Lúc 5g30 chiều thứ Bẩy 25 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Kinh Chiều tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành để bế mạc Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo. Chủ đề của Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo năm nay, được trích từ Sách Tông Đồ Công Vụ “Họ đã đối xử với chúng tôi một cách nhân đạo hiếm có”, tường thuật câu chuyện Thánh Phaolô được cứu khỏi tai nạn đắm tàu tại Malta.
Năm ngoái, 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi kinh chiều trọng thể khai mạc tuần lễ này vì sau đó ngài phải tông du Panama nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Tuy nhiên, theo thông thường truyền thống của các vị tiền nhiệm, Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự buổi kinh chiều trọng thể bế mạc Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô vào chiều ngày 25 tháng Giêng.
Tham dự buổi lễ có khoảng 20 vị Hồng Y, và các Giám Mục trong giáo triều Rôma, cùng đông đảo giáo sĩ, tu sĩ và anh chị em giáo dân. Bên cạnh đó, còn có đại diện của các Giáo hội Kitô và các Cộng đồng Giáo hội khác hiện diện tại Rôma; đặc biệt là Đức Tổng Giám Mục Gennadios, đại diện của Tòa Thượng Phụ Đại Kết; Đức Cha Ian Ernest, đại diện tại Rôma cho Đức Tổng Giám Mục Canterbury của Anh Giáo. Ngoài ra, còn có phái đoàn Đại Kết Phần Lan; các sinh viên của Viện Đại kết Bossey, đang trong chuyến thăm Rôma để đào sâu kiến thức của họ về Giáo Hội Công Giáo; và các sinh viên Chính Thống đang theo học tại Rôma.
Lịch sử tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô Giáo.
Năm 1908, Mục Sư Paul Wattson đang coi sóc một nhà thờ Anh giáo ở Graymoor, New York, đưa ra sáng kiến cử hành một tuần Tám Ngày cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô Giáo với sự hỗ trợ của các giám mục Anh giáo và Công Giáo, trong đó có Đức Hồng Y William O'Connell của Boston. Tuần Tám Ngày này bắt đầu vào ngày 18 tháng Giêng, lúc bấy giờ là Lễ Ngai Tòa Thánh Phêrô ở Rôma, và kết thúc vào ngày 25 tháng Giêng, Lễ Thánh Phaolô Trở Lại.
Năm sau, mục sư Wattson và toàn thể cộng đoàn Anh Giáo của ngài gia nhập Giáo Hội Công Giáo, và vào năm tiếp theo, tức là năm 1910, cựu mục sư Wattson đã được thụ phong linh mục.
Sáng kiến cử hành một tuần Tám Ngày cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô Giáo lan tràn nhanh chóng, và vào năm 1916, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 15, cổ vũ sáng kiến này trong toàn thể Giáo Hội và Tuần Tám ngày này chính thức mang tên Tuần Cầu Nguyện cho Hiệp Nhất Kitô Giáo.
Năm 1964, Công Đồng Vatican II ban hành Sắc Lệnh Đại Kết (Unitatis Redintegratio), và ngày 30/5/1995, Chân Phước Gioan Phaolô II ban hành thông điệp Ut Unum Sint, gồm có ba chương với những tựa đề: Sự dấn thân của Giáo Hội Công Giáo vào công cuộc đại kết; các kết quả của tiến trình đối thoại; và đường còn xa lắm không? Thông điệp đã kiểm điểm những thành quả của tiến trình đối thoại; và phác họa những bước còn phải tiếp tục.
Đây là hai văn kiện làm nền tảng cho Tuần Cầu Nguyện cho Hiệp Nhất Kitô Giáo.
Vào đầu buổi lễ, Đức Thánh Cha đã cùng cầu nguyện với các nhà lãnh đạo Kitô giáo khác tại trước mộ Thánh Phaolô Tông Đồ.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Trên khoang con tàu đưa tù nhân Phaolô đến Rôma có ba nhóm người khác nhau. Quyền thế nhất là nhóm được tạo thành từ những người lính, dưới quyền của một viên đội trưởng. Sau đó, là nhóm các thủy thủ, tất nhiên mọi người phải phụ thuộc vào họ trong chuyến hải hành dài này. Cuối cùng, là nhóm những người yếu thế nhất và dễ bị tổn thương nhất: đó là các tù nhân.
