PHẦN II: GIÁO SĨ ĐẮC LỘ VÀ LỊCH SỬ NƯỚC VIỆT NAM
I. Lực lượng thuyền chiến
Trước hết chúng tôi thấy bốn điều cần phải nói trước đã. Một là nước ta có rất nhiều sông ngòi. Có những con sông lớn ở Đàng Ngoài như sông Hồng và nhiều sông trung bình. Nếu đem sông Seine và sông Marne mà so sánh thì hai con sông của Pháp này chỉ là những con sông thuộc cỡ bé nhất của chúng ta mà thôi. Thứ hai là nước ta có một bờ biển dài, hãy tạm nói là từ 1500 tới 2000 kilomét. Thứ ba, mạng lưới cầu đường của ta vào thế kỉ 17 này còn rất lạc hậu, hầu như không có, nếu phải đi từ Đàng Ngoài vào Đàng Trong theo con đường cái quan. Trong khi đó ở Lamã từ những thế kỉ thứ nhất trước sau công nguyên, họ đã có một kĩ thuật lát đường quan lộ rất tinh xảo kể từ thủ đô Roma cho tới các nước thuộc địa Pháp và Anh. Thứ bốn chúng ta vẫn chưa biết chế biến xe cộ dùng vào việc chuyên chở tư cũng như công, trong khi ở Âu châu, nhất là từ thời người Roma cổ, người ta đã có những xe chuyên chở hai ngựa, bốn ngựa chạy trên những đường trường rộng lớn. Vào năm 1660, Marini, người nói thật nói thẳng đã phải lên tiếng: xứ này không có xe carrosse! như vậy trên đường bộ người ta đi cáng, đi kiệu, đi ngựa (thực ra cũng rất hiếm, ngựa để cưỡi làm cảnh, cho các ông nghè vinh qui, các quan đi kinh lí). Có nói đến xe thì hẳn chỉ như xe lợn, xe cút kít bánh gỗ, đi rất chậm hoặc voi kéo lững thững mà thôi. Cho nên đường thủy kể là đường duy nhất để di chuyển và chuyên chở. Cầu lớn không thể có thì có đò ngang, chèo một tay hay hai tay. Và cũng vì thế, lực lượng thuyền chiến của Trịnh Tráng cũng như của Nguyễn Phúc Nguyên vào thời kì này khá quan trọng.
Trước hết, cũng như Baldinotti, Borri, Đắc Lộ nhận thấy thuyền của ta, nhất là của nhà chúa, được sơn quét huy hoàng, sơn son thiếp vàng. So với thuyền ở Âu châu, thì thấy có khác. Phòng chỉ huy của ta đặt ngay đầu thuyền chứ không ở cuối như ở Âu châu. Người Việt Nam, chèo ngồi hay đứng, đẩy về đàng trước, chứ không kéo về phía sau. Còn khi chèo chung thì có tiếng sênh làm nhịp (ở Âu châu là tiếng còi). Người chèo các thuyền chiến đều là những binh lính tình nguyện hay chiêu mộ, chứ không phải là những người khổ sai bị phạt đi chèo thuyền. Đắc Lộ viết: "Thuyền thì dài và thấp như thuyền của ta và nhiều khi có tới 30, 35 hay 40 tay chèo. Tay chèo thì nhẹ hơn bởi gỗ nhẹ, cho nên chỉ một hay hai người đủ để cầm chèo".
Về số thuyền chiến, Đắc Lộ cho rằng chúa Đàng Trong có tới ít ra 200, còn chúa Đàng Ngoài vì đất đai rộng lớn hơn, nên có tới gấp ba, nghĩa là từ 500 tới 600. Về kích thước, vũ khí thì ở hai nơi đều trang bị như nhau. Cửa sông ra biển thì ít nhất cũng có tới 50. Đàng Trong, các thuyền chiến thường đậu ở ba cửa biển lớn là Đà Nẵng (Hội An), Qui Nhơn và Phú Yên, gần ranh giới Chàm. Đắc Lộ còn viết: "Người Hòa Lan nghiệm thấy rằng đoàn thuyền chiến ấy có thể thắng nổi đoàn tàu lớn của mình, tuy họ tự coi mình là chúa biển".
