Giải quyết lạm dụng trẻ em tại Giáo Hội Công Giáo trung ương và địa phương.
Hỏi: Trong quá khứ, các giáo phận bị duyệt xét hồ sơ về các giáo sĩ bị tố cáo lạm dụng tình dục trẻ em trong giáo phận. Đại Bồi Thẩm Đoàn bang Pensylvania đã duyệt xét chung các hồ sơ của 6 giáo phận bang Pennsylvania. Kết quả của Báo Cáo thế nào?
Trả lời: Đại Bồi Thẩm Đoàn Pennsylvania gồm 23 người, trong hai năm 2016-2018 đã duyệt xét 500,000 tài liệu từ các văn khố mật các giáo phận, lắng nghe vài chục nạn nhân và Giám mục giáo phận Erie. Bản Báo Cáo Pennsylvania gồm 1356 trang đã xác định 300 linh mục bị tố cáo lạm dụng tình dục 1,000 trẻ em trong thời gian 70 năm, vài Giám mục đã không báo cáo với cảnh sát hoặc không giải nhiệm linh mục thi hành mục vụ sau khi bị tố cáo. Con số linh mục bị tố cáo tại giáo phận Erie là 41, Allentown 37, Greenburg 20, Harrisburg 45, Pittsburg 99, Scranton 59. Trong 300 linh mục bị tố cáo chỉ có 2 linh mục bị tố cáo trong vòng 10 năm qua. Một nửa linh mục trong số 300 linh mục đã qua đời và một nửa khác không còn làm mục vụ.
Hỏi: Trong một cuộc họp báo ngày 14.8.2018 về Báo Cáo Đại Bồi Thẩm Đoàn Pennsylvania, các Giám mục giáo phận trong Giáo Hội bị tố cáo rằng họ đã coi thường những lời tố cáo của các nạn nhân? Thái độ của các Giám mục giáo phận liên hệ thế nào?
Trả lời: Sau khi có bản công bố Báo Cáo Đại Bồi Thẩm Đoàn Pennsylvania về những tố cáo lạm dụng tình dục tại 6 giáo phận Công Giáo gồm Allentown, Erie, Greensburg, Harrisburg, Pittsburgh và Scranton. Đức Giám mục Ronald W. Gainer thuộc giáo phận Harrisburg, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Mục tại Pennsylvania xin lỗi những người sống sót của vụ lạm dụng tình dục và xin lỗi công chúng, cả về những lạm dụng trong quá khứ và đối với các quan chức Giáo Hội là những vị đã để xảy ra việc lạm dụng trẻ em. Đức Giám mục Gainer rất buồn “vì một lần nữa chúng ta biết rằng các trẻ em vô tội đã là nạn nhân của các hành vi khủng khiếp đã được thực hiện đối với các cháu”. Đức Giám Mục Joseph Bambera thuộc giáo phận Scranton đã nói trong một đoạn video: “Tôi gửi những lời xin lỗi chân thành nhất đối với những hành vi như thế và về những hậu quả của thực tại bi đát này trong Giáo Hội chúng ta”. Đức Giám Mục Lawrence Persico thuộc giáo phận Erie nói lời xin lỗi đối với các nạn nhân của vụ lạm dụng, họ đã chịu đau khổ vì “hành vi tàn bạo không thể tưởng tượng được”. Đức Giám Mục Alfred A. Schlert thuộc giáo phận Allentown đã xin lỗi “vì những tội lỗi và tội ác trong quá khứ đã được thực hiện bởi một số thành viên của hàng giáo sĩ.” Đức Giám Mục David Zubik thuộc giáo phận Pittsburg cũng xin lỗi các nạn nhân vụ lạm dụng tình dục hàng giáo sĩ, cũng như với “bất cứ ai hay gia đình mà niềm tin của họ, sự tin tưởng của họ và sự tốt lành của họ đã bị tàn phá bởi những người đã được thánh hiến để trở thành hình ảnh của Chúa Kitô”. Đức Cha Edward Malesic thuộc giáo phận Greenburg xin lỗi các nạn nhân “đã bị cướp mất tuổi thơ” bởi người lạm dụng và nhấn mạnh rằng một số người đã bị “cướp mất niềm tin của họ” nữa. Các Giám mục Công giáo tại Pennsylvania kêu gọi cầu nguyện cho những nạn nhân và cho Giáo Hội, hứa sẽ cởi mở hơn và đề ra những biện phảp trong những năm tới để làm cho Giáo Hội an toàn hơn.
Hỏi: Các Giám mục giáo phận còn bị tố cáo đã không bảo vệ trẻ em và đã che dấu giáo sĩ bị tố cáo lạm dụng? Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trả lời thế nào?
Trả lời: Đức Hồng Y DiNardo, Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ và Đức Giám Mục Timothy L. Doherty, Chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Trẻ Em và Giới Trẻ, đã bầy tỏ “sự xấu hổ” trước những kết luận của bản Báo Cáo. “Là một cơ quan thuộc Hội Đồng Giám Mục, chúng tôi xấu hổ và hối tiếc về những tội lỗi và những thiếu sót của các linh mục và giám mục Công Giáo...Chúng tôi cầu xin để tất cả mọi người sống sót của nạn lạm dụng tình dục tìm được sự chữa lành, ủi an và sức mạnh nơi sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa khi Giáo Hội hứa sẽ tiếp tục khôi phục niềm tin qua sự đồng hành, hiệp thông, và sự đáng tin cậy và công lý.” Trong lá thư gửi dân Chúa ngày 20.8.2018, ĐTC Phanxicô bày tỏ chính sách ”tuyệt đối không dung thứ” về những tội ác lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, tỏ tình liên đới với các nạn nhân và mời gọi toàn thể Cộng đồng dân Chúa tích cực bài trừ thứ văn hóa lạm dụng này.
