Giáo phận lên tiếng về hoàn cảnh qua đời của một linh mục tại Bergamo
Ý là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch virus corona, với số người chết hiện đã lên tới hơn 9 ngàn người. Khu vực bắc Ý, vùng Lombardia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, một phần là do dân số có nhiều người già.
Trong khi các Thánh lễ đã bị đình chỉ ở Ý, cũng như nhiều nơi trên thế giới, thì các hoạt động bác ái của Ðức Thánh Cha trong những tuần qua không những vẫn tiếp tục mà còn hoạt động nhiều hơn. Bên cạnh máy trợ thở, Ðức Hồng Y Konrad Krajewski, Quan Phát Chẩn của Ðức Thánh Cha vẫn tổ chức trao các bữa ăn cho người vô gia cư ít nhất hai lần một tuần.
Cha Giuseppe Berardelli chắc chắn sẽ được những người quen biết ngài nhớ đến như một mục tử tốt lành và hy sinh quên mình vì đàn chiên. Tuy nhiên, các báo cáo theo đó ngài qua đời vì nhường máy trợ thở cho bệnh nhân trẻ hơn là không đúng sự thật, tổng thư ký của giáo phận nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, hôm thứ Ba.
“Không có chuyện hiến tặng máy trợ thở. Không có bất kỳ máy hô hấp nào đến từ bên ngoài bệnh viện,” Cha Frulul Dellavite nói với CNA vào ngày 24 tháng 3.
Các bác sĩ ở vùng Ý vùng Bologna đã phải vật lộn để điều trị cho hơn 10,000 bệnh nhân coronavirus hiện đang nằm bệnh viện trong khu vực với một số rất hạn chế các đơn vị chăm sóc đặc biệt.
Cha Dellevite, một người bạn của Cha Berardelli trong hơn 20 năm, cho biết ngài tin rằng Cha Berardelli sẽ sẵn sàng nhường một chỗ có thể được dành cho ngài trong phòng chăm sóc đặc biệt cho một bệnh nhân trẻ tuổi khác, nếu ngài có thể làm điều đó.
“Tuy nhiên, chúng tôi không có sự chắc chắn.”
“Câu chuyện không giống như một số nhà báo đã viết: theo đó là một chiếc máy trợ thở được mua tặng cho ngài và sau đó được ngài tặng cho người khác,” Cha Deliteite nói.
Một báo cáo ngày 22 tháng 3 từ trang web Araberara của Ý, cho biết Cha Beradelli đã hy sinh một chiếc máy trợ thở được giáo xứ tặng ngài, và rồi ngài hy sinh tặng lại cho một bệnh nhân trẻ tuổi khác. Câu chuyện này đã bùng lên tại Ý vào ngày 23 tháng Ba.
Trang web dẫn lời một nhân viên ẩn danh tại nhà nghỉ San Giuseppe ở Casnigo là nguồn thông tin.
Nhưng Benedetta Francina, một nhân viên tại nhà nghỉ San Giuseppe, nói với CNA rằng các nhân viên của nhà nghỉ không chắc có thể biết mọi chuyện đã kết thúc như thế nào đối với Cha Berardelli, bởi vì ngài đã chết tại Bệnh viện Lovere chứ không phải ở nhà nghỉ.
Francina nói với CNA rằng cô là giáo dân của giáo xứ Thánh Gioan Tiền Hô do Cha Berardelli coi sóc, và cô biết ngài là một linh mục có đức tin vững mạnh.
Tuy nhiên, cô nói rằng các thành viên trong giáo xứ của cô đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng do sự bùng phát của coronavirus và đã bị cách ly với nhau trong nhiều tuần. Cô chưa bao giờ nghe nói về việc gây quỹ mua máy trợ thở.
“Ngài là một người tràn đầy niềm tin và luôn là người truyền niềm vui, sự tích cực và luôn vui vẻ, luôn sẵn sàng đưa ra một lời an ủi,” cô nói.
“Ngài luôn hy sinh quên mình cho anh chị em giáo dân và cho tất cả những người có nhu cầu hoặc một mong muốn nào đó,” Francina nói. “Ngài luôn sẵn sàng nếu ai đó cần tâm sự với ngài hoặc cần sự giúp đỡ. Ngài luôn sẵn sàng, luôn luôn sẵn sàng. Vì vậy, khi tôi nhớ đến Cha Giuseppe, tôi sẽ nhớ đến ngài như một con người tuyệt vời.”
