Ba chủ đề này là trung tâm của bài phát biểu bất thành văn của Đức Thánh Cha Phanxicô với các Giám Mục Italia tại buổi khai mạc Đại Hội, diễn ra tại Vatican từ ngày 20.5 đến ngày 23.5. Phần nói chuyện tự phát dành riêng với các Giám Mục kéo dài 20 phút trong cuộc họp kín. Ngài nói: “Tôi cảm ơn anh em vì cuộc gặp gỡ này mà tôi muốn là một khoảnh khắc giúp đỡ trong sự phân biệt mục vụ về đời sống và sứ mệnh của Giáo hội Italia.
1. Tính Đồng Nghị và Tính Đồng Nhóm. Đây là những từ chìa khóa đầu tiên trong bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng được trích dẫn từ bài phát biểu của Ngài dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng Hội Đồng Giám Mục, Ngài nhắc lại rằng “đó chính là con đường của sự đồng nghị mà Thiên Chúa mong đợi từ Giáo Hội của Thiên Niên Kỷ Thứ Ba: một yếu tố cấu thành của Giáo Hội (17.10.2015). Tham chiếu đến hội nghị năm 2017 của Ủy ban Thần học Quốc tế tập trung vào chủ đề này, Đức Giáo Hoàng nói: “Tính Đồng Nghị là là hồ sơ y tế mô tả tình trạng sức khỏe của Giáo Hội Italia và dịch vụ mục vụ và giáo hội của bạn.” Ngài đề cập đến “những tin đồn” về khả năng có một Thượng Hội Đồng Giám Mục cho Italia, thậm chí đã đến Santa Marta. Ngài tiết lộ “Nếu ai đó nghĩ đến việc tổ chức một Thượng Hội Đồng Giám Mục Italia, thì chúng ta phải bắt đầu từ dưới lên và từ trên xuống, với tài liệu của Florence.” Đó là hướng đi của Đức Giáo Hoàng, thúc giục bắt đầu từ cấp giáo phận và chấp nhận bài diễn văn của Ngài gửi đến Giáo hội Italia nhân dịp hội nghị lần thứ 5, như là “Hiến Chương vẫn còn hiệu lực đến nay”. “Điều này cần chút thời gian, nhưng chúng ta sẽ đi trên phía an toàn, không phải trên ý tưởng.”
2. Đức Thánh Cha nói tiếp: “Thật đáng tiếc khi tôi biết được rằng sau 4 năm, việc cải cách vẫn còn chưa được áp dụng trong đa số các giáo phận tại Italia. Giáo hội Italia đã hoặch định một cập nhật về cải tổ hệ thống hành chính của tòa án giáo hội, dựa theo hai Tự sắc “Chúa Giêsu là vị Thẩm Phán nhân từ” (Mitis Iudex Dominus Iesus) và “Chúa Giêsu nhân từ và thương xót” (Mitis et Misericors Iesus) ký ngày 15.8.2015
ĐTC kêu gọi phải áp dụng “đầy đủ và ngay lập tức cải cách về thủ tục hôn phối trong tất cả các giáo phận của Italia” “Chúng ta đừng bao giờ quyên rằng sự thúc đẩy cải cách của hôn nhân theo giáo luật - làm cho quá trình này nhanh hơn, mục vụ hơn và ít tốn kém hơn - nhằm mục đích cho thấy rằng Giáo Hội là một người mẹ có trái tim tốt với con cái của mình, họ là những người trong trường hợp này đã bị thương tích do một tình yêu tan vỡ. ĐTC tuyên bố: “Vì thế, mọi giám chức tòa án giáo hội phải hành động để điều này xảy ra và không dành ưu tiên cho bất cứ điều gì khác có thể ngăn chặn hoặc chậm trễ việc áp dụng cải cách, bất kể bản chất hay lợi ích của nó.” “Kết quả tích cực của cải cách phụ thuộc vào việc chuyển đổi cấu trúc và con người” Đức Giáo Hoàng chỉ ra: “Chúng ta không cho phép lợi ích kinh tế của một số luật sư hoặc sợ mất quyền lực của một số linh mục đại diện tư pháp kìm hãm hoặc trì hoãn cải cách."
3. Mối quan hệ giữa các giám mục và linh mục là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong đời sống của Giáo hội, đó là xương sống duy trì cộng đồng giáo phận. Giám Mục là mục tử, là dấu hiệu hiệp nhất cho toàn thể Giáo hội, là người cha và người hướng dẫn của các linh mục của mình và của cả cộng đồng tín hữu”. ĐTC nói thêm: “Thật không may, một số giám mục đang phấn đấu để thiết lập mối quan hệ có thể chấp nhận được với các linh mục của họ, do đó, có nguy cơ làm hỏng sứ vụ của họ và thậm chí làm suy yếu sứ mệnh của chính Giáo hội.” “Linh mục là những người cộng tác thân cận nhất và là anh em của chúng ta. Họ là những người hàng xóm gần nhất!” Ngài kêu lên: “ Sự hiệp thông theo phẩm trật trong Giáo hội sụp đổ khi bị lây nhiễm bởi bất kỳ hình thức quyền lực cá nhân hay sự tự mãn nào, trong khi đó, nó được củng cố và vươn lên khi được đón nhận với tinh thần từ bỏ hoàn toàn và phục vụ dân Chúa.”
Mục tử thực sự sống “giữa đàn chiên và các linh mục của mình, không phân biệt đối xử và không có ưa thích hơn, và biết cách lắng nghe và tiếp đón tất cả mà không có thành kiến.” Đức Thánh Cha cảnh báo các Giám Mục: “ Tránh sa vào cám dỗ chỉ đón nhận những linh mục khéo cư xử và khéo nịnh hót, và tránh né những người không dễ chịu và thẳng thắn; đừng trao những trách nhiệm và công tác chỉ cho những người háo hức và “những người đang leo lên” mà bỏ qua những người nhút nhát, hiền lành hay có vấn đề. Các linh mục của chúng ta cảm thấy họ liên tục bị giới truyền thông nhắm đến, bị chế giễu hoặc bị lên án do một số sai lầm hoặc vì tội ác của một số đồng nghiệp của họ, - Đức Thánh Cha lên tiếng báo động – các linh mục có một nhu cầu sâu sắc để tìm thấy trong vị giám mục của họ, một người anh lớn và một người cha, nâng đỡ họ trong những khoảnh khắc khó khăn."
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP