Hôm qua, chúng tôi có tường thuật sáng kiến của Shaun McAfee trên tờ Our Sunday Visitor, qua việc tham dự thánh lễ kiểu ông gọi là “Corona Ordo” (xem lễ trực tuyến và chịu lễ thật) cũng như sáng kiến của chủ tịch Cao Đẳng Benedictine ở Kansas qua việc làm tuần chín ngày xin Đức Mẹ Núi Berico cầu bầu cùng Chúa chấm dứt đại dịch COVID-19.
McAfee cho rằng, việc đóng cửa nhà thờ và không cử hành Thánh lễ công cộng không phải là điều nay mới có. Thực vậy, năm 1576, Thánh Charles Borromeo từng ra lệnh đóng cửa các nhà thờ ở Milan để tránh lây lan của bệnh dịch ngay trong Mùa Giáng Sinh. Chỉ có điều thánh lễ vẫn được cử hành hàng ngày, đây là nghĩa vụ của các linh mục và Thánh thể vẫn được ban phát thường xuyên và hết sức rộng rãi. Tuy nhiên, ông nhìn nhận rằng việc ngưng các thánh lễ công cộng trong dịp COVID-19 không hề là chuyện bôi bác và Thánh thể không phải là thuốc chống đỡ bệnh tật. Ông trích dẫn Thánh Tôma Tiến sĩ: “nếu thấy rượu nho bị chuốc độc, linh mục không nên lãnh nhận cũng như phân phối cho người khác bất cứ vì lý do gì, kẻo chén ban sự sống trở thành chén chết chóc” (Summa, III, 83, iii, Article 6).
Ông cũng phê phán những người thiển cận công kích các linh mục ngưng cử hành Thánh Lễ là hèn nhát, tương phản các ngài với sự can đảm của Giáo Hội và các tử đạo sơ khai. Nhưng thực ra, các tín hữu sơ khai cũng buộc phải cử hành Thánh Lễ bí mật tại các tư gia cả hàng thập niên hay tại các hang toại đạo. Các linh mục ở Toulouse thời Trung cổ cũng từng quyết định đóng cửa nhà thờ, lui vào hầm trú để tránh bị sát hại trong bàn tay lạc giáo Albi hòng duy trì hy vọng sống động cho các tín hữu.
Tuy nhiên, cha Sam Sawyer, Dòng Tên, nhờ việc hạn chế cử hành Thánh Lễ, mà tái khám phá ra sức mạnh của nó. Cha viết “Sáng nay, chúng tôi có thánh lễ tại cộng đồng Dòng Tên của chúng tôi, trong nhà nguyện nhỏ của chúng tôi, và tôi nghĩ chúng tôi chưa bao giờ ý thức được sức mạnh của Thánh lễ hay của việc chúng tôi lệ thuộc vào Thiên Chúa trong tư cách thừa tác viên bằng lúc biết rằng cộng đồng nhỏ bé của chúng tôi có thể đích thân có thánh lễ trong khi đại đa số người ta chung quanh chúng tôi phải cậy vào video trực tuyến để tham dự Thánh Lễ hôm nay”.
Mặc dù Edward Peters, một chuyên gia giáo luật cho rằng việc xem Thánh lễ trực tuyến không thay thế việc đích thân tham dự Thánh lễ, Cha Sawyer quả quyết rằng: “Mọi Thánh lễ đều là Thánh Lễ để cứu thế giới... Thánh lễ có sức mạnh bất kể chúng ta đích thân hiện diện ở đó hay không”. Phải chăng ngài muốn nói: tự nó Thánh Lễ có sức mạnh của nó bất kể có giáo dân tham dự hay không. Nhưng về phần giáo dân thì sao? Phải nói: Xem thánh lễ trực tuyến, tự nó, không thay thế được việc đích thân tham dự thánh lễ, ngoại trừ những trường hợp như Peters đã chỉ ra: bất khả kháng, được miễn chước hay đủ lý do để bào chữa, như trong trường hợp COVID-19.
Trường hợp này, không thể liều mạng bỏ qua các chỉ thị hợp lý của việc ngưng các thánh lễ công cộng. Cha Sawyer đồng ý như thế và ngài còn trích dẫn câu Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng: ngày sabát vì con người chứ con người không vì ngày sabát!
