CHÚA NHẬT IV VỌNG –B-
2 Samuen 7: 1-5, 8b-12, 14a,16; Tvịnh 88; Roma 16: 25-27; Luca 1: 26-38

Mùa Vọng sắp kết thúc. Chúng ta gọi đó là mùa của sự mong đợi. Bạn có mệt mỏi vì phải chờ đợi không? Đây là một mùa chờ đợi kinh khủng trong cơn đại dịch covid đã giết đến 300,000 người. Chúng ta còn phải chờ đợi bao lâu nữa để được tiêm chủng? Còn những quốc gia nghèo trên thế giới thì sao? Dân chúng của họ có được tiêm chủng hay không? Bạn có mệt mỏi như tôi trong việc chờ đợi và lo lắng này không? Dân chúng vẫn còn đau ốm, đói khát, vô gia cư, và vô nghề nghiệp. Bao giờ những chuyện này sẽ bớt đi?

Đây là một điều khác kêu gọi chúng ta phải chờ đợi, nhưng với một lời hứa chắc là sẽ được thực hiện. Trong Mùa Vọng chúng ta chờ đợi Chủa Kitô đến. Chúng ta sẽ kỷ niệm ngày Ngài được sinh ra rong 5 ngày nữa, ngay cả trong lúc các việc chờ đợi khác vẫn còn phải tiếp diễn! Còn điều gì phải chờ hơn nữa khi chúng ta chờ đợi ngày Chúa Kitô sẽ trở lại lần cuối? Chúng ta phải làm gì trong thời gian chờ đợi này? Chắc là chúng ta không chỉ yên vị trong nhà, tự cô lập như các vận động viên thể thao chuyên nghiệp trước trận đấu của họ. Kinh Thánh hứng dẫn cho chúng ta ý nghĩa và khuyến khích chúng ta chờ đợi.

Hôm nay, chúng ta nghe sứ thần Gabriel báo tin cho cô Maria về việc thụ thai sắp đến. Chúng ta cũng được nhắc nhở là các người được chịu phép Rửa tội cũng đang mang thai sự sống Chúa Kitô. Tôi biết ý nghĩ của sự mang thai hơi khó chịu cho các nam nhân. Nhưng, dù vậy, với ý nghĩ Chúa Thánh Thần bao trùm cô Maria, chúng ta cũng mang thai sự sống của Chúa Kitô trong chúng ta và sẽ sinh Chúa Kitô ra trong thế gian qua lời nói và việc làm của chúng ta. "Chúa Thánh Thần sẽ ngự xuống trên cô, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên cô". Lời hứa đó cũng nói với chúng ta. Thánh Thần đã đến trong lòng chúng ta: một đời sống mới đã ban cho chúng ta. Vậy chúng ta làm sao nuôi dưởng đời sống đó? Chúng ta sẽ sinh nó ra ở đâu và khi nào? Đó là những ý nghĩ để chúng ta suy ngẫm trong lúc chúng ta chờ đợi đến lễ Chúa Giáng Sinh.

Một nhà thần học lớn Karl Rahner của dòng Tên đã viết (Trong sách “Gặp sự Yên lặng”, 1937) về nhận xét trong lời kinh nguyện mà chúng ta thường nói "Chúa Kitô sẽ trở lại" - "trở lại" là từ không đúng vì theo nhà thần học Rahner thì Chúa Kitô không bao giờ ra đi. Ngài luôn hiện hữu trong đời sống ở trần thế giữa loài người. Chúa Kitô không bao giờ bỏ chúng ta. Sự Chúa Kitô đến với chúng ta là một điều luôn luôn hiện thực và một ngày nào sẽ được ứng nghiệm. Không phải là việc Chúa Kitô sẽ đến hay không? Ngài sẽ đến. Câu hỏi là: chúng ta sẽ đón tiếp Ngài như thế nào? Đây không phải chỉ là mùa của tiếng chuông và lời ca. Đây không phải là sự hoài niệm ký ức về việc Chúa Kitô đến, nhớ đến lễ Chúa Giáng Sinh là nhớ ý nghĩa đón sơ hồn nhiên, trẻ trung trong quá khứ. Việc Chúa Kitô đến là một lời kêu gọi chúng ta phải đổi mới.

Đức Maria có thể hướng dẫn chúng ta theo kịp lời hứa Chúa Kitô sẽ đến. Thánh Luca diễn tả việc truyền tin theo khung cảnh những câu chuyện tương tự được nhắc đến trong Kinh Thánh (St 16:7-16; Các Vua 13: 2-7) Những câu chuyện này đánh thức những người đọc Kinh Thánh nhận thấy tầm quan trọng của việc Đấng Hài Nhi sẽ được sinh ra. Thí dụ như, khi nói với chúng ta rằng thánh Giuse "thuộc dòng dõi vua David". Thánh Luca cho chúng ta thấy điều gì đã xãy ra cho một cặp vợ chồng có vẻ tầm thường, trong một làng quê nhỏ ở phương xa mà Thiên Chúa dự định dành cho dân Israel. Một lần nữa Thiên Chúa ra tay vươn tới việc mang lại lợi ích cho loài người thông qua người nghèo khổ và yếu mền, không có địa vị trong xã hội.