Khi Đắc Lộ viết trong Lịch Sử Đàng Ngoài về lực lượng thuyền chiến của Đàng Ngoài thì ở Âu châu người ta hoài nghi. Do đó trong Hành Trình và Truyền Giáo, ông minh chứng: "Tôi không hối, khi nói lên những gì tôi thấy. Tôi đã một lần đếm đủ 400 trong đạo binh của chúa Đàng Ngoài, tất cả đầy đủ trang bị, có thể không rộng dài hơn thuyền chiếy không lâu đây, kôi trở về, ở cửa b về,nữ giáo dân cũ, nên nhà thờ của iển thành Gênova và thành Marseille".
Khi Đắc Lộ tới Đàng Ngoài thì đã gặp đoàn thuyền Trịnh Tráng đưa đi đánh Nguyễn Phúc Nguyên. Đó là năm 1627. Đắc Lộ cho biết: ông đã thấy 100 chiếc đi đầu hay tiền quân, ở giữa đoàn này là thuyền của chúa, còn theo sau hay hậu quân gồm có hậu cần và thuyền chở các cung phi mĩ nữ cùng tải thóc gạo, lương khô cho binh sĩ, tất cả có chừng 500.
Về thao diễn và biểu diễn, Đắc Lộ cũng được dự và rất phục tài ba của thủy quân khéo lượn vòng, đều đặn, ngay hàng thẳng lối, mấy chục tay chèo như một. Dẫu sao những loại thuyền chiến này thường là những thuyền đi trên sông lớn sông nhỏ và có thể đi biển với một vài điều kiện, chứ không phải những thuyền buôn vĩ đại như những chiếc C. Colomb, Magellan hay Vasco de Gama dùng để đi vòng quanh thế giới. Khi Đắc Lộ nói đã thấy những thuyền Âu châu đậu trong bến Gênova hay bến Marseille thì phải chăng đó mới chỉ là những thuyền nhỏ. Chứ thực ra vào thời này những hạm đội thủy chiến của những cộng hòa nhỏ như Gênova, Vênêzia, đã gồm có những thuyền tàu có thể vượt trùng dương rồi, hoặc ít nữa đi trên Địa Trung Hải mênh mông. Thực ra, trong một chương Lịch Sử Đàng Ngoài, Đắc Lộ đã phê phán rất xác đáng về các thuyền chiến của chúng ta, khi ông nói về ngành hàng hải của chúng ta như sau:
"Người Đàng Ngoài không đi buôn bán ở các nước ngoài vì ba lí do chính này. Thứ nhất, họ không biết nghệ thuật địa bàn và nghề hàng hải, không bao giờ xa biển hay dãy núi của họ. Thứ hai, thuyền của họ không đủ sức chống chọi sóng lớn biển cả và những cơn bão lớn thường nổi lên trong cuộc hành trình lâu dài; ván và gỗ không được ghì chặt và đóng đinh đóng chốt, nhưng chỉ được cột lại, nên mỗi năm mỗi phải làm lại. Và thứ ba, chúa không cho phép họ ra nước ngoài, nơi ngành thương mại bắt thương gia phải qua lại, vì sợ mất thhếqtaâl ià cìng âm thtiun phcho chúa".
Vì thế thuyền chiến chỉ đi trên sông và chạy ven biển, chứ không ra ngoài khơi xa hoặc vượt trùng dương. Đắc Lộ đã di chuyển nhiều lần trên các sông ngòi này, sông Hồng, sông Đáy. Ông đã lấy thuyền đi đi về về từ Thuận Hóa vào Đà Nẵng (Hội An), tránh đèo Hải Vân hiểm trở, ông đã lấy thuyền đi từ Hội An đến Qui Nhơn, từ Qui Nhơn tới Phú Yên. Tất cả đều là những lộ trình các đoàn thuyền chiến xử dụng, nhưng tuyệt nhiên không thấy nói tới lộ trình đi Macao, Nhật hay Phi Luật Tân. Tuy nhiên, thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã có những chiến thuyền chở sứ thần đi Campuchia.