Khi con tàu mắc cạn gần bờ biển Malta, sau khi đã phải trải qua cơn bão trong nhiều ngày, những người lính dự định giết hết các tù nhân để bảo đảm không ai trốn thoát được, nhưng họ bị viên đội trưởng ngăn cản vì ông muốn cứu Thánh Phaolô. Trên thực tế, dù chỉ là một trong những người yếu thế nhất, Phaolô đã đem lại một điều quan trọng đối với những người bạn đồng hành của mình. Trong khi mọi người đang mất hết hy vọng sống sót, Tông đồ Phaolô đã mang đến cho họ một thông điệp hy vọng bất ngờ. Một thiên thần đã nói thế này để trấn an ngài: “Đừng sợ, Phaolô: Thiên Chúa muốn cho tất cả những người cùng đi tàu với anh được sống” (Cv 27:24).
Sự tin tưởng của Phaolô được chứng tỏ là có cơ sở và cuối cùng tất cả hành khách đều được cứu và, một khi họ đến Malta, họ trải nghiệm sự hiếu khách của cư dân trên đảo, cũng như lòng tốt và tình người của họ. Chủ đề của Tuần lễ Cầu nguyện này, được kết thúc ngày hôm nay, đã được chọn từ chi tiết quan trọng đó.
Anh chị em thân mến, trình thuật này của Sách Tông Đồ Công Vụ cũng nói lên hành trình đại kết của chúng ta, hướng đến sự hiệp nhất mà Thiên Chúa hằng mong mỏi. Đầu tiên, câu chuyện này cho chúng ta biết rằng những người yếu đuối và dễ bị tổn thương, những người có ít vật chất để trao ra lại là những người tìm thấy sự giàu có của họ trong Chúa, và có thể đưa ra những thông điệp quý giá vì thiện ích của tất cả mọi người. Chúng ta hãy nghĩ về các cộng đồng Kitô giáo: ngay cả những cộng đồng nhỏ nhất và chẳng có ý nghĩa bao nhiêu trong mắt thế gian, nếu họ được Chúa Thánh Thần linh hứng, nếu họ sống tình yêu dành cho Thiên Chúa và người lân cận, họ sẽ có một thông điệp để trao ban cho toàn thể gia đình Kitô hữu. Chúng ta hãy nghĩ đến các cộng đồng Kitô giáo bị gạt ra ngoài lề và bị bách hại. Như trong câu chuyện về vụ đắm tàu của Thánh Phaolô, thường người yếu nhất lại là người mang thông điệp cứu rỗi quan trọng nhất. Bởi vì Thiên Chúa thích làm theo cách này: Ngài muốn cứu chúng ta không phải bằng sức mạnh của thế gian, nhưng bằng sự yếu đuối của thập tự giá (x. 1Cr 1,20-25). Do đó, là môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta phải cẩn thận đừng để mình bị cuốn hút bởi luận lý của thế gian, nhưng phải biết lắng nghe những người bé mọn và người nghèo, bởi vì Thiên Chúa thích gửi thông điệp của Người qua những người ấy, là những người rất giống với Người Con đã hoá thành nhục thể của Người.
Trình thuật của Sách Tông Đồ Công Vụ nhắc nhở chúng ta về một khía cạnh thứ hai: đó là ưu tiên của Thiên Chúa là ơn cứu rỗi của tất cả mọi người như thiên thần đã nói với Thánh Phaolô: “Thiên Chúa muốn cho tất cả những người cùng đi tàu với anh được sống”. Đó là điểm mà Thánh Phaolô nhấn mạnh. Chúng ta cũng cần phải lặp lại điều đó: nhiệm vụ của chúng ta là thực hiện mong muốn ưu tiên của Thiên Chúa, Đấng, như Thánh Phaolô viết, “muốn cho mọi người được cứu độ” (1 Tm 2: 4).
