Năm 2016, cô giáo Trần Thị Lam, Trường Phổ thông Trung học chuyên Hà Tĩnh đã cho phổ biến bài ‘Ðất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh ?’.Thật vậy, trong thời gian hai tháng qua với vụ đương đầu tại bãi Tư Chính và trong tháng mười tới đây, cuộc gặp gỡ giữa hai ông Donald Trump và Nguyễn Phú Trọng có đem lại Dân Quyền cho đồng bào trong nước không ? Do đó, toàn dân Việt Nam ước mong người Mỹ gốc Việt yêu cầu Chính quyền Hoa Kỳ can thiệp hầu người dân Việt góp ý để xây dựng Ðất Nước và tham gia Bầu và Ưùng cử để tuyển chọn nhân tài đức điều hành Quốc sự.

I.- ÐỐI ÐẦU TẠI BÃI TƯ CHÍNH.

Sau khi thất bại trong việc cho Hà Nội một bài học vô cùng dã man đối với thường dân Việt tay không năm 1979, Trung cộng đã chấp thuận cho Việt Nam cộng sản tái lập bang giao năm 1990. Từ đó, hai nước anh em cộng sản hợp tác gây nên cái gọi là Phương châm 16 chữ vàng (Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) và 4 tốt (Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt).

Thế rồi, lợi dụng hỏa lực mạnh hơn, ngày 03.07.2019, Trung cộng đưa tàu thăm dò ‘Hải Dương Địa chất 8’ (Haiyang Dizhi 8) vào gần Bãi Tư Chính thuộc quần đảo Trường Sa, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Đi theo bảo vệ tàu này còn có ba tàu hải giám Tàu được vệ tinh phát hiện, đặc biệt là tàu hải giám trên 10.000 tấn ký hiệu 3901 và tàu dân quân biển Qiong Sansah Yu001. Do đó, sự kiện này đã tạo ra một cuộc đối đầu giữa các tàu của lực lượng hải cảnh Việt và Trung cộng trong thời gian qua vẫn đang tiếp diễn. Tại đây, một công ty Nga tên Rosneft đang thực thi việc thăm dò dầu khí tại Lô 06.1 của Việt Nam chiếu hợp đồng ký với Việt Nam. Công ty này thuê giàn khoan Hakuryu-5 của Công ty Khoan thăm dò Nhật Bản (JDC) hoạt động từ ngày 15.05.2019. Trrước đây, năm 2014, Trung cộng cũng đưa giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm chủ quyền lãnh hải quần đảo Hoàng Sa, đã gây nên những cuộc biểu tình đông đảo của đồng bào khắp Việt Nam và đã bị cộng phỉ sai công an côn đồ đàn áp dã man. Bởi thế, lần này, đồng bào đã ký Kiến nghị gởi đến Quốc hội ‘đảng cử dân bầu’ (mời xem dưới đây).

Ngày 25.07.2019, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng lặp lại lần thứ 3 rằng Việt Nam ‘kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền’ và đã trao công hàm phản đối cho phía Tàu về hoạt động bất hợp pháp của Hải Dương Địa chất 8. Đây được xem là phản ứng mạnh nhất từ trước đến nay từ phía Việt Nam liên quan đến những vụ xung đột căng thẳng với Tàu trên Biển Đông. Trong thời gian đó, từ ngày 10.07.2019, chủ tịch quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân đã có những ngày thăm viếng thích thú tại Bắc Kinh và thảo luận với các lãnh đạo Tàu và Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nhà nước Nguyễn Phú Trọng thì hoàn toàn không có lời nào. Do đó, đàn em đã hành động…

Nhân dịp dự Lễ Kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Quân đội Giải phóng nhân dân Trung cộng, do Đại sứ quán Tàu ở Việt Nam tổ chức, Trung tướng Ngô Minh Tiến, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam tuyên bố : « Vun đắp cho tình hữu nghị bền lâu không chỉ là tâm nguyện của nhân dân và quân đội Việt Nam và Trung Quốc mà còn là tâm nguyện, khát vọng của thế giới văn minh ngày nay ». Cử chỉ đã khuấy động dư luận trên mạng xã hội Việt ngữ : « Đó chỉ là tâm nguyện của chúng mày – lũ hèn nhát, bán nước – chứ không phải của nhân dân ». Từ đó, trong Quân đội này, chúng ta có thể nghĩ đến nhiều các tướng tá khác.