I. Lực lượng thuyền chiến
Trước hết chúng tôi thấy bốn điều cần phải nói trước đã. Một là nước ta có rất nhiều sông ngòi. Có những con sông lớn ở Đàng Ngoài như sông Hồng và nhiều sông trung bình. Nếu đem sông Seine và sông Marne mà so sánh thì hai con sông của Pháp này chỉ là những con sông thuộc cỡ bé nhất của chúng ta mà thôi. Thứ hai là nước ta có một bờ biển dài, hãy tạm nói là từ 1500 tới 2000 kilomét. Thứ ba, mạng lưới cầu đường của ta vào thế kỉ 17 này còn rất lạc hậu, hầu như không có, nếu phải đi từ Đàng Ngoài vào Đàng Trong theo con đường cái quan. Trong khi đó ở Lamã từ những thế kỉ thứ nhất trước sau công nguyên, họ đã có một kĩ thuật lát đường quan lộ rất tinh xảo kể từ thủ đô Roma cho tới các nước thuộc địa Pháp và Anh. Thứ bốn chúng ta vẫn chưa biết chế biến xe cộ dùng vào việc chuyên chở tư cũng như công, trong khi ở Âu châu, nhất là từ thời người Roma cổ, người ta đã có những xe chuyên chở hai ngựa, bốn ngựa chạy trên những đường trường rộng lớn. Vào năm 1660, Marini, người nói thật nói thẳng đã phải lên tiếng: xứ này không có xe carrosse! như vậy trên đường bộ người ta đi cáng, đi kiệu, đi ngựa (thực ra cũng rất hiếm, ngựa để cưỡi làm cảnh, cho các ông nghè vinh qui, các quan đi kinh lí). Có nói đến xe thì hẳn chỉ như xe lợn, xe cút kít bánh gỗ, đi rất chậm hoặc voi kéo lững thững mà thôi. Cho nên đường thủy kể là đường duy nhất để di chuyển và chuyên chở. Cầu lớn không thể có thì có đò ngang, chèo một tay hay hai tay. Và cũng vì thế, lực lượng thuyền chiến của Trịnh Tráng cũng như của Nguyễn Phúc Nguyên vào thời kì này khá quan trọng.
Trước hết, cũng như Baldinotti, Borri, Đắc Lộ nhận thấy thuyền của ta, nhất là của nhà chúa, được sơn quét huy hoàng, sơn son thiếp vàng. So với thuyền ở Âu châu, thì thấy có khác. Phòng chỉ huy của ta đặt ngay đầu thuyền chứ không ở cuối như ở Âu châu. Người Việt Nam, chèo ngồi hay đứng, đẩy về đàng trước, chứ không kéo về phía sau. Còn khi chèo chung thì có tiếng sênh làm nhịp (ở Âu châu là tiếng còi). Người chèo các thuyền chiến đều là những binh lính tình nguyện hay chiêu mộ, chứ không phải là những người khổ sai bị phạt đi chèo thuyền. Đắc Lộ viết: "Thuyền thì dài và thấp như thuyền của ta và nhiều khi có tới 30, 35 hay 40 tay chèo. Tay chèo thì nhẹ hơn bởi gỗ nhẹ, cho nên chỉ một hay hai người đủ để cầm chèo".
Về số thuyền chiến, Đắc Lộ cho rằng chúa Đàng Trong có tới ít ra 200, còn chúa Đàng Ngoài vì đất đai rộng lớn hơn, nên có tới gấp ba, nghĩa là từ 500 tới 600. Về kích thước, vũ khí thì ở hai nơi đều trang bị như nhau. Cửa sông ra biển thì ít nhất cũng có tới 50. Đàng Trong, các thuyền chiến thường đậu ở ba cửa biển lớn là Đà Nẵng (Hội An), Qui Nhơn và Phú Yên, gần ranh giới Chàm. Đắc Lộ còn viết: "Người Hòa Lan nghiệm thấy rằng đoàn thuyền chiến ấy có thể thắng nổi đoàn tàu lớn của mình, tuy họ tự coi mình là chúa biển".