Vì sao cô Maria lại "lo sợ nhiều"? Thật thế, cô ta là người chưa lập gia đình mà lại mang thai, đây là điều Cô có thể trả giá bằng chính mạng sống của cô. Có phải vì những người được Thiên Chúa để ý đến trong lịch sử Israel thường bị đau khổ vì ơn gọi của họ? Hãy nghĩ đến số phận của các các ngôn sứ. Cô Maria tin lời cúa sứ thần, nhưng vấn đề là: Làm sao việc này xãy ra được, vì cô Maria là một trinh nữ? Quyền năng Thánh thần sẽ rợp bóng trên cô ta, giống như hình ảnh sự hiện diện của Thiên Chúa đã đến trên dân Israel trong hành trình qua sa mạc xuyên suốt 40 năm.

Thánh Luca không chỉ diển tả một phụ nữ trẻ, bằng lòng chấp nhận mang thai Con Thiên Chúa. Ngay từ chương đầu trong Phúc âm, thánh Luca đã diển tả cô Maria như là một môn đồ. Không phải như các môn đệ khác mà Chúa Giêsu đã mời gọi. Ngài gọi họ hằng ngày sống theo Ngài. Còn cô ta khi nghe tin vui từ Sứ thần loan báo cho cô và cô đã đáp lại lời Sứ thần. Đối với thánh Luca, một môn đệ thật sự phải là một người nghe và hành động theo Lời Thiên Chúa. Như hình ảnh cô Maria được mô tả rất phù hợp với ý nghĩa này.

Cô Maria thưa vâng là một phần trong chương trình cứu chuộc loài người của Thiên Chúa. Rồi còn thêm vào những mối nguy hiểm đã được đề cập trước đó, cô Maria có thể nghĩ "Tôi chỉ là một phụ nữ bình thường, không có quyền lực hay uy quyền trong thế gian”. Cô ta có đủ lý do để từ chối lời mời gọi của Sứ thần. Nhưng Sứ thần kêu gọi đến lòng tin của cô ta vào Thiên Chúa của Israel và cô ấy quyết định hiến thân cho Thiên Chúa. Như Sứ thần đã nhắc cô Maria về việc mang thai của bà Elizabeth một người chị họ lớn tuổi của cô là "không có điều gì mà Thiên Chúa không làm được". Hãy để ý, Tin Mừng về hiện tại và tương lai. Thiên Chúa đến ở giữa chúng ta ngay lúc này đây và cùng đi với chúng ta vào một tương lai không biết trước được và có thể đáng sợ.

Cô Maria không chỉ được mô tả như một môn đệ đích thực, cô cũng được giao nhiệm vụ như là một Ngôn sứ. Cô ta lắng nghe chương trình cứu độ của Thiên Chúa cho loài người, và chấp nhận vai trò của cô trong chương trình đó. Qua việc chấp nhận đó, cô Maria sẽ là nhân chứng cho hành động của Thiên Chúa trong thế gian. Mặc dù cô ấy đã được hứa là Chúa Thánh Thần sẽ rợp bóng trên cô, nhưng tương lai sẽ không dễ dàng. Nhưng cô ta tin tưởng vào lời cam đoan của Sứ thần là Thiên Chúa sẽ luôn ở cùng cô. Cũng nhờ lời cam đoan đó mà chúng ta được lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Khi Chúa Thánh Thần cũng đến "rợp bóng trên” chúng ta, chúng ta trở thành những người nghe Lời Thiên Chúa, và được mời gọi tin tưởng vào sự rợp bóng Chúa Thánh Thần trên chúng ta, và cô Maria đã làm điều đó.

Chúng ta có thể đã chán ngấy và sẵn sàng từ bỏ việc chờ đợi. Nhưng Thiên Chúa không chán và sẽ không sẵn sàng rời bỏ chúng ta, Đấng đã tạo ra mọi sự từ chốn hư không. Một lần nữa Thiên Chúa đã nhận thấy, dân chúng cần được giúp đở, và Ngài đang sáng tạo điều gì đó để giúp họ. Nếu trong những ngày này, chúng ta cảm thấy đuối sức, thì lời Chúa hôm nay nói với chúng ta rằng chỉ có riêng mình ta là không làm được còn Thiên Chúa thì có thể. Một lần nữa, Thiên Chúa sẽ ra tay trợ giúp những gì chúng ta mắc phải. Đó có phải là ý tưởng lạc quan sai lầm? Bánh từ trời? Hãy cùng thông hiệp với Maria bằng lời cầu nguyện "Vâng, tôi là nữ tỳ của Chúa, xin chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


4th ADVENT (B)
2 Samuel 7: 1-5, 8b-12, 14a,16; Psalm 89; Romans 16: 25-27; Luke 1: 26-38

Advent is coming to a close. We call it a season of waiting. Aren’t you tired of waiting? This has been an awful season of waiting while the virus has taken almost 300,000 lives. When will we get the vaccine? How long will it take for all of us to be vaccinated? What about the poor countries of the world, will their populations also be vaccinated? Are you as tired as I am of this waiting and worrying? People are still sick, hungry, homeless and unemployed. When will relief come?