Đó là một lời mời gọi chúng ta không chỉ cống hiến cho riêng cộng đồng của mình mà thôi, nhưng phải mở rộng lòng chúng ta ra cho thiện ích của mọi người, với cái nhìn phổ quát của Thiên Chúa, Đấng đã nhập thể để ôm lấy toàn thể loài người, đã chết và phục sinh để cứu rỗi tất cả mọi người. Nếu, với ân sủng của Ngài, chúng ta biết đồng hóa tầm nhìn của chúng ta với viễn kiến của Ngài, thì chúng ta có thể vượt qua sự chia rẽ giữa nhau. Trong vụ đắm tàu của Thánh Phaolô, mỗi người đều đóng góp để tất cả cùng được cứu: viên đội trưởng đưa ra các quyết định quan trọng, các thủy thủ đưa kiến thức và kỹ năng của họ ra cho mọi người áp dụng, Thánh Phaolô khuyến khích những người tuyệt vọng. Các Kitô hữu ngày nay cũng thế, mỗi cộng đồng đều có một đặc sủng để trao ban cho những người khác. Càng nhìn xa hơn những lợi ích phe phái và càng cố vượt thắng những di sản của quá khứ với mong muốn tiến tới một bờ bến chung, chúng ta sẽ càng tự phát nhận ra, chào đón và chia sẻ những món quà này.
Và chúng ta đi đến một khía cạnh thứ ba, là trung tâm của tuần cầu nguyện này: đó là lòng hiếu khách. Thánh Luca, trong chương cuối cùng của Sách Tông Đồ Công Vụ, nói về người dân Malta như sau: “Họ đối xử với chúng tôi với sự tử tế”, hoặc: “với tình người hiếm có” (câu 2). Ngọn lửa thắp sáng trên bờ để sưởi ấm những người bị mắc cạn là một biểu tượng đẹp đẽ cho sự ấm áp của tình người bất ngờ bao quanh họ. Ngay cả vị thống đốc của hòn đảo cũng tỏ ra thân thiện và hiếu khách với Phaolô, và thánh nhân đã đáp lại bằng cách chữa lành cho cha ông ta và sau đó cho nhiều bệnh nhân khác (xem câu 7-9). Cuối cùng, khi Thánh Phaolô và những người đi cùng với ngài khởi hành đến Ý, người dân Malta đã hào phóng trao tặng cho họ những thứ cần thiết (câu 10).
Từ tuần cầu nguyện này, chúng ta muốn học cách trở nên hiếu khách hơn, trước hết là trong vòng các Kitô hữu với nhau, ngay cả trong số các anh em của những hệ phái khác nhau. Lòng hiếu khách là một trong các truyền thống của các cộng đồng và gia đình Kitô giáo. Những người cao niên của chúng ta đã dạy chúng ta qua tấm gương là trên bàn của một ngôi nhà Kitô hữu luôn có một đĩa súp cho người bạn đi qua hoặc những người gõ cửa cần giúp đỡ. Và trong các tu viện, vị khách được đối xử rất tôn trọng, như thể người ấy là Chúa Kitô. Chúng ta đừng đánh mất, nhưng hãy làm sống lại những phong tục hiểu biết Tin Mừng này!
Anh chị em thân mến, với những tình cảm này, tôi gửi lời chào thân ái và tình huynh đệ tới Đức Tổng Giám Mục Gennadios, đại diện cho Đức Thượng Phụ Đại Kết; Đức Cha Ian Ernest, đặc sứ tại Rôma của Đức Tổng Giám Mục thành Canterbury, và tất cả các đại diện của nhiều giáo hội và cộng đồng giáo hội đã tập trung tại đây. Tôi cũng chào các sinh viên của Học viện Đại kết Bossey, đang viếng thăm Rôma để đào sâu kiến thức về Giáo Hội Công Giáo, và giới trẻ Chính Thống Đông phương và Chính Thống Giáo đang học ở đây với học bổng của Ủy ban Hợp tác Văn hóa với các Giáo hội Chính thống, được điều hành bởi Hội đồng Giáo Hoàng cổ vũ hiệp nhất Kitô giáo, mà tôi xin gởi chào và cảm ơn. Cùng nhau, không bao giờ mệt mỏi, chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện để xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng hiệp nhất trọn vẹn với nhau.
Vào cuối buổi lễ, trước khi Đức Thánh Cha ban Phép Lành Tòa Thánh, Đức Hồng Y Kurt Kurt Koch, Chủ Tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Đại kết Kitô giáo, đã gửi lời chào tới Đức Thánh Cha nhân danh các vị tham dự.