Khi Đắc Lộ viết trong Lịch Sử Đàng Ngoài về lực lượng thuyền chiến của Đàng Ngoài thì ở Âu châu người ta hoài nghi. Do đó trong Hành Trình và Truyền Giáo, ông minh chứng: "Tôi không hối, khi nói lên những gì tôi thấy. Tôi đã một lần đếm đủ 400 trong đạo binh của chúa Đàng Ngoài, tất cả đầy đủ trang bị, có thể không rộng dài hơn thuyền chiếy không lâu đây, kôi trở về, ở cửa b về,nữ giáo dân cũ, nên nhà thờ của iển thành Gênova và thành Marseille".
Khi Đắc Lộ tới Đàng Ngoài thì đã gặp đoàn thuyền Trịnh Tráng đưa đi đánh Nguyễn Phúc Nguyên. Đó là năm 1627. Đắc Lộ cho biết: ông đã thấy 100 chiếc đi đầu hay tiền quân, ở giữa đoàn này là thuyền của chúa, còn theo sau hay hậu quân gồm có hậu cần và thuyền chở các cung phi mĩ nữ cùng tải thóc gạo, lương khô cho binh sĩ, tất cả có chừng 500.
Về thao diễn và biểu diễn, Đắc Lộ cũng được dự và rất phục tài ba của thủy quân khéo lượn vòng, đều đặn, ngay hàng thẳng lối, mấy chục tay chèo như một. Dẫu sao những loại thuyền chiến này thường là những thuyền đi trên sông lớn sông nhỏ và có thể đi biển với một vài điều kiện, chứ không phải những thuyền buôn vĩ đại như những chiếc C. Colomb, Magellan hay Vasco de Gama dùng để đi vòng quanh thế giới. Khi Đắc Lộ nói đã thấy những thuyền Âu châu đậu trong bến Gênova hay bến Marseille thì phải chăng đó mới chỉ là những thuyền nhỏ. Chứ thực ra vào thời này những hạm đội thủy chiến của những cộng hòa nhỏ như Gênova, Vênêzia, đã gồm có những thuyền tàu có thể vượt trùng dương rồi, hoặc ít nữa đi trên Địa Trung Hải mênh mông. Thực ra, trong một chương Lịch Sử Đàng Ngoài, Đắc Lộ đã phê phán rất xác đáng về các thuyền chiến của chúng ta, khi ông nói về ngành hàng hải của chúng ta như sau:
"Người Đàng Ngoài không đi buôn bán ở các nước ngoài vì ba lí do chính này. Thứ nhất, họ không biết nghệ thuật địa bàn và nghề hàng hải, không bao giờ xa biển hay dãy núi của họ. Thứ hai, thuyền của họ không đủ sức chống chọi sóng lớn biển cả và những cơn bão lớn thường nổi lên trong cuộc hành trình lâu dài; ván và gỗ không được ghì chặt và đóng đinh đóng chốt, nhưng chỉ được cột lại, nên mỗi năm mỗi phải làm lại. Và thứ ba, chúa không cho phép họ ra nước ngoài, nơi ngành thương mại bắt thương gia phải qua lại, vì sợ mất thhếqtaâl ià cìng âm thtiun phcho chúa".
Vì thế thuyền chiến chỉ đi trên sông và chạy ven biển, chứ không ra ngoài khơi xa hoặc vượt trùng dương. Đắc Lộ đã di chuyển nhiều lần trên các sông ngòi này, sông Hồng, sông Đáy. Ông đã lấy thuyền đi đi về về từ Thuận Hóa vào Đà Nẵng (Hội An), tránh đèo Hải Vân hiểm trở, ông đã lấy thuyền đi từ Hội An đến Qui Nhơn, từ Qui Nhơn tới Phú Yên. Tất cả đều là những lộ trình các đoàn thuyền chiến xử dụng, nhưng tuyệt nhiên không thấy nói tới lộ trình đi Macao, Nhật hay Phi Luật Tân. Tuy nhiên, thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã có những chiến thuyền chở sứ thần đi Campuchia.