Ngày 19.07.2019, khi bình luận về phát biểu của ông Cảnh Sảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Tàu, bà Thu Hằng nêu rõ, đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt và Tàu đều là thành viên. Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với Tàu ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu họ chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Chiều 25.07.2019, bà Hằng lập lại lời tuyên bố đó.

Chiều ngày 07.08.2019, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 đã ngưng hoạt động khảo sát và rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ, exclusive economic zone) và thềm lục địa Việt Nam. Nhưng, ngày 13.08.2019, chúng đã trở lại hoạt động xâm phạm vùng biển Việt Nam. Ngày 22.08.2019, bà Hằng lại yêu cầu Tàu cộng chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, không có những hành vi làm gia tăng căng thẳng, gây phức tạp tình hình, đe dọa đến hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông cũng như khu vực.

Ngày 29.08.2019, với tư cách là các quốc gia ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS, United Nations Convention on the Law of the Sea), Vuơng quốc Anh, Cộng hòa Pháp và Cộng hòa Liên bang Đức đã ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về tình trạng căng thẳng ở Biển Đông và kêu gọi các bên thực hiện những biện pháp làm giảm sự căng thẳng đó và góp phần duy trì, thúc đẩy hòa bình và an ninh khu vực. Ba nước nhấn mạnh về ‘mối quan tâm đối với việc áp dụng một cách phổ quát’ văn bản này. Đặc biệt là việc tôn trọng phán quyết ngày 12.07.2016 của Tòa án Trọng tài Quốc tế La Haye. Theo đó, việc Bắc Kinh căn cứ vào bản đồ 9 đoạn* để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc với hầu hết Biển Đông là ‘không có cơ sở về mặt pháp lý’.

* [bản đồ 9 đoạn còn được là Hình Lưỡi Boø, chiếm ¾ diện tích 3.447.000 cây số vuông Biển Ðông].

Lập tức, hôm 30.08.2019, khi họp báo, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Tàu, Cảnh Sảng khẳng định tình hình tại Biển Đông vẫn ‘ổn định’ và đang được ‘cải thiện’ nhờ họ và các đối tác ASEAN ‘phối hợp nỗ lực’ giải quyết bất đồng. Bắc Kinh kêu gọi Anh, Pháp, Đức nên ‘khách quan hơn’ về Biển Đông.

Ngày 01.09.2019, qua thư điện tử, bà Hằng viết : « Việt Nam kêu gọi các nước tham gia vào việc làm giảm căng thẳng, bảo đảm an ninh và tự do lưu thông tại vùng biển này. Biển Đông có tầm quan trọng đối với các nước bên trong và bên ngoài khu vực, trong các lĩnh vực kinh tế, an ninh, an toàn, tự do lưu thông hàng không và hàng hải. Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng làm việc với các nước và cộng đồng quốc tế để duy trì hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực ».

Văn phòng Quốc hội không tiếp dân

Ngày 30.07.2019, khi sự kiện Trung Quốc điều tàu thăm dò dầu khí Hải Dương 8 tới khu vực phía bắc Bãi Tư Chính mà chính quyền im lặng, bản Tuyên Bố Biển Đông đã ra đời với chữ ký của hơn một ngàn tổ chức xã hội dân sự và cá nhân. Trong đó có năm yêu cầu mà các nhân sĩ trí thức trong nước muốn ‘gửi gắm’ đến Nhà nước Việt Nam như sau:

1. Tăng cường nội lực của đất nước làm chỗ dựa cho an ninh quốc phòng, thực hiện kế sách giữ nước của Đức Thánh Trần Hưng Đạo: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Làm tất cả những gì có lợi cho mối đoàn kết dân tộc trong và ngoài nước; thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết và những điều được qui định trong Hiến pháp Việt Nam. Trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, sửa các luật phản dân chủ như: luật đất đai, luật báo chí, luật an ninh mạng, ban hành luật lập hội, luật biểu tình... Tiến tới một Nhà nước Việt Nam có thể chế dân chủ pháp quyền phổ quát. Nâng cao sức chiến đấu và lòng trung thành bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân của Quân đội, đặc biệt là Hải quân, Cảnh sát biển.