Source:Libreria Editrice VaticanaCELEBRAZIONE DEI SECONDI VESPRI LIII SETTIMANA DI PREGHIERA PER L'UNITÀ DEI CRISTIANI OMELIA DEL SANTO PADRE FRANCESCO Basilica di San Paolo fuori le Mura Sabato, 25 gennaio 2020
Năm ngoái, 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi kinh chiều trọng thể khai mạc tuần lễ này vì sau đó ngài phải tông du Panama nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Tuy nhiên, theo thông thường truyền thống của các vị tiền nhiệm, Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự buổi kinh chiều trọng thể bế mạc Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô vào chiều ngày 25 tháng Giêng.
Tham dự buổi lễ có khoảng 20 vị Hồng Y, và các Giám Mục trong giáo triều Rôma, cùng đông đảo giáo sĩ, tu sĩ và anh chị em giáo dân. Bên cạnh đó, còn có đại diện của các Giáo hội Kitô và các Cộng đồng Giáo hội khác hiện diện tại Rôma; đặc biệt là Đức Tổng Giám Mục Gennadios, đại diện của Tòa Thượng Phụ Đại Kết; Đức Cha Ian Ernest, đại diện tại Rôma cho Đức Tổng Giám Mục Canterbury của Anh Giáo. Ngoài ra, còn có phái đoàn Đại Kết Phần Lan; các sinh viên của Viện Đại kết Bossey, đang trong chuyến thăm Rôma để đào sâu kiến thức của họ về Giáo Hội Công Giáo; và các sinh viên Chính Thống đang theo học tại Rôma.
Lịch sử tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô Giáo.
Năm 1908, Mục Sư Paul Wattson đang coi sóc một nhà thờ Anh giáo ở Graymoor, New York, đưa ra sáng kiến cử hành một tuần Tám Ngày cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô Giáo với sự hỗ trợ của các giám mục Anh giáo và Công Giáo, trong đó có Đức Hồng Y William O'Connell của Boston. Tuần Tám Ngày này bắt đầu vào ngày 18 tháng Giêng, lúc bấy giờ là Lễ Ngai Tòa Thánh Phêrô ở Rôma, và kết thúc vào ngày 25 tháng Giêng, Lễ Thánh Phaolô Trở Lại.
Năm sau, mục sư Wattson và toàn thể cộng đoàn Anh Giáo của ngài gia nhập Giáo Hội Công Giáo, và vào năm tiếp theo, tức là năm 1910, cựu mục sư Wattson đã được thụ phong linh mục.
Sáng kiến cử hành một tuần Tám Ngày cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô Giáo lan tràn nhanh chóng, và vào năm 1916, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 15, cổ vũ sáng kiến này trong toàn thể Giáo Hội và Tuần Tám ngày này chính thức mang tên Tuần Cầu Nguyện cho Hiệp Nhất Kitô Giáo.
Năm 1964, Công Đồng Vatican II ban hành Sắc Lệnh Đại Kết (Unitatis Redintegratio), và ngày 30/5/1995, Chân Phước Gioan Phaolô II ban hành thông điệp Ut Unum Sint, gồm có ba chương với những tựa đề: Sự dấn thân của Giáo Hội Công Giáo vào công cuộc đại kết; các kết quả của tiến trình đối thoại; và đường còn xa lắm không? Thông điệp đã kiểm điểm những thành quả của tiến trình đối thoại; và phác họa những bước còn phải tiếp tục.
Đây là hai văn kiện làm nền tảng cho Tuần Cầu Nguyện cho Hiệp Nhất Kitô Giáo.
Vào đầu buổi lễ, Đức Thánh Cha đã cùng cầu nguyện với các nhà lãnh đạo Kitô giáo khác tại trước mộ Thánh Phaolô Tông Đồ.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Trên khoang con tàu đưa tù nhân Phaolô đến Rôma có ba nhóm người khác nhau. Quyền thế nhất là nhóm được tạo thành từ những người lính, dưới quyền của một viên đội trưởng. Sau đó, là nhóm các thủy thủ, tất nhiên mọi người phải phụ thuộc vào họ trong chuyến hải hành dài này. Cuối cùng, là nhóm những người yếu thế nhất và dễ bị tổn thương nhất: đó là các tù nhân.