Here is something else that calls us to wait, but with a sure promise of fulfillment. In Advent we await Christ’s coming. We will celebrate his coming in the flesh in five days, even while all the other waitings drag on! There’s more: we also await his final return? What should we do during this waiting time? Certainly not sit content in our private bubbles, isolated the way those professional athletes are before their big games. The scriptures give us guide and encouragement as we wait.

Today we hear Gabriel announce to Mary her coming pregnancy. We are reminded that the baptized are also pregnant with the life of Christ. I know the thought of being pregnant with God may be an uncomfortable description for us men to ponder. But still, by the same overshadowing of the Spirit Mary experienced, we also bear the life of Christ with us and give birth to him in the world by our words and actions. "The Holy Spirit will come upon you and the power of the Most High will overshadow you." The very same promise is spoken to us as well. The Spirit has been planted in us; new life given us. How shall we nurture it? Where and when shall we give birth to it? Thoughts to ponder as we approach the Christmas celebration.

Karl Rahner ("Encounters with Silence," 1937), the great Jesuit theologian, observed in a prayer that when we say "Christ will come again," – "again" is misleading because Christ has never really gone away Rahner reminds us. In his human existence Christ has never left us. Christ’s coming is always present and will someday come to fulfillment. It is not a matter of will Christ come – He will! The question is: how will we receive him? This is not merely a season of jingles and slogans. It’s not a nostalgic trip down memory lane, recalling Christmas from a more innocent, youthful past. Christ’s coming is a call to renewal and to transformation.

Mary can be our guide for the opportunity for renewal Christ’s coming promises. Luke tells the Annunciation story in the pattern of other similar biblical accounts (Gen 16:7-16, Judges 13:2-7). These stories alert the reader to the importance of the child to be born. For example, by telling us that Joseph was "of the house of David," Luke is showing us that what is happening to the seeming insignificant couple in a remote village fits God’s plan for Israel. Once again God is reaching out to benefit humanity through the poor and fragile, people of no social rank.

Why is Mary "greatly troubled?" Well, she is single and pregnant – that could cost her life. Could it be because those who were favored by God in Israel’s history often had to suffer for their calling? Consider the fate of the prophets. Mary believes the angel’s news, but the issue is: how will all this happen, she is a virgin? The Spirit will come upon her with power, just as God’s presence came upon and stayed with Israel during its 40 year desert journey.

Luke is not just portraying a young woman who agrees to bear the Son of God. From the very first chapter of his gospel, he depicts her as a disciple. Not because, like the other disciples Jesus called her from her daily to follow him. She hears the good news the angel announced to her and responds it. For Luke, a true disciple is one who hears and acts on the Word of God. From the beginning of the gospel Mary fits this description.

Mary gives her consent to be part of God’s plan for redemption. Besides the previously mentioned dangers, she could have thought, "I am just an insignificant woman with no power, or authority in the world." She had plenty of reason to decline the angel’s invitation. But the messenger called on our faith in the God of Israel and she decides to throw her lot in with God. As the angel reminds Mary, after telling her of the pregnancy of her elderly cousin Elizabeth, "For nothing will be impossible for God." Notice the good news is about the present and the future. God comes among us now and journeys with us into our unpredictable and sometimes scary future.

Mary is not only depicted as a true disciple, she is also commissioned as a prophet. She hears God’s plan for humanity and accepts her role in it. By her consent she will give witness to God’s activity in the world. Though she is promised that the Holy Spirit will come upon her, the future will not be easy. But she trusts the angel’s assurance that God’s presence will be with her. The same assurance we have by our baptism. When the Holy Spirit also "comes upon" us, we become hearers of God’s Word and are invited to trust in the overshadowing presence of God’s Spirit with us. Which is what Mary did.

We may be fed up and ready to quit our waiting. But God is not fed up and ready to quit on us. God, who created something out of nothing, can do it again: be creative when there is so little to work with. When we think we are done, God is just beginning. If these days feel too much for us today’s gospel reminds us that we are not on our own. Once again God has noticed a needy people and is doing something about it. We may not be able to handle what’s happening in our lives, but God can. Is this false optimism? Pie in the sky? With Mary we can pray, "Behold I am the handmaid of the Lord. May it be done to me according to your word."