2. Trong các mối quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là quan hệ kinh tế thương mại, phải hết sức cẩn trọng, đề cao cảnh giác, đặt quyền lợi quốc gia trên hết.

3. Khẩn trương đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với Mỹ và các nước tôn trọng luật pháp quốc tế và hiện không cưỡng chiếm đất đai biển đảo của Việt Nam nhằm bảo vệ tổ quốc một cách hiệu quả.

4. Lên tiếng tố cáo trước Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính, Vũng Mây… vi phạm Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS). Khẩn trương chuẩn bị hồ sơ kiện Trung Quốc ra các Toà án Quốc tế thích hợp.

5. Thông tin thường xuyên và kịp thời diễn biến tình hình biển Đông cho toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới, tranh thủ sự đồng thuận của công luận cho cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Mặt khác, Nhà nước Việt Nam không được ngăn cản quyền công khai bày tỏ một cách ôn hoà lòng yêu nước, ý chí bảo vệ Tổ quốc của người dân Việt Nam.

Ngày 08.08.2019, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, đại diện Nhóm lập quyền dân ký tên trên bản Tuyên bố cho RFA biết: « Sáng nay tôi được anh em ủy nhiệm viết một thư ký tên thay mặt anh em đưa đến Quốc hội một bản tuyên bố có hơn 1.000 chữ ký của dân để cho Quốc hội biết những suy nghĩ, những tình cảm, những mong muốn của người dân hiện nay, mà họ lại muốn nhắm mắt bịt tai thì tôi cũng không hiểu họ là cái ‘giống người’ gì trên thế gian này và của dân tộc này. Đó là cái làm chúng tôi rất là đau xót ».

Nhà báo Sương Quỳnh không ngạc nhiên khi Quốc hội đóng cửa không tiếp dân vì đây không phải lần đầu. Bà nói: « Đấy là cách hành xử của họ từ xưa đến nay. Trước đây cũng có một vài lần họ tiếp nhưng gần như họ đều tìm cách từ chối nhận các văn bản kiến nghị của mình. »

Việc kiện Tàu ra tòa quốc tế do bị xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của mình, Việt Nam rất quan ngại, dù theo giới chuyên viên công pháp thì Việt Nam có rất nhiều hy vọng thắng kiện, vì hai lý do :

1.- Tòa án quốc tế thiếu cơ chế thực thi phán quyết. Do phán quyết không có hiệu lực cưỡng hành nên ngày 17.07.2019, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Tàu Cảnh Sảng, đã yêu cầu Việt cộng ‘nghiêm túc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Tàu đối với các vùng lãnh hải liên quan và không có bất kỳ hành động nào làm phức tạp thêm tình hình’.

Phi Luật Tân đã kiện năm 2013 và thắng kiện năm 2016. Nhưng phán quyết không có hiệu lực cưỡng hành nên ngày 17.07.2019, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Tàu Cảnh Sảng, đã yêu cầu Việt cộng ‘nghiêm túc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Tàu đối với các vùng lãnh hải liên quan và không có bất kỳ hành động nào làm phức tạp thêm tình hình’.

2.- lo sợ phản ứng trả đũa mạnh mẽ của đàn anh Trung Quốc, như kiểu ‘cho bài học’ như năm 1979 với hỏa lực hùng hậu hơn nhiều.

