « Từ nhỏ, tôi như tiên tri Jeremia. Tôi không biết gì. A A cũng không biết nói, Thế mà Chúa, trong ý Chúa đã chọn tôi làm linh mục của Ngài, dâng thánh lễ mỗi ngày. Cho đến hôm nay là lễ thứ 18. 598... Sau chức linh mục, Chúa còn lồng lên tôi chức linh mục của tôi chức giám mục, 33 năm. Ngài nhấn mạnh tinh thần con đường truyền giáo hằng đeo đuổi : Khẩu hiệu tôi chọn khi làm giám mục ‘‘Vâng lời Thày, con thả lưới’’. Chúng ta thấy rằng trong nước VN chúng ta số người theo đạo cũng khá đông, nhưng cũng như muối bỏ biển. Làm sao cho một khối người anh em chúng ta, những người có xác có linh hồn như chúng ta, được trở lại cùng Chúa. Đó là nhiệm vụ của chúng ta, nhất là nhiệm vụ của giám mục. Trong công đồng Vatican 2 đã nói rằng : ‘‘Giáo Hội theo bản tính là thừa sai nghĩa là truyền giáo.’’
Trong thời gian học đại học Apollinaire, ở Roma, Cha Chi đã đậu bằng tiến sỹ Triết, cử nhân Giáo Luật và Thần học. Năm 1935, qua Pháp học Luật tại Đại Học Công Giáo Paris và Sorbonne,
Năm 1936, do nhu cầu địa phận, ĐC Nguyễn Bá Tòng đã gọi Cha về nước. Cha dạy học cho Đại Chủng Viện Thượng Kiệm (1937) rồi làm phó giám đốc (1938), và trưởng ấn tòa án hôn phối của giáo phận, và thành viên Hội Đồng Địa Phận (1946). Cha cũng là cố vấn cho ĐC Từ về luật pháp và chính trị.
Tinh thần và hoạt động truyền giáo của ĐC Phạm Ngọc Chi được cụ thể qua từng giai đoạn:( giaoxuvnparis.org)
(Còn tiếp)
Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi lấy khẩu hiệu ‘‘Vâng lời Thày, con thả lưới’’ (In verbo tuo, laxabo rete). (Lc 5, 5). Đây là lời ‘‘vừa xin vâng lệnh vừa xin sự nâng đỡ’’ của Thánh Phêrô, quan thày Đức Cha, thưa với Chúa Giêsu khi không bắt được cá lúc thả lưới trên hồ Gennesaret. Vâng lệnh của Đức Cha rất hiệu nghiệm và đem lại kết quả đúng như sở nguyện, với những thuyền đầy khẳm cá. Suốt một đời dài 79 năm, Đức Cha đã chứng tỏ là một nhà truyền giáo nổi bật nhất, xứng đáng và đúng nghĩa với nhiệm vụ đổi mới trao phó ‘‘bắt cá người’’. Ngài đã ‘‘thả lưới’’ khi còn ở quê hương Phát Diệm, làm giám mục Bùi Chu, di cư vào Sàigòn, chủ chăn Qui Nhơn và nhận lãnh trách nhiệm coi sóc địa phận mới Đà Nẵng. Từ bắc vào nam rồi ra tận miền trung. Cẩm nang duy nhất mang theo trên đường truyền giáo là ‘‘Phúc Âm Dẫn Giải’’ (xb. Thánh Gia, 1952). Tấm gương hy sinh truyền giáo mà ĐC luôn ngưỡng mộ và noi theo là ‘‘Cha Đa Miêng, Tông Đồ Người Người Hủi’’ (xb. Ra Khơi, 1957).
Chúa cho thông minh, khôn ngoan, ăn nói hoạt bát, ngoại giao giỏi và biết dùng người. Ở đâu ngài vẫn tỏ ra người rành nghề, thạo việc, chuyên chăm và không thiếu xót. Nhưng cuối hành trình truyền giáo, ngư ông già vẫn chưa hài lòng với công việc và chưa cho là đủ, như thánh Phanxicô trước khi qua đời, nằm trên hòn đảo ngoài khơi hướng về Trung Hoa than thờ kêu lên : ‘‘Lạy Chúa, còn nữa’’ (Amplius Domine).