Tuy thế, ký giả Michael J. O’Loughlin trên tờ America vẫn cho rằng các biện pháp vừa đưa ra có nguy cơ gia tăng cảm thức cô đơn và trầm cảm và cảm thức này có thể góp phần làm cơn bệnh thêm trầm trọng nơi các vị cao niên, vốn thuộc lớp người tham dự Thánh Lễ đông đảo nhất. Giáo Hội nên tìm cách chăm sóc lớp tuổi này, nhất là sau khi các chính phủ Mỹ và Úc hạn chế việc thăm viếng các vị tại các viện dưỡng lão.
Và may mắn thay, Loughlin cho biết nhiều giáo phận Hoa Kỳ đã có kế hoạch đáp ứng. Tại tổng giáo phận Seattle, các linh mục và tuyên úy giáo dân “sẽ tiếp tục cung cấp việc chăm sóc mục vụ cho những người buộc phải ở trong nhà và bị kiểm dịch”. Có điều chỉ các linh mục dưới 60 tuổi mới nên phục vụ trong phạm vi này, phải đeo khẩu trang và chỉ được chăm sóc người bệnh trong vòng 15 phút. Nếu không được phép vào thăm, thì nên gọi điện thoại để cùng cầu nguyện với người bệnh trên điện thoại. Làm thế nào đừng để họ cảm thấy cô đơn.
Trên thực tế, các linh mục đã hết sức năng nổ trong việc nghĩ ra nhiều cách để gặp gỡ dân Chúa trong thời buổi “cấm cách” trên thực tế này. Facebook của Virna Flores tường thuật sáng kiến của Cha Scott Holmer thuộc xứ St Edward ở Bowie, Maryland: xưng tội ngồi trong xe “chạy qua” (drive-thru Confessions).
Cha viết trên trang mạng giáo xứ: “vì tôi không thể bảo đảm an ninh thể lý cho anh chị em bằng cách mở cửa nhà thờ hay văn phòng cho khách khứa, nên tôi đã lập ‘tòa giải tội lái xe chạy qua’ và sẽ ngồi giải tội ở sân đậu xe của Nhà thờ để giữ khoảng cách 6 ‘feet’ trong khi hối nhân vẫn ngồi trong xe”.
Những sáng kiến như thế chắc chắn không thiếu tại Ý hiện nay, có thể còn là các sáng kiến “táo bạo” hơn, mang đến cái chết cho ít nhất 10 linh mục cho đến nay. Elise Ann Allen, trên tạp chí Crux, tường thuật việc một linh mục Ý “lấp đầy các hàng ghế nhà thờ bằng hình các giáo dân trong xứ”. Đó là Cha Giuseppe Corbari – chánh xứ giáo xứ Các Thánh Quirico và Giulitta ở Robbiano, ngoại ô Milan, thuộc vùng Lombardy của Ý, vốn là tâm chấn của đại dịch COVID-19 ở nước này. Khi lệnh ngưng các thánh lễ công cộng được ban hành ngày 24 tháng Hai, Cha nghĩ cách hiện diện với 5,500 giáo dân có đăng ký của ngài, dù họ không được phép tham dự thánh lễ. Cha cảm thấy nhu cầu “ít nhất được thấy mặt mũi của người dân trong giáo xứ, vì cử hành thánh lễ mà nhìn các hàng ghế trống trơn thấy buồn làm sao”.
Thế là ngài kêu gọi giáo dân gửi hình của họ đến cho ngài để ngài dán vào các hàng ghế trong nhà thờ. Ngài nhận được hơn 100 bức hình. Thế là từ đấy, ngài được thấy họ mỗi lần dâng thánh lễ.
Cha cho biết điều ấy lên tinh thần cho giáo dân nhiều lắm: tuy ở nhà, họ cảm thấy như hiện diện trong thánh lễ! Nhờ thế, nhiều người thuộc các giáo xứ và thành phố khác cũng gửi hình tới. Gây nên hiện tượng loan truyền nhanh như vi khuẩn. Các facebook, cơ quan cung cấp tin tức của Ý và ngoại quốc đua nhau tường trình câu truyện.