Giáo phận Bergamo xác nhận rằng Cha Giuseppe Berardelli đã qua đời tuần trước sau khi bị nhiễm coronavirus. Ngài qua đời ở tuổi 72.
Cha Berardelli là một trong 23 linh mục được báo cáo đã chết vì COVID-19 tại Giáo phận Bergamo nằm trong khu vực có tỷ lệ nhiễm coronavirus cao nhất ở Ý.
Quốc gia coronavirus không dám mò đến. Phước hay họa?
Trong những ngày này, hàng chục nhà sư Phật giáo đã đi xung quanh Mandalay, thành phố lớn thứ hai của Miến Điện, tụng kinh cầu nguyện để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus đã tàn phá nhiều quốc gia.
Một số nhân vật Phật giáo đã quảng bá các biện pháp phi y tế và một số người Miến Điện đã chia sẻ những huyền thoại về coronavirus ở quốc gia nơi đa số dân theo Phật giáo này.
Một nhà sư tuyên bố rằng ăn một quả chanh và ba hạt cọ sẽ tránh được coronavirus, trong khi một nhà sư khác khuyên hãy ăn bảy hạt tiêu xay.
Ở một đất nước nghèo khó đã bị cô lập khỏi thế giới trong nhiều thập kỷ, một số người vẫn tin rằng họ được an toàn nhờ Phật giáo Nguyên thủy và những lời cầu nguyện của các nhà sư cao cấp.
Một bác sĩ ở Yangon đã nói rằng Miến Điện rất may mắn vì đây là một quốc gia Phật giáo và các nhà sư cao cấp luôn cầu nguyện cho sự an toàn.
Tuy nhiên, Thượng Toạ Ashin Ariya, trụ trì một ngôi chùa tại Mandalay, và tham gia vào các hoạt động liên tôn, nói với UCANews rằng “Chúng tôi không nghi ngờ gì về những nỗ lực của chính phủ trong việc đối phó với coronavirus. Nhưng những huyền thoại và niềm tin đó không phải là những suy nghĩ đúng đắn”.
Miến Điện đã báo cáo với Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, rằng không có trường hợp Covid-19 nào mặc dù có chung đường biên giới dài và rất mong manh với Trung Quốc, nơi đã có ít nhất 81,394 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 3,295 người chết, tính cho đến chiều Chúa Nhật 29 tháng Ba.
Miến Điện cũng giáp ranh với Bangladesh, Ấn Độ và Thái Lan. Tất cả các nước này đều báo cáo có các trường hợp Covid-19. Miến Điện, Lào và Đông Timor là những quốc gia duy nhất ở Á Châu không có trường hợp nào được xác nhận.
Theo Bộ Y tế Miến Điện, cho đến nay, chỉ có 144 người trong tổng số 53 triệu người đã được thử nghiệm nhưng tất cả các kết quả đều âm tính.
Các nhà khoa học liên tục cảnh cáo rằng các cố gắng che đậy vì các mục tiêu chính trị có thể sẽ kết thúc với các hậu quả thảm khốc khi người dân và cả các cơ quan công quyền mất cảnh giác với dịch bệnh.
Ðức Thánh Cha tặng 30 máy trợ thở cho các bệnh viện Ý và Tây Ban Nha.
Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết để bày tỏ sự gần gũi và tình liên đới với các bệnh viện ở Ý và Tây Ban Nha đang phải vất vả chăm sóc các bệnh nhân virus corona, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã tặng 30 máy trợ thở cho hai quốc gia này.
Đức Thánh Cha đã ủy thác cho Quan Phát Chẩn của ngài thực hiện nghĩa cử liên đới này.
Coronavirus gây bệnh về đường hô hấp nên máy trợ thở trở thành một trong những nhu cầu vô cùng quan trọng tại các bệnh viện trên khắp thế giới.
30 máy trợ thở sẽ được gửi đến các Giám mục và các Giám mục sẽ phân phát cho các bệnh viện đang cần hơn cả.