Khi con tàu mắc cạn gần bờ biển Malta, sau khi đã phải trải qua cơn bão trong nhiều ngày, những người lính dự định giết hết các tù nhân để bảo đảm không ai trốn thoát được, nhưng họ bị viên đội trưởng ngăn cản vì ông muốn cứu Thánh Phaolô. Trên thực tế, dù chỉ là một trong những người yếu thế nhất, Phaolô đã đem lại một điều quan trọng đối với những người bạn đồng hành của mình. Trong khi mọi người đang mất hết hy vọng sống sót, Tông đồ Phaolô đã mang đến cho họ một thông điệp hy vọng bất ngờ. Một thiên thần đã nói thế này để trấn an ngài: “Đừng sợ, Phaolô: Thiên Chúa muốn cho tất cả những người cùng đi tàu với anh được sống” (Cv 27:24).
Sự tin tưởng của Phaolô được chứng tỏ là có cơ sở và cuối cùng tất cả hành khách đều được cứu và, một khi họ đến Malta, họ trải nghiệm sự hiếu khách của cư dân trên đảo, cũng như lòng tốt và tình người của họ. Chủ đề của Tuần lễ Cầu nguyện này, được kết thúc ngày hôm nay, đã được chọn từ chi tiết quan trọng đó.
Anh chị em thân mến, trình thuật này của Sách Tông Đồ Công Vụ cũng nói lên hành trình đại kết của chúng ta, hướng đến sự hiệp nhất mà Thiên Chúa hằng mong mỏi. Đầu tiên, câu chuyện này cho chúng ta biết rằng những người yếu đuối và dễ bị tổn thương, những người có ít vật chất để trao ra lại là những người tìm thấy sự giàu có của họ trong Chúa, và có thể đưa ra những thông điệp quý giá vì thiện ích của tất cả mọi người. Chúng ta hãy nghĩ về các cộng đồng Kitô giáo: ngay cả những cộng đồng nhỏ nhất và chẳng có ý nghĩa bao nhiêu trong mắt thế gian, nếu họ được Chúa Thánh Thần linh hứng, nếu họ sống tình yêu dành cho Thiên Chúa và người lân cận, họ sẽ có một thông điệp để trao ban cho toàn thể gia đình Kitô hữu. Chúng ta hãy nghĩ đến các cộng đồng Kitô giáo bị gạt ra ngoài lề và bị bách hại. Như trong câu chuyện về vụ đắm tàu của Thánh Phaolô, thường người yếu nhất lại là người mang thông điệp cứu rỗi quan trọng nhất. Bởi vì Thiên Chúa thích làm theo cách này: Ngài muốn cứu chúng ta không phải bằng sức mạnh của thế gian, nhưng bằng sự yếu đuối của thập tự giá (x. 1Cr 1,20-25). Do đó, là môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta phải cẩn thận đừng để mình bị cuốn hút bởi luận lý của thế gian, nhưng phải biết lắng nghe những người bé mọn và người nghèo, bởi vì Thiên Chúa thích gửi thông điệp của Người qua những người ấy, là những người rất giống với Người Con đã hoá thành nhục thể của Người.
Trình thuật của Sách Tông Đồ Công Vụ nhắc nhở chúng ta về một khía cạnh thứ hai: đó là ưu tiên của Thiên Chúa là ơn cứu rỗi của tất cả mọi người như thiên thần đã nói với Thánh Phaolô: “Thiên Chúa muốn cho tất cả những người cùng đi tàu với anh được sống”. Đó là điểm mà Thánh Phaolô nhấn mạnh. Chúng ta cũng cần phải lặp lại điều đó: nhiệm vụ của chúng ta là thực hiện mong muốn ưu tiên của Thiên Chúa, Đấng, như Thánh Phaolô viết, “muốn cho mọi người được cứu độ” (1 Tm 2: 4).