Cha Corbari cho rằng khi Đức Phanxicô ca ngợi tính sáng tạo của các linh mục Bắc Ý, rất có thể ngài ám chỉ việc làm của cha. Quả thực, trong bản tin ngày 15 tháng Ba, Hãng tin Zenit tường trình rằng trong bài nói chuyện lúc đọc kinh Truyền Tin, Đức Phanxicô cám ơn các linh mục ở Bắc Nước Ý đã tìm ra cả ngàn cách đầy sáng tạo để gần gũi dân Chúa.
Nhiều nơi khác chỉ biết chạy đến cùng Đức Mẹ “xin bầu chữa cứu giúp”. Đó là trường hợp giáo phận Lille, Pháp, theo tin CNA. Trước việc lần đầu tiên trong lịch sử, Hang Đức Mẹ Lộ Đức phải tạm đóng cửa, Đức Cha phụ tá là Antoine Hérourd đã tổ chức tuần 9 ngày dâng kính Đức Mẹ Lộ Đức bắt đầu ngày 17 tháng 3 và kết thúc vào ngày Lễ Truyền tin 25 tháng 3. Ngày 25 tháng 3 cũng là ngày Đức Mẹ hiện ra với Thánh Nữ Bernadette Soubirous lần thứ 16 và nói “Mẹ là Đấng Vô Nhiễm Thai”.
Nhân dịp này, Đức Cha phổ biến lời nguyện sau đây: “Lạy Mẹ Maria, vì Mẹ là nụ cười của Thiên Chúa, là sự phản ảnh ánh sáng Chúa Kitô, là nơi ngự của Chúa Thánh Thần, vì Mẹ đã chọn Thánh Nữ Bernadette trong cảnh nghèo khó của thánh nữ, Mẹ là sao mai, là cửa thiên đàng và là tạo vật đầu tiên được phục sinh, chúng con cầu xin Mẹ và phó mạng sống chúng con trong tay Mẹ vào ngay lúc nhiều người nam nữ sợ hãi cho sức khỏe của họ. Xin Mẹ trợ giúp người bệnh và người chăm sóc họ, chào đón người đã chết, và an ủi các gia đình”.
Trong khi ấy, người tín hữu nói chung, dù sẵn lòng chấp nhận và thi hành các quyết định của chính quyền và giáo quyền, nhưng vẫn cảm thấy rất mất mát. Cảm nhận này được Brian P. Flanagan diễn tả trên tạp chí America ngày 17 tháng 3. Anh viết: anh “biết ơn” quyết định ngưng cử hành Thánh Lễ, “nhưng tôi sẽ nói dối nếu nói rằng tôi không cảm thấy một cảm thức mất mát, rằng xem Thánh Thể trực tuyến cũng đáp ứng mong muốn như đích thân nhận lãnh”.
Và anh tự hỏi: làm thế nào để vẫn tiếp tục là thân thể Chúa Kitô ngay trong lúc cuộc khủng hoảng này đang diễn biến? Làm thế nào những người như chúng ta cần mình thánh Chúa Kitô như cần cơm nước tiếp tục nhận lãnh được nó?
Câu trả lời, theo anh, có hai: Chúng ta có thể gặp gỡ Chúa Kitô trong Kinh Thánh. Nhiều nhà xuất bản như Give Us This Day và Magnificat cung cấp truy cập miễn phí các tài liệu của họ trên mạng suốt trong thời gian khủng hoảng này. Nhiều nhà thờ và mục tử đang trực tiếp phát các thánh lễ trực tuyến và truyền hình...
Phương thức thứ hai là gặp gỡ Chúa Kitô trong những người dễ bị tổn thương nhất và anh trích dẫn Mátthêu 25: “khi Ta đói các con cho Ta ăn...”. Chương này được Thánh Gioan Kim Khẩu bình luận rất hay: “Anh chị em tôn kính mình thánh Chúa Kitô ư? Anh chị em đừng bỏ rơi Người khi Người trần truồng; khi tôn kính Người ở đây [trong nhà thờ] bằng phẩm phục lụa là, anh chị em đừng quên Người đang chết rét và trần truồng ờ ngoài kia... Nào được ích chi, nếu bàn thánh Người quả đầy chén vàng, nhưng Người chết vì đói?”
Linh mục Michael Rozier, Dòng Tên, cũng trên tạp chí America, cũng nhất trí với chính sách tách ly xã hội (social distancing), nhưng ngài cho rằng chúng ta không nên quên tình người. Thay vì bắt tay, ta có thể tặng một câu nói yêu thương và khẳng nhận; thay vì thăm viếng, ta có thể gọi điện thoại nhất là điện thoại thấy hình nhau (video call)...