Mỹ ũng hộ Việt cộng. Hai tướng không quân Mỹ David Goldfein, Tư lệnh Không quân, và Charles Brown, Tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, đã đến Hà nội và trong cuộc gặp với báo chí ngày 18.08.2019, Goldfein nhấn mạnh cam kết của Mỹ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương và phản đối các hành động của Trung Quốc : « Tôi nhấn mạnh lại tuyên bố rất mạnh mẽ của Ngoại trưởng Mike Pompeo đã đưa ra. Đó là chúng tôi phản đối mạnh mẽ các hoạt động gây ảnh hưởng và thách thức những quyền lợi chính đáng cũng như chủ quyền Việt Nam trong khu vực. Chúng tôi hoàn toàn cam kết ủng hộ hoạt động hợp tác, đảm bảo quyền lợi hai nước ». Hay thật ‘lòng tốt của quý Quốc đối với nhà nước cộng sản’.

Rất tiếc, cách đây 45 năm, tháng 01/1974, khi đó chúng tôi vừa rời tuần dương hạm HQ.16 Lý Thường Kiệt, tên H. (hèn) Kissinger đã vi phạm Hiệp ước Paris để giúp Trung cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam Cộng hòa. Hỏa lực HQ.16 đã nhận chìm hai chiến hạm Tàu đỏ. Ðiều đáng tiếc khác là nhà nước Mỹ có nhận thức trò đu giây giữa Hoa Thạnh Ðốn và Bắc Kinh của Hà Nội không ?

Ngày 03.09.2019, Tàu cẩu Lam Kình lắp đặt giàn khoan dầu Tàu cộng đã chỉ còn cách Việt Nam 30 hải lý. Ðây là chiếc tàu cẩu lớn nhất thế giới và hoạt động được ở khu vực nước sâu, thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Tàu, có năng lực nâng hạ các thiết bị đặc biệt nặng và các giàn khoan dầu. Tàu đã tham gia nhiều dự án, bao gồm các việc lắp đặt một số giàn khoan dầu lớn nhất thế giới, đặt đường dẫn dầu cũng như lắp đặt các cấu trúc ngoài khơi. Xuất hành từ Trạm Giang (Zhan Jiang) ngày 05.08.2019, Lam Kình tiến về phía nam và vào bờ biển Việt Nam từ ngày 01.09.2019, cách đảo Lý Sơn 30 hải lý về phía nam. Nơi đây là khu vực có các lô dầu 119, 120, và ở phía nam là lô dầu 118, nơi có dự án Cá Voi Xanh mà Việt Nam hợp tác với tập đoàn dầu khí Exxon Mobil (Hoa Kỳ).

Chính sách ‘Quốc Phòng Ba Không’ có hiệu lực từ ngày 01.01.2019 :

Nguyên tắc 1. Không tham gia các liên minh quân sự. Việt Nam chủ yếu tạo ra một kẽ hở ngay bên trong nguyên tắc này. Mục đích cuối cùng của Hà Nội là tránh công khai nói đến các quan hệ quân sự như là một sự thỏa thuận theo đó Việt Nam có thể hỗ trợ một quốc gia khác nếu họ bị tấn công và ngược lại.

Nguyên tắc 2. Không đi theo bất kỳ nước nào để chống lại một nước khác. Rất khó để luồn lách và là yếu tố chính giải thích sự ngập ngừng, miễn cưỡng của Việt Nam hợp tác quốc phòng toàn diện với Hoa Kỳ.

Nguyên tắc 3. Không có căn cứ quân sự của nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. hoàn toàn không đúng với việc Liên Xô (trước đây) và Nga sử dụng căn cứ hải quân chiến lược ở Biển Đông, đặt tại Vịnh Cam Ranh trong giai đoạn 1978 đến 2002.

Về đánh đấm Tàu – Việt. Nhiều tin tức, dựa theo các nguồn ngoại quốc, cho biết : Ngày 15.08.2019, chiến tàu 016 Quang Trung đã từ Cam Ranh đến Bãi Tư Chính để thẩm lượng tình hình. Ðây là tàu tối tân mua của Nga và thủ thủy đoàn được huấn luyện tại Nga. Có tin, tàu này đã đụng tàu khảo sát Hải Dương 8 ít nhất 10 lần, nhưng rồi cũng sớm trở vêà căn cứ. Trước đây, năm 1988, tại Trường Sa, các lính việt cộng đã được lịnh không nổ súng chống lại tàu cộng.

