1. Tại Fatima, 24 quốc gia được thánh hiến cho Chúa Giêsu và Mẹ Maria giữa tâm bão đại dịch coronavirus

Hai mươi bốn quốc gia vào thứ Tư đã được thánh hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu và Trái Tim Vô nhiễm Đức Maria tại Đền thờ Đức Mẹ Fatima ở Fatima, Bồ Đào Nha.

Trong một thánh lễ ngày 25 tháng 3 gồm các nghi thức lần hạt Mân côi và nghi thức cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, giám mục Fatima là Đức Hồng Y Antonio Marto đã tái lập nghi thức thánh hiến Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cho Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Ngài còn cộng thêm tên của 24 quốc gia khác vào danh sách.

Để đối phó với đại dịch coronavirus toàn cầu, Hội đồng Giám mục Bồ Đào Nha đã tuyên bố tuần trước về ý định sẽ tái thánh hiến Bồ Đào Nha cho Chúa Kitô và Mẹ Maria vào tối ngày 25 tháng Ba vừa qua. Ngay sau khi đưa ra lời tuyên bố, Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha đã yêu cầu xin cho quốc gia họ cũng được thánh hiến trong cùng một nghi thức phụng vụ.

Các vị giám mục Bồ Đào Nha sau đó đã mời gọi những vị lãnh đạo Hội đồng Giám mục các nước cùng cộng tên quốc gia họ vào danh sách.

Ngoài Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, 22 quốc gia khác đã được thánh hiến theo yêu cầu của các Hội đồng Giám mục các nước sở tại là Albania, Bolivia, Colombia, Costa Rica, Cuba, Slovakia, Guatemala, Hungary, Ấn Độ, Mexico, Moldova, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Ba Lan, Kenya, Cộng hòa Dominican, Romania, Tanzania, Đông Timor và Zimbabwe.

Đức Hồng Y cũng cầu nguyện cho “các trẻ em, người già và những người dễ bị tổn thương nhất”, ngài cũng cầu xin Đức Trinh Nữ Maria “an ủi các bác sĩ, y tá, chuyên gia chăm sóc sức khỏe và những người chăm sóc tình nguyện viên, xin mẹ thêm sức cho các gia đình và thêm sức cho chúng ta trong tình đoàn kết và công dân “

Trong lời phát biểu của mình, Đức Hồng Y nhắc nhớ lại chuyện các thánh Francisco và Jacinto Marto,xưa là những rẻ chăn cừu đã được Đức Trinh Nữ Maria hiện ra vào năm 1916 và 1917, cả hai đều chết khi là nạn nhân của đại dịch cúm Tây Ban Nha.

Đức Hồng Y Marto đã cầu xin các thánh sẽ chuyển cầu “cho rất nhiều người bệnh trong những ngày này, và nói theo cách khẩn khoản nhẩt, sẽ phải trải qua sự cô độc mà họ bắt buộc phải chịu đựng.

Trong tuyên bố, “Hội đồng Giám mục Bồ Đào Nha đã lưu ý rằng 36 năm trước, vào ngày 25 tháng 3 năm 1984, Đức Giáo Hoàng St. John Paul II đã thánh hiến toàn thế giới cho Trái tim Vô nhiễm của Đức Mẹ Maria.

Tại Tây Ban Nha, hơn 3.600 người đã chết vì coronavirus, trong khi ở Bồ Đào Nha, gần 3000 người bị nhiễm bệnh và gần 50 người đã chết. Đã có hơn 21.000 người trên khắp thế giới đã chết vì coronavrius chủng mới.

2. Người dân Ireland được thánh hiến cho Trái tim Vô nhiễm của Đức Maria

Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ái Nhĩ Lan, Đức Tổng Giám Mục Eamon Martin đã thánh hiến đất nước và người dân Ái Nhĩ Lan của Ngài cho Trái tim Vô nhiễm của Đức Maria để được bảo vệ khỏi cơn dịch bệnh Covid-19.

Người dân Ái Nhĩ Lan đã được thánh hiến cho Trái Tim Vô nhiễm của Đức Maria vào ngày Lễ Truyền Tin để được bảo vệ trước dịch bệnh coronavirus.

Vị chủ chăn của Ái Nhĩ Lan, Đức Tổng Giám Mục Eamon Martin, vào buổi trưa giờ địa phương, đã cùng tham gia với tất cả các giám mục và linh mục từ khắp nơi trên đảo trong thời khắc thánh hiến này.

Mọi người được mời tham gia vào buổi cầu nguyện với gia đình hoặc riêng một mình.

Lễ Thánh hiến được cử hành trùng khớp với thời điểm mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mời gọi mọi người trên khắp thế giới cùng nhau đọc Kinh Lạy Cha vào lúc 12 giờ trưa giờ Rôma hôm thứ Tư.

Thủ tướng quốc gia này, ông Leo Varadkar hôm thứ Ba đã công bố các biện pháp mới để đối phó với sự bùng phát của dịch Covid-19.

Những hạn chế bao gồm việc chỉ đi làm nếu cần thiết, đi mua sắm những vật dụng thiết yếu, chăm sóc người yếu đuối và đi tập thể dục, sẽ được áp dụng cho đến ngày 19 tháng 4.

Đã có 1,329 người được xác nhận (nhiễm bệnh) tại xứ Cộng hòa Ái Nhĩ Lan và bảy người đã chết vì siêu vi khuẩn này.

Chỉ riêng tại Bắc Ái Nhĩ Lan đã có năm người đã chết vì coronavirus và số người mắc bệnh hiện nay đã lên đến 172

Khi nói về Giáo luật Thánh Hiến, Đức Tổng Giám Mục Martin cho biết “Hơn lúc nào hết, Giáo hội chúng ta sẽ cam kết dâng lời cầu nguyện, bày tỏ tình liên đới và bác ái với mọi người trong xã hội. Trong những ngày đầy cam go này, khi nhân loại run rẩy vì sự đe doạ của đại dịch, tôi muốn đề nghị tất cả các Kitô hữu rằng chúng ta sẽ cùng nhau dâng lời lên Thiên Chúa.

Đức Tổng Giám Mục đã ca ngợi Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người lãnh đạo mục vụ mạnh mẽ “trong thời điểm khủng khiếp này, đặc biệt là khi chúng ta xem xét những tác động mà sự tàn phá nhanh chóng của COVID19 đã gây ra trên khắp nước Ý”.