Nhất là đừng nhìn người khác như một đe dọa, mà nhìn họ như người đồng hội đồng thuyền.
McAfee cho rằng, việc đóng cửa nhà thờ và không cử hành Thánh lễ công cộng không phải là điều nay mới có. Thực vậy, năm 1576, Thánh Charles Borromeo từng ra lệnh đóng cửa các nhà thờ ở Milan để tránh lây lan của bệnh dịch ngay trong Mùa Giáng Sinh. Chỉ có điều thánh lễ vẫn được cử hành hàng ngày, đây là nghĩa vụ của các linh mục và Thánh thể vẫn được ban phát thường xuyên và hết sức rộng rãi. Tuy nhiên, ông nhìn nhận rằng việc ngưng các thánh lễ công cộng trong dịp COVID-19 không hề là chuyện bôi bác và Thánh thể không phải là thuốc chống đỡ bệnh tật. Ông trích dẫn Thánh Tôma Tiến sĩ: “nếu thấy rượu nho bị chuốc độc, linh mục không nên lãnh nhận cũng như phân phối cho người khác bất cứ vì lý do gì, kẻo chén ban sự sống trở thành chén chết chóc” (Summa, III, 83, iii, Article 6).
Ông cũng phê phán những người thiển cận công kích các linh mục ngưng cử hành Thánh Lễ là hèn nhát, tương phản các ngài với sự can đảm của Giáo Hội và các tử đạo sơ khai. Nhưng thực ra, các tín hữu sơ khai cũng buộc phải cử hành Thánh Lễ bí mật tại các tư gia cả hàng thập niên hay tại các hang toại đạo. Các linh mục ở Toulouse thời Trung cổ cũng từng quyết định đóng cửa nhà thờ, lui vào hầm trú để tránh bị sát hại trong bàn tay lạc giáo Albi hòng duy trì hy vọng sống động cho các tín hữu.
Tuy nhiên, cha Sam Sawyer, Dòng Tên, nhờ việc hạn chế cử hành Thánh Lễ, mà tái khám phá ra sức mạnh của nó. Cha viết “Sáng nay, chúng tôi có thánh lễ tại cộng đồng Dòng Tên của chúng tôi, trong nhà nguyện nhỏ của chúng tôi, và tôi nghĩ chúng tôi chưa bao giờ ý thức được sức mạnh của Thánh lễ hay của việc chúng tôi lệ thuộc vào Thiên Chúa trong tư cách thừa tác viên bằng lúc biết rằng cộng đồng nhỏ bé của chúng tôi có thể đích thân có thánh lễ trong khi đại đa số người ta chung quanh chúng tôi phải cậy vào video trực tuyến để tham dự Thánh Lễ hôm nay”.
Mặc dù Edward Peters, một chuyên gia giáo luật cho rằng việc xem Thánh lễ trực tuyến không thay thế việc đích thân tham dự Thánh lễ, Cha Sawyer quả quyết rằng: “Mọi Thánh lễ đều là Thánh Lễ để cứu thế giới... Thánh lễ có sức mạnh bất kể chúng ta đích thân hiện diện ở đó hay không”. Phải chăng ngài muốn nói: tự nó Thánh Lễ có sức mạnh của nó bất kể có giáo dân tham dự hay không. Nhưng về phần giáo dân thì sao? Phải nói: Xem thánh lễ trực tuyến, tự nó, không thay thế được việc đích thân tham dự thánh lễ, ngoại trừ những trường hợp như Peters đã chỉ ra: bất khả kháng, được miễn chước hay đủ lý do để bào chữa, như trong trường hợp COVID-19.
Trường hợp này, không thể liều mạng bỏ qua các chỉ thị hợp lý của việc ngưng các thánh lễ công cộng. Cha Sawyer đồng ý như thế và ngài còn trích dẫn câu Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng: ngày sabát vì con người chứ con người không vì ngày sabát!