Hiện nay, ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Nhà nước Tàu, có 3 vấn đề quan trọng cần giải quyết là thương chiến với Mỹ, khủng hoảng Hồng Kông và tranh chấp tại Bãi Tu Chính, ông sẽ thanh toán vụ nảo trước nhất?

II. – HIỆP ƯỚC DẪN ÐỘ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc vừa phê chuẩn một Hiệp ước dẫn độ với Việt Nam được ký kết từ năm 2015, theo hãng tin thông tấn Xinhua của nhà nước Trung Quốc. Cơ quan lập pháp Bắc Kinh thông qua Quyết định hôm 26.08.2019 để phê chuẩn hiệp ước gồm 22 điều khoản, trong đó có các vấn đề như nghĩa vụ dẫn độ, tội phạm đủ điều kiện dẫn độ, quy định từ chối dẫn độ và giải quyết tranh chấp. Báo China Daily trước đó cũng cho biết Tàu cộng đã ‘mở rộng hợp tác pháp lý quốc tế’ bằng việc thông qua các hiệp ước dẫn độ với Việt Nam và Sri Lanka.

Theo Xinhua, Trung cộng và Việt cộng khởi sự thảo luận Hiệp ước dẫn độ từ tháng 10/2013 và hai quốc gia cộng sản láng giềng đã ký Hiệp định này vào ngày 07.04.2015 tại Bắc Kinh. Về phía Việt Nam, hiện tại chính quyền chưa có thông báo nào về vấn đề này.

Trong thời gian gần đây, dự luật dẫn độ Việt-Trung gây nhiều lo ngại trong công luận, thô,h tín viên đài Á châu Tự do (RFI) đặt câu hỏi với Luật sư Đặng Đình Mạnh (TP Hồ Chí Minh). Theo Luật sư, điểm đặc biệt đáng lo ngại của luật này là có thể khiến chính quyền Việt Nam gia tăng vi phạm các quy định về nhân quyền quốc tế, khi trả về Trung Quốc những người ‘tị nạn chính trị’, chạy trốn khỏi Hoa lục, do các đàn áp chính trị, tôn giáo hay sắc tộc. Luật sư cũng khẩn thiết lưu ý tình trạng Việt Nam ‘khước từ một phần chủ quyền quốc gia’, khi trả về Tàu những công dân Tàu phạm luật Việt Nam trên đất Việt Nam. Ông nhấn mạnh đến một điều căn bản khiến ‘luật dẫn độ’ ở Việt Nam, nếu được thông qua, sẽ đi ngược lại xu thế tiến bộ chung. Đó là Bộ Luật Hình sự ‘hết sức khe khắt’ của Việt Nam (và Tàu) khiến cho hiệp ước dẫn độ càng làm tăng thêm tính hà khắc của Bộ Luật Hình Sự, hạn chế quyền thể hiện quan điểm, quyền của mỗi công dân được tham gia vào các công việc chung của đất nước.

Gần đây, theo Bộ Công an Việt Nam, nhiều tin tức về các vụ triệt phá vụ đánh bạc, cá cược trên mạng, với sự tham gia của người Tàu ‘lớn nhất từ trước đến nay’ ở Hải Phòng, bắt giữ hơn 380 người. Hàng trăm nghi can Tàu bị cáo buộc đã ‘tham gia điều hành các website tổ chức cho công dân họ đánh bạc trực tuyến’. Các nghi can này được dẫn độ về Tàu xét xử ?

III. NGUYỄN PHÚ TRỌNG ÐẾN MỸ.

Ngày 27.02.2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mời Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng công du Hoa Kỳ trong năm này để tiếp tục trao đổi về những biện pháp tăng cường quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước. Ban đầu, cuộc thăm viếng được dự trù vào tháng 5/2019, nhưng do Nguyễn Phú Trọng lâm trọng bịnh và ngày nay, thêm vào đó, Tàu cộng đã tạo ra sự kiện Bãi Tư Chính, khi ngang nhiên đem tàu thăm dò dầu khí vào khu vực này khiến, nếu chuyến đi có thể thực hiện được thì cũng chỉ có thể sớm nhứt là vào tháng 10/2019. Do đó, tình hình đã khác hẳn, kéo theo cán cân đàm phán Việt – Mỹ đã nghiêng hẳn về phía Mỹ, xét trên phương diện ‘ai cần ai hơn’ vào lúc này?

Vấn đề đặt ra với Nguyễn Phú Trọng hiện thời là trong khi ông ta vẫn tuyệt đối ‘cấm khẩu’ về vụ tàu Hải Dương 8 và giới quan chức cấp dưới của ông cũng ‘bắt chước như vậy’, ông phải gấp rút thời gian để lôi kéo nhà nước Mỹ tham gia bảo vệ không chỉ vùng biển mà cả vùng trời Việt Nam ở Biển Đông.

Cuối tháng 4/2019, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã đến Hoa Thạnh Ðốn để gặp Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ David Hale, và nói: « Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau ». Như vậy, điều quan trọng đặt ra ở đây là : Hoa Kỳ phải chấp nhận ‘thể chế chính trị Việt Nam vẫn là độc đảng cộng sản ?’. Nói một cách khác là nước Việt Nam thuộc quyền sở hữu của cộng đảng Việt, chứ không thuộc quyền Toàn Dân Việt Nam. Người Việt trong và ngoài nước chấp nhận điều đó ?

Hiện nay, trong giới người Mỹ gốc Việt, đã có nhiều nhân vật đề nghị thảo luận về các hành động đối với Nguyễn Phú Trọng : phản đối hay đối thoại ? Nhưng, đối với phía Mỹ, chúng ta có hành động nào nếu họ đồng ý với điều kiện chấp nhận ‘thể chế chính trị của nhau’.

Ngày 02.11.1963, thi hành lệnh Hoa Kỳ, người Việt (?) đã giết Tổng thống dân cử Ngô Ðình Diệm và người em Ngô Ðình Nhu để ngày nay, chính người Mỹ chấp nhận Nguyễn Phú Trọng tự cử để đàn áp tiếp người dân tài đức, phi đảng viên không được phục vụ Ðất Nước và Ðồng bào. Danh dự và tốt đẹp nhỉ !

Trong thời chiến Mỹ-Cộng, đôi bên đều dùng tất cả sự tàn bạo để tàn phá Quê hương Việt và đem lại sự nghèo đói cho người dân vô tội. Nhưng cộng nô đã thắng vì sự phản tuyên truyền do chính người Mỹ tạo ra :

- không chính nghĩa khi phô trương một đạo quân giàu mạnh viễn chinh đến đánh phá dân một nước nghèo như hình ảnh một kẻ Mạnh đàn áp người Yếu ;

- lương cao của lính Mỹ so với người Việt gây ra khủng hoảng kinh tế và xã hội như chính Tổng thống Ngô Ðình Diệm đã tiên đoán trước.

Thời điểm 30.04.1975, Ðại sứ Mỹ cuốn cờ chạy, người Việt chạy theo để xây dựng đất nước Cờ Hoa. Tại đây, chúng tôi chỉ ghi nhận một sự thật lịch sử, hiển nhiên vì trách nhiệm đối với con em. Nhưng đừng quên, chúng ta vẫn có trách nhiệm đối với nơi ‘chôn nhau cắt rún’. Nơi đó, các chuyên viên và người yêu nước ở lại phục vụ bị từ khước vì không ‘hồng hơn chuyên’. Những gì chính giới Mỹ hứa sự cải thiện Nhân Quyền cho người dân Việt không thu được bao nhiêu kết quả.

Nhân dịp mùa bầu cử năm 2020 tại Hoa kỳ, khi viết những dòng chữ này, chúng tôi ước mong người Mỹ gốc Việt sử dụng lá phiếu để vận động Hành pháp và Lập pháp để người Việt quốc nội có cơ hội ‘tay cầm lá phiếu tự do’

hầu chọn người tài đức điều hành quốc sự, không để Việt Nam rơi vào tay Trung cộng. Tại sao Người Mỹ lên án Venezuela tổ chức ‘bầu cử gian lận’, nhưng lại im lặng khi không có tổ chức cho người dân bầu cử ở Việt Nam ?

Hà Minh Thảo