Đó là một lời mời gọi chúng ta không chỉ cống hiến cho riêng cộng đồng của mình mà thôi, nhưng phải mở rộng lòng chúng ta ra cho thiện ích của mọi người, với cái nhìn phổ quát của Thiên Chúa, Đấng đã nhập thể để ôm lấy toàn thể loài người, đã chết và phục sinh để cứu rỗi tất cả mọi người. Nếu, với ân sủng của Ngài, chúng ta biết đồng hóa tầm nhìn của chúng ta với viễn kiến của Ngài, thì chúng ta có thể vượt qua sự chia rẽ giữa nhau. Trong vụ đắm tàu của Thánh Phaolô, mỗi người đều đóng góp để tất cả cùng được cứu: viên đội trưởng đưa ra các quyết định quan trọng, các thủy thủ đưa kiến thức và kỹ năng của họ ra cho mọi người áp dụng, Thánh Phaolô khuyến khích những người tuyệt vọng. Các Kitô hữu ngày nay cũng thế, mỗi cộng đồng đều có một đặc sủng để trao ban cho những người khác. Càng nhìn xa hơn những lợi ích phe phái và càng cố vượt thắng những di sản của quá khứ với mong muốn tiến tới một bờ bến chung, chúng ta sẽ càng tự phát nhận ra, chào đón và chia sẻ những món quà này.
Và chúng ta đi đến một khía cạnh thứ ba, là trung tâm của tuần cầu nguyện này: đó là lòng hiếu khách. Thánh Luca, trong chương cuối cùng của Sách Tông Đồ Công Vụ, nói về người dân Malta như sau: “Họ đối xử với chúng tôi với sự tử tế”, hoặc: “với tình người hiếm có” (câu 2). Ngọn lửa thắp sáng trên bờ để sưởi ấm những người bị mắc cạn là một biểu tượng đẹp đẽ cho sự ấm áp của tình người bất ngờ bao quanh họ. Ngay cả vị thống đốc của hòn đảo cũng tỏ ra thân thiện và hiếu khách với Phaolô, và thánh nhân đã đáp lại bằng cách chữa lành cho cha ông ta và sau đó cho nhiều bệnh nhân khác (xem câu 7-9). Cuối cùng, khi Thánh Phaolô và những người đi cùng với ngài khởi hành đến Ý, người dân Malta đã hào phóng trao tặng cho họ những thứ cần thiết (câu 10).
Từ tuần cầu nguyện này, chúng ta muốn học cách trở nên hiếu khách hơn, trước hết là trong vòng các Kitô hữu với nhau, ngay cả trong số các anh em của những hệ phái khác nhau. Lòng hiếu khách là một trong các truyền thống của các cộng đồng và gia đình Kitô giáo. Những người cao niên của chúng ta đã dạy chúng ta qua tấm gương là trên bàn của một ngôi nhà Kitô hữu luôn có một đĩa súp cho người bạn đi qua hoặc những người gõ cửa cần giúp đỡ. Và trong các tu viện, vị khách được đối xử rất tôn trọng, như thể người ấy là Chúa Kitô. Chúng ta đừng đánh mất, nhưng hãy làm sống lại những phong tục hiểu biết Tin Mừng này!
Anh chị em thân mến, với những tình cảm này, tôi gửi lời chào thân ái và tình huynh đệ tới Đức Tổng Giám Mục Gennadios, đại diện cho Đức Thượng Phụ Đại Kết; Đức Cha Ian Ernest, đặc sứ tại Rôma của Đức Tổng Giám Mục thành Canterbury, và tất cả các đại diện của nhiều giáo hội và cộng đồng giáo hội đã tập trung tại đây. Tôi cũng chào các sinh viên của Học viện Đại kết Bossey, đang viếng thăm Rôma để đào sâu kiến thức về Giáo Hội Công Giáo, và giới trẻ Chính Thống Đông phương và Chính Thống Giáo đang học ở đây với học bổng của Ủy ban Hợp tác Văn hóa với các Giáo hội Chính thống, được điều hành bởi Hội đồng Giáo Hoàng cổ vũ hiệp nhất Kitô giáo, mà tôi xin gởi chào và cảm ơn. Cùng nhau, không bao giờ mệt mỏi, chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện để xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng hiệp nhất trọn vẹn với nhau.
Vào cuối buổi lễ, trước khi Đức Thánh Cha ban Phép Lành Tòa Thánh, Đức Hồng Y Kurt Kurt Koch, Chủ Tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Đại kết Kitô giáo, đã gửi lời chào tới Đức Thánh Cha nhân danh các vị tham dự.
Source:Libreria Editrice Vaticana