Tuy thế, ký giả Michael J. O’Loughlin trên tờ America vẫn cho rằng các biện pháp vừa đưa ra có nguy cơ gia tăng cảm thức cô đơn và trầm cảm và cảm thức này có thể góp phần làm cơn bệnh thêm trầm trọng nơi các vị cao niên, vốn thuộc lớp người tham dự Thánh Lễ đông đảo nhất. Giáo Hội nên tìm cách chăm sóc lớp tuổi này, nhất là sau khi các chính phủ Mỹ và Úc hạn chế việc thăm viếng các vị tại các viện dưỡng lão.
Và may mắn thay, Loughlin cho biết nhiều giáo phận Hoa Kỳ đã có kế hoạch đáp ứng. Tại tổng giáo phận Seattle, các linh mục và tuyên úy giáo dân “sẽ tiếp tục cung cấp việc chăm sóc mục vụ cho những người buộc phải ở trong nhà và bị kiểm dịch”. Có điều chỉ các linh mục dưới 60 tuổi mới nên phục vụ trong phạm vi này, phải đeo khẩu trang và chỉ được chăm sóc người bệnh trong vòng 15 phút. Nếu không được phép vào thăm, thì nên gọi điện thoại để cùng cầu nguyện với người bệnh trên điện thoại. Làm thế nào đừng để họ cảm thấy cô đơn.
Trên thực tế, các linh mục đã hết sức năng nổ trong việc nghĩ ra nhiều cách để gặp gỡ dân Chúa trong thời buổi “cấm cách” trên thực tế này. Facebook của Virna Flores tường thuật sáng kiến của Cha Scott Holmer thuộc xứ St Edward ở Bowie, Maryland: xưng tội ngồi trong xe “chạy qua” (drive-thru Confessions).
Cha viết trên trang mạng giáo xứ: “vì tôi không thể bảo đảm an ninh thể lý cho anh chị em bằng cách mở cửa nhà thờ hay văn phòng cho khách khứa, nên tôi đã lập ‘tòa giải tội lái xe chạy qua’ và sẽ ngồi giải tội ở sân đậu xe của Nhà thờ để giữ khoảng cách 6 ‘feet’ trong khi hối nhân vẫn ngồi trong xe”.
Những sáng kiến như thế chắc chắn không thiếu tại Ý hiện nay, có thể còn là các sáng kiến “táo bạo” hơn, mang đến cái chết cho ít nhất 10 linh mục cho đến nay. Elise Ann Allen, trên tạp chí Crux, tường thuật việc một linh mục Ý “lấp đầy các hàng ghế nhà thờ bằng hình các giáo dân trong xứ”. Đó là Cha Giuseppe Corbari – chánh xứ giáo xứ Các Thánh Quirico và Giulitta ở Robbiano, ngoại ô Milan, thuộc vùng Lombardy của Ý, vốn là tâm chấn của đại dịch COVID-19 ở nước này. Khi lệnh ngưng các thánh lễ công cộng được ban hành ngày 24 tháng Hai, Cha nghĩ cách hiện diện với 5,500 giáo dân có đăng ký của ngài, dù họ không được phép tham dự thánh lễ. Cha cảm thấy nhu cầu “ít nhất được thấy mặt mũi của người dân trong giáo xứ, vì cử hành thánh lễ mà nhìn các hàng ghế trống trơn thấy buồn làm sao”.
Thế là ngài kêu gọi giáo dân gửi hình của họ đến cho ngài để ngài dán vào các hàng ghế trong nhà thờ. Ngài nhận được hơn 100 bức hình. Thế là từ đấy, ngài được thấy họ mỗi lần dâng thánh lễ.
Cha cho biết điều ấy lên tinh thần cho giáo dân nhiều lắm: tuy ở nhà, họ cảm thấy như hiện diện trong thánh lễ! Nhờ thế, nhiều người thuộc các giáo xứ và thành phố khác cũng gửi hình tới. Gây nên hiện tượng loan truyền nhanh như vi khuẩn. Các facebook, cơ quan cung cấp tin tức của Ý và ngoại quốc đua nhau tường trình câu truyện.
Cha Corbari cho rằng khi Đức Phanxicô ca ngợi tính sáng tạo của các linh mục Bắc Ý, rất có thể ngài ám chỉ việc làm của cha. Quả thực, trong bản tin ngày 15 tháng Ba, Hãng tin Zenit tường trình rằng trong bài nói chuyện lúc đọc kinh Truyền Tin, Đức Phanxicô cám ơn các linh mục ở Bắc Nước Ý đã tìm ra cả ngàn cách đầy sáng tạo để gần gũi dân Chúa.
