Trong Thánh lễ sáng thứ Năm, 17 tháng Năm, tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày các suy tư của ngài về sự hiệp nhất. Một loại là hiệp nhất “đích thực”, và loại kia là hiệp nhất “giả mạo”.
Bài đọc thứ nhất trích từ sách Tông Đồ Công Vụ (Cv 23:6-11) và bài Phúc Âm theo Thánh Gioan (Ga 17:20-26) cho chúng ta thấy hai loại hiệp nhất này.
Hiệp nhất giả mạo tạo ra các chia rẽ.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét rằng một sự hiệp nhất giả tạo đã nối kết những người cùng buộc tội Thánh Phaolô lại với nhau. Nó giả mạo bởi vì nó dẫn đến sự chia rẽ, ngài nói. Những người Sađốc và người Biệt phái lúc đầu đồng tâm hiệp ý với nhau lên án Thánh Phaolô. Nhưng Thánh Phaolô đã lật ngửa lên “tảng đá chia rẽ họ” khi nhận xét rằng ngài bị đưa ra xét xử bởi vì “niềm hy vọng vào sự sống lại từ kẻ chết”.
Lanh trí và đầy khôn ngoan của Thánh Thần, thánh nhân nói giữa công nghị rằng: “Thưa anh em, tôi là người biệt phái, con của người biệt phái, tôi bị xét xử vì niềm hy vọng và vì niềm tin vào sự sống lại”.
Nghe những lời này, sự bất đồng giữa những người tố cáo thánh nhân lập tức bộc lộ, họ bắt đầu tranh luận gay gắt và bất đồng với nhau vì sự hiệp nhất giữa họ chỉ là giả tạo. Bè Sađốc không tin có sự sống lại, cũng chẳng tin vào thần thánh; còn nhóm biệt phái lại tin tưởng tất cả những điều đó.
Trường hợp này cũng như trong Chúa Nhật Lễ Lá, cùng một đám người [đã từng tung hô Chúa] lại biến thành một đám đông cuồng nộ vô danh. Đức Thánh Cha gọi việc này là một “sự khai thác và cũng đồng thời là một sự khinh miệt con người bởi vì nó biến họ thành một đám đông cuồng nộ vô danh. Đây là một yếu tố thường tự lập lại. Chúng ta hãy suy tư về điều này. Trong Chúa Nhật Lễ Lá, mọi người tung hô Chúa: “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến.” Rồi đến ngày Thứ Sáu sau đó, cũng lại đám dân ấy đã gào lên ‘Đóng đinh nó’. Chuyện gì đã xảy ra? Họ tẩy não mình, và đổi trắng thay đen mọi thứ. Họ đã trở thành một đám đông cuồng loạn chỉ biết hủy diệt.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng đây là một động lực nằm dưới mọi lời lên án, vu khống hay phỉ báng. Ngay cả ở các giáo xứ: “Khi hai hay ba người bắt đầu phê bình người khác và nói sau lưng ai đó. Họ tạo ra một sự hiệp nhất giả tạo để lên án người ta. Họ cảm thấy an toàn khi cùng nhau lên án người khác. Họ lên án người ta trong tâm trí mình trước khi có hành động cụ thể; rồi cuối cùng họ lại lên án lẫn nhau bởi vì họ chia rẽ. Như thế, thói nói xấu người khác là một hành vi giết người bởi vì nó hủy hoại con người, nó hủy hại danh tiếng của họ.”
Hiệp nhất đích thực.
Chúng ta hãy nghĩ đến sự cao cả mà chúng ta được mời gọi: đó là nên một với Chúa Giêsu và với Chúa Cha. Cùng đích của chúng ta phải là trở nên “những người nam nữ hiệp nhất với nhau, luôn cùng nhau tiến bước trên con đường hiệp nhất, không phải sự hiệp nhất giả tạo hay một sự hiệp nhất không có thực chất chỉ nhằm trỗi vượt hơn người ta, và lên án người khác, không phải sự hiệp nhất nhằm mưu cầu những thứ lợi lộc không phải của mình, những thứ lợi lộc thế gian hủy diệt con người của ma quỷ. Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng để luôn bước trên con đường của sự hiệp nhất đích thực.”