Source:Catholic News AgencyFr Berardelli was a man of self-sacrifice, but reports of a donated respirator are not true
Ý là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch virus corona, với số người chết hiện đã lên tới hơn 9 ngàn người. Khu vực bắc Ý, vùng Lombardia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, một phần là do dân số có nhiều người già.
Trong khi các Thánh lễ đã bị đình chỉ ở Ý, cũng như nhiều nơi trên thế giới, thì các hoạt động bác ái của Ðức Thánh Cha trong những tuần qua không những vẫn tiếp tục mà còn hoạt động nhiều hơn. Bên cạnh máy trợ thở, Ðức Hồng Y Konrad Krajewski, Quan Phát Chẩn của Ðức Thánh Cha vẫn tổ chức trao các bữa ăn cho người vô gia cư ít nhất hai lần một tuần.
Cha Giuseppe Berardelli chắc chắn sẽ được những người quen biết ngài nhớ đến như một mục tử tốt lành và hy sinh quên mình vì đàn chiên. Tuy nhiên, các báo cáo theo đó ngài qua đời vì nhường máy trợ thở cho bệnh nhân trẻ hơn là không đúng sự thật, tổng thư ký của giáo phận nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, hôm thứ Ba.
“Không có chuyện hiến tặng máy trợ thở. Không có bất kỳ máy hô hấp nào đến từ bên ngoài bệnh viện,” Cha Frulul Dellavite nói với CNA vào ngày 24 tháng 3.
Các bác sĩ ở vùng Ý vùng Bologna đã phải vật lộn để điều trị cho hơn 10,000 bệnh nhân coronavirus hiện đang nằm bệnh viện trong khu vực với một số rất hạn chế các đơn vị chăm sóc đặc biệt.
Cha Dellevite, một người bạn của Cha Berardelli trong hơn 20 năm, cho biết ngài tin rằng Cha Berardelli sẽ sẵn sàng nhường một chỗ có thể được dành cho ngài trong phòng chăm sóc đặc biệt cho một bệnh nhân trẻ tuổi khác, nếu ngài có thể làm điều đó.
“Tuy nhiên, chúng tôi không có sự chắc chắn.”
“Câu chuyện không giống như một số nhà báo đã viết: theo đó là một chiếc máy trợ thở được mua tặng cho ngài và sau đó được ngài tặng cho người khác,” Cha Deliteite nói.
Một báo cáo ngày 22 tháng 3 từ trang web Araberara của Ý, cho biết Cha Beradelli đã hy sinh một chiếc máy trợ thở được giáo xứ tặng ngài, và rồi ngài hy sinh tặng lại cho một bệnh nhân trẻ tuổi khác. Câu chuyện này đã bùng lên tại Ý vào ngày 23 tháng Ba.
Trang web dẫn lời một nhân viên ẩn danh tại nhà nghỉ San Giuseppe ở Casnigo là nguồn thông tin.
Nhưng Benedetta Francina, một nhân viên tại nhà nghỉ San Giuseppe, nói với CNA rằng các nhân viên của nhà nghỉ không chắc có thể biết mọi chuyện đã kết thúc như thế nào đối với Cha Berardelli, bởi vì ngài đã chết tại Bệnh viện Lovere chứ không phải ở nhà nghỉ.
Francina nói với CNA rằng cô là giáo dân của giáo xứ Thánh Gioan Tiền Hô do Cha Berardelli coi sóc, và cô biết ngài là một linh mục có đức tin vững mạnh.
Tuy nhiên, cô nói rằng các thành viên trong giáo xứ của cô đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng do sự bùng phát của coronavirus và đã bị cách ly với nhau trong nhiều tuần. Cô chưa bao giờ nghe nói về việc gây quỹ mua máy trợ thở.
“Ngài là một người tràn đầy niềm tin và luôn là người truyền niềm vui, sự tích cực và luôn vui vẻ, luôn sẵn sàng đưa ra một lời an ủi,” cô nói.
“Ngài luôn hy sinh quên mình cho anh chị em giáo dân và cho tất cả những người có nhu cầu hoặc một mong muốn nào đó,” Francina nói. “Ngài luôn sẵn sàng nếu ai đó cần tâm sự với ngài hoặc cần sự giúp đỡ. Ngài luôn sẵn sàng, luôn luôn sẵn sàng. Vì vậy, khi tôi nhớ đến Cha Giuseppe, tôi sẽ nhớ đến ngài như một con người tuyệt vời.”