Quê hương Phát Diệm (1909-1950)
Đức Cha Phạm Ngọc Chi sinh ngày 14-5-1909, tại làng và giáo xứ Tôn Đạo, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, giáo phận Phát Diệm. Ngài thuộc dòng tộc ưu đãi có nhiều ơn gọi thiên triệu. Ngoài ngài là giám mục. Dòng tộc này còn cống hiến cho Giáo Hội VN nhiều linh mục, tu sỹ và thày giảng. Thân phụ là cụ Phêrô Phạm Xuân Quế. Một tông đồ giáo dân, từng làm phó trương, trưởng hội thánh Giuse và Hội Nghĩa Binh Thánh Thể. Cụ cố có công phát triển nghề đan ren (dentelles) toàn huyện, tạo công ăn việc làm cho nhiều gia đình. Cụ Bà Anna, thuộc Dòng Ba Phan Sinh. Di cư vào nam sinh sống tại Xứ An Lạc, Chí Hòa, Sàigòn, thọ đến 90 tuổi.
Tháng 8-1920, 11 tuổi, cậu Chi được cố Kim cho nhập học trường Thử Ba Làng, Thanh Hóa, sau đó năm 1921, chuyển về học Tiểu Chủng Viện Phúc Nhạc, Phát Diệm. Những năm học ở Phúc Nhạc, chú Phêrô Chi luôn đứng đầu lớp về học lực và hạnh kiểm. Vì thế, sau khi mãn tiểu chủng viện, năm 1927, ĐC Alexandre Marcou Thành (1857-1939) đã tuyển chọn thày Chi du học trường Truyền Giáo Roma. Thày thụ phong linh mục ngày 23-12-1933, năm 24 tuổi, tại thánh đường Laterano, do Đức Hồng Y Marchetti Sdraggiani, Giám mục phó giáo phận Roma chủ phong. Năm này là năm Thánh đặc biệt kỷ niệm 1900 năm ơn Cứu Chuộc (33-1933). Cùng chịu chức có 37 người. Ngày Lễ Giáng Sinh, tân linh mục dâng lễ đầu tay trên mộ thánh Phêrô trong hầm Vương Cung Thánh Đường thánh Phêrô.
Chịu chức linh mục (năm 1933, kỷ niệm 1900 năm ơn Cứu Độ), thụ phong giám mục và kỷ niệm 50 năm linh mục (năm 1983, kỷ niệm 1950 năm ơn Cứu Độ) đều vào Năm Thánh. Nên ĐC quí mến những ngày kỷ niệm quí giá này.
Năm 1983, kỷ niệm kim khánh linh mục, trong bài giảng lễ tạ ơn, ĐC đã xin mọi người cảm tạ về những ơn lành Chúa đã ban cho ngài : « Từ nhỏ, tôi như tiên tri Jeremia. Tôi không biết gì. A A cũng không biết nói, Thế mà Chúa, trong ý Chúa đã chọn tôi làm linh mục của Ngài, dâng thánh lễ mỗi ngày. Cho đến hôm nay là lễ thứ 18. 598... Sau chức linh mục, Chúa còn lồng lên tôi chức linh mục của tôi chức giám mục, 33 năm. Ngài nhấn mạnh tinh thần con đường truyền giáo hằng đeo đuổi : Khẩu hiệu tôi chọn khi làm giám mục ‘‘Vâng lời Thày, con thả lưới’’. Chúng ta thấy rằng trong nước VN chúng ta số người theo đạo cũng khá đông, nhưng cũng như muối bỏ biển. Làm sao cho một khối người anh em chúng ta, những người có xác có linh hồn như chúng ta, được trở lại cùng Chúa. Đó là nhiệm vụ của chúng ta, nhất là nhiệm vụ của giám mục. Trong công đồng Vatican 2 đã nói rằng : ‘‘Giáo Hội theo bản tính là thừa sai nghĩa là truyền giáo.’’
Trong thời gian học đại học Apollinaire, ở Roma, Cha Chi đã đậu bằng tiến sỹ Triết, cử nhân Giáo Luật và Thần học. Năm 1935, qua Pháp học Luật tại Đại Học Công Giáo Paris và Sorbonne,
Năm 1936, do nhu cầu địa phận, ĐC Nguyễn Bá Tòng đã gọi Cha về nước. Cha dạy học cho Đại Chủng Viện Thượng Kiệm (1937) rồi làm phó giám đốc (1938), và trưởng ấn tòa án hôn phối của giáo phận, và thành viên Hội Đồng Địa Phận (1946). Cha cũng là cố vấn cho ĐC Từ về luật pháp và chính trị.
Tinh thần và hoạt động truyền giáo của ĐC Phạm Ngọc Chi được cụ thể qua từng giai đoạn:( giaoxuvnparis.org)
(Còn tiếp)