Bài đọc thứ nhất trích từ sách Tông Đồ Công Vụ (Cv 23:6-11) và bài Phúc Âm theo Thánh Gioan (Ga 17:20-26) cho chúng ta thấy hai loại hiệp nhất này.
Hiệp nhất giả mạo tạo ra các chia rẽ.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét rằng một sự hiệp nhất giả tạo đã nối kết những người cùng buộc tội Thánh Phaolô lại với nhau. Nó giả mạo bởi vì nó dẫn đến sự chia rẽ, ngài nói. Những người Sađốc và người Biệt phái lúc đầu đồng tâm hiệp ý với nhau lên án Thánh Phaolô. Nhưng Thánh Phaolô đã lật ngửa lên “tảng đá chia rẽ họ” khi nhận xét rằng ngài bị đưa ra xét xử bởi vì “niềm hy vọng vào sự sống lại từ kẻ chết”.
Lanh trí và đầy khôn ngoan của Thánh Thần, thánh nhân nói giữa công nghị rằng: “Thưa anh em, tôi là người biệt phái, con của người biệt phái, tôi bị xét xử vì niềm hy vọng và vì niềm tin vào sự sống lại”.
Nghe những lời này, sự bất đồng giữa những người tố cáo thánh nhân lập tức bộc lộ, họ bắt đầu tranh luận gay gắt và bất đồng với nhau vì sự hiệp nhất giữa họ chỉ là giả tạo. Bè Sađốc không tin có sự sống lại, cũng chẳng tin vào thần thánh; còn nhóm biệt phái lại tin tưởng tất cả những điều đó.
Trường hợp này cũng như trong Chúa Nhật Lễ Lá, cùng một đám người [đã từng tung hô Chúa] lại biến thành một đám đông cuồng nộ vô danh. Đức Thánh Cha gọi việc này là một “sự khai thác và cũng đồng thời là một sự khinh miệt con người bởi vì nó biến họ thành một đám đông cuồng nộ vô danh. Đây là một yếu tố thường tự lập lại. Chúng ta hãy suy tư về điều này. Trong Chúa Nhật Lễ Lá, mọi người tung hô Chúa: “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến.” Rồi đến ngày Thứ Sáu sau đó, cũng lại đám dân ấy đã gào lên ‘Đóng đinh nó’. Chuyện gì đã xảy ra? Họ tẩy não mình, và đổi trắng thay đen mọi thứ. Họ đã trở thành một đám đông cuồng loạn chỉ biết hủy diệt.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng đây là một động lực nằm dưới mọi lời lên án, vu khống hay phỉ báng. Ngay cả ở các giáo xứ: “Khi hai hay ba người bắt đầu phê bình người khác và nói sau lưng ai đó. Họ tạo ra một sự hiệp nhất giả tạo để lên án người ta. Họ cảm thấy an toàn khi cùng nhau lên án người khác. Họ lên án người ta trong tâm trí mình trước khi có hành động cụ thể; rồi cuối cùng họ lại lên án lẫn nhau bởi vì họ chia rẽ. Như thế, thói nói xấu người khác là một hành vi giết người bởi vì nó hủy hoại con người, nó hủy hại danh tiếng của họ.”
Hiệp nhất đích thực.
Chúng ta hãy nghĩ đến sự cao cả mà chúng ta được mời gọi: đó là nên một với Chúa Giêsu và với Chúa Cha. Cùng đích của chúng ta phải là trở nên “những người nam nữ hiệp nhất với nhau, luôn cùng nhau tiến bước trên con đường hiệp nhất, không phải sự hiệp nhất giả tạo hay một sự hiệp nhất không có thực chất chỉ nhằm trỗi vượt hơn người ta, và lên án người khác, không phải sự hiệp nhất nhằm mưu cầu những thứ lợi lộc không phải của mình, những thứ lợi lộc thế gian hủy diệt con người của ma quỷ. Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng để luôn bước trên con đường của sự hiệp nhất đích thực.”