Giáo phận Bergamo xác nhận rằng Cha Giuseppe Berardelli đã qua đời tuần trước sau khi bị nhiễm coronavirus. Ngài qua đời ở tuổi 72.
Cha Berardelli là một trong 23 linh mục được báo cáo đã chết vì COVID-19 tại Giáo phận Bergamo nằm trong khu vực có tỷ lệ nhiễm coronavirus cao nhất ở Ý.
Quốc gia coronavirus không dám mò đến. Phước hay họa?
Trong những ngày này, hàng chục nhà sư Phật giáo đã đi xung quanh Mandalay, thành phố lớn thứ hai của Miến Điện, tụng kinh cầu nguyện để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus đã tàn phá nhiều quốc gia.
Một số nhân vật Phật giáo đã quảng bá các biện pháp phi y tế và một số người Miến Điện đã chia sẻ những huyền thoại về coronavirus ở quốc gia nơi đa số dân theo Phật giáo này.
Một nhà sư tuyên bố rằng ăn một quả chanh và ba hạt cọ sẽ tránh được coronavirus, trong khi một nhà sư khác khuyên hãy ăn bảy hạt tiêu xay.
Ở một đất nước nghèo khó đã bị cô lập khỏi thế giới trong nhiều thập kỷ, một số người vẫn tin rằng họ được an toàn nhờ Phật giáo Nguyên thủy và những lời cầu nguyện của các nhà sư cao cấp.
Một bác sĩ ở Yangon đã nói rằng Miến Điện rất may mắn vì đây là một quốc gia Phật giáo và các nhà sư cao cấp luôn cầu nguyện cho sự an toàn.
Tuy nhiên, Thượng Toạ Ashin Ariya, trụ trì một ngôi chùa tại Mandalay, và tham gia vào các hoạt động liên tôn, nói với UCANews rằng “Chúng tôi không nghi ngờ gì về những nỗ lực của chính phủ trong việc đối phó với coronavirus. Nhưng những huyền thoại và niềm tin đó không phải là những suy nghĩ đúng đắn”.
Miến Điện đã báo cáo với Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, rằng không có trường hợp Covid-19 nào mặc dù có chung đường biên giới dài và rất mong manh với Trung Quốc, nơi đã có ít nhất 81,394 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 3,295 người chết, tính cho đến chiều Chúa Nhật 29 tháng Ba.
Miến Điện cũng giáp ranh với Bangladesh, Ấn Độ và Thái Lan. Tất cả các nước này đều báo cáo có các trường hợp Covid-19. Miến Điện, Lào và Đông Timor là những quốc gia duy nhất ở Á Châu không có trường hợp nào được xác nhận.
Theo Bộ Y tế Miến Điện, cho đến nay, chỉ có 144 người trong tổng số 53 triệu người đã được thử nghiệm nhưng tất cả các kết quả đều âm tính.
Các nhà khoa học liên tục cảnh cáo rằng các cố gắng che đậy vì các mục tiêu chính trị có thể sẽ kết thúc với các hậu quả thảm khốc khi người dân và cả các cơ quan công quyền mất cảnh giác với dịch bệnh.
Ðức Thánh Cha tặng 30 máy trợ thở cho các bệnh viện Ý và Tây Ban Nha.
Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết để bày tỏ sự gần gũi và tình liên đới với các bệnh viện ở Ý và Tây Ban Nha đang phải vất vả chăm sóc các bệnh nhân virus corona, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã tặng 30 máy trợ thở cho hai quốc gia này.
Đức Thánh Cha đã ủy thác cho Quan Phát Chẩn của ngài thực hiện nghĩa cử liên đới này.
Coronavirus gây bệnh về đường hô hấp nên máy trợ thở trở thành một trong những nhu cầu vô cùng quan trọng tại các bệnh viện trên khắp thế giới.
30 máy trợ thở sẽ được gửi đến các Giám mục và các Giám mục sẽ phân phát cho các bệnh viện đang cần hơn cả.
Source:Catholic News Agency