Nhiều nơi khác chỉ biết chạy đến cùng Đức Mẹ “xin bầu chữa cứu giúp”. Đó là trường hợp giáo phận Lille, Pháp, theo tin CNA. Trước việc lần đầu tiên trong lịch sử, Hang Đức Mẹ Lộ Đức phải tạm đóng cửa, Đức Cha phụ tá là Antoine Hérourd đã tổ chức tuần 9 ngày dâng kính Đức Mẹ Lộ Đức bắt đầu ngày 17 tháng 3 và kết thúc vào ngày Lễ Truyền tin 25 tháng 3. Ngày 25 tháng 3 cũng là ngày Đức Mẹ hiện ra với Thánh Nữ Bernadette Soubirous lần thứ 16 và nói “Mẹ là Đấng Vô Nhiễm Thai”.
Nhân dịp này, Đức Cha phổ biến lời nguyện sau đây: “Lạy Mẹ Maria, vì Mẹ là nụ cười của Thiên Chúa, là sự phản ảnh ánh sáng Chúa Kitô, là nơi ngự của Chúa Thánh Thần, vì Mẹ đã chọn Thánh Nữ Bernadette trong cảnh nghèo khó của thánh nữ, Mẹ là sao mai, là cửa thiên đàng và là tạo vật đầu tiên được phục sinh, chúng con cầu xin Mẹ và phó mạng sống chúng con trong tay Mẹ vào ngay lúc nhiều người nam nữ sợ hãi cho sức khỏe của họ. Xin Mẹ trợ giúp người bệnh và người chăm sóc họ, chào đón người đã chết, và an ủi các gia đình”.
Trong khi ấy, người tín hữu nói chung, dù sẵn lòng chấp nhận và thi hành các quyết định của chính quyền và giáo quyền, nhưng vẫn cảm thấy rất mất mát. Cảm nhận này được Brian P. Flanagan diễn tả trên tạp chí America ngày 17 tháng 3. Anh viết: anh “biết ơn” quyết định ngưng cử hành Thánh Lễ, “nhưng tôi sẽ nói dối nếu nói rằng tôi không cảm thấy một cảm thức mất mát, rằng xem Thánh Thể trực tuyến cũng đáp ứng mong muốn như đích thân nhận lãnh”.
Và anh tự hỏi: làm thế nào để vẫn tiếp tục là thân thể Chúa Kitô ngay trong lúc cuộc khủng hoảng này đang diễn biến? Làm thế nào những người như chúng ta cần mình thánh Chúa Kitô như cần cơm nước tiếp tục nhận lãnh được nó?
Câu trả lời, theo anh, có hai: Chúng ta có thể gặp gỡ Chúa Kitô trong Kinh Thánh. Nhiều nhà xuất bản như Give Us This Day và Magnificat cung cấp truy cập miễn phí các tài liệu của họ trên mạng suốt trong thời gian khủng hoảng này. Nhiều nhà thờ và mục tử đang trực tiếp phát các thánh lễ trực tuyến và truyền hình...
Phương thức thứ hai là gặp gỡ Chúa Kitô trong những người dễ bị tổn thương nhất và anh trích dẫn Mátthêu 25: “khi Ta đói các con cho Ta ăn...”. Chương này được Thánh Gioan Kim Khẩu bình luận rất hay: “Anh chị em tôn kính mình thánh Chúa Kitô ư? Anh chị em đừng bỏ rơi Người khi Người trần truồng; khi tôn kính Người ở đây [trong nhà thờ] bằng phẩm phục lụa là, anh chị em đừng quên Người đang chết rét và trần truồng ờ ngoài kia... Nào được ích chi, nếu bàn thánh Người quả đầy chén vàng, nhưng Người chết vì đói?”
Linh mục Michael Rozier, Dòng Tên, cũng trên tạp chí America, cũng nhất trí với chính sách tách ly xã hội (social distancing), nhưng ngài cho rằng chúng ta không nên quên tình người. Thay vì bắt tay, ta có thể tặng một câu nói yêu thương và khẳng nhận; thay vì thăm viếng, ta có thể gọi điện thoại nhất là điện thoại thấy hình nhau (video call)...
Nhất là đừng nhìn người khác như một đe dọa, mà nhìn họ như người đồng hội đồng thuyền.