Hỏi: Công lý được thực hiện đúng mức trong tòa án Giáo Hội theo tố tụng hình sự của Giáo luật không?
Trả lời: Việc xử án hình sự trong Giáo Hội như một xã hội hữu hình, tương tự như các quốc gia Âu Châu nhưng khác biệt với Hoa Kỳ. 1/ Giáo luật có luật tố tụng hình sự rất đơn giản gồm các điều 1717-1731 trong phần IV Tố tụng hình sự của Quyển VII Tố tụng Bộ Giáo Luật 1983: 2/ Giám mục giáo phận có trọn vẹn thẩm quyền về lập pháp, hành pháp và tư pháp trong giáo phận; 3/ Giám mục giáo phận hoặc điều tra viên được Giám mục ủy nhiệm phải bảo vệ thanh danh của mọi người liên hệ đến việc điều tra (đ. 1717): 4/ Giám mục giáo phận hoặc thẩm phán được ủy nhiệm phải tôn trọng sự thật, bảo mật và bác ái. Tố tụng hình sự theo giáo luật được thực hiện qua thủ tục hành chánh đơn giản, không có đối đầu (confrontation) hay đối diện giữa người tố cáo hoặc người chứng và người bị báo trước tòa án; 5/ Luật sư biện hộ bị cáo và công tố viên (promoter of justice or prosecutor) nộp những tài liệu cùng với những lập luận lên ban thẩm phán gồm 3 người để xem xét và quyết định; 6/ Phán quyết tòa án Giáo Hội dựa vào lời chứng (đ. 1526 § 1, đ. 1572) hoặc nhân chứng (đ. 1547), đôi khi có sụ hiện diện của người tố cáo; 7/ Giám mục giáo phận phải lưu trữ trong văn khố mật của tòa giám mục tất cả những tài liệu có trước cuộc điều tra, nếu không cần thiết cho việc tố tụng hình sự (đ. 1719). Để chứng tỏ minh bạch về xét xử giáo sĩ, các giáo phận đăng tên những linh mục vụ bị tố cáo đáng tin cho công chúng biết.
Hỏi: Trong cuộc họp báo ngày 14.8.2018, Tổng chưởng lý Shapiro (Attorney general) đã thách thức các lãnh đạo Giáo Hội rằng: Họ (các Giám mục) tuyên bố rằng họ đã thay đổi đường lối. Họ tuyên bố giữ môi trường an toàn và không dung thứ cho bất cứ lạm dụng tình dục dưới hình thức nào. Tuyên bố là một chuyện. Chứng cứ của việc họ tuyên bố sẽ thế nào nếu họ ủng hộ một trong bốn đề nghị của Đại Bồi Thẩm Đoàn: 1/ Giải trừ thời hiệu hình sự về lạm dụng tình dục trẻ em; 2/ Tạo ra “cánh cửa dân sự” (civil window) cho những nạn nhân không thể nộp hồ sơ trước đây; 3/ Xác minh những hình phạt về việc không liên tục báo cáo về lạm dụng trẻ em; 4/ Cấm các thỏa thuận 'không tiết lộ' liên quan đến hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật.
Trả lời: Cơ quan lập pháp bang Pennsylvania cho đến nay đã chống lại các lời kêu gọi rỡ bỏ thời hiệu hình sự để các nạn nhân thời thơ ấu có thể nộp đơn kiện dân sự chống lại Giáo Hội sau khi họ bước sang tuổi 30. Đại Bồi Thẩm Đoàn và Tổng chưởng lý cũng đề nghị mở một cửa sổ tạm thời, có thể cho phép các nạn nhân lớn tuổi được phép nộp đơn kiện dân sự chống lại những thủ phạm và Giáo Hội. Giám mục Ronald W. Gainer giáo phận Harrisburg, Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Công Giáo tại bang Pennsylvania đã vận động chống lại bất kỳ thay đổi nào đối với thời hiệu hoặc để mở một cửa sổ như vậy. Chủ tịch Thượng viện tạm thời là ông Joe Scarnati, đảng Cộng hòa, đã nói rằng một sự thay đổi hồi tố đối với thời hiệu sẽ là vi hiến. Ông đề nghị các biện pháp khác để tăng cường ngăn ngừa lạm dụng tình dục trẻ em và ông nói rằng Giáo Hội cần lập một quỹ hỗ trợ nạn nhân để bồi thường cho các nạn nhân. Trong một tuyên bố ngày 30 tháng 8, giáo phận Harrisburg nói rằng giáo phận sẵn sàng nói chuyện về việc thành lập một quỹ để hỗ trợ nạn nhân và giáo phận cho rằng đó là một ý tưởng tốt hơn là thay đổi thời hiệu. Giáo phận tuyên bố: "Như nhiều người trong cơ quan lập pháp đã xác định rằng một điều khoản xem xét lại thời hiệu là vi hiến, đây có thể là con đường tốt nhất để hỗ trợ những người sống sót"
Hỏi: Báo Cáo Pennsylvania gây nên hiệu quả tiêu cực hay tích cực đối với đường lối của Giáo Hội Hoa Kỳ?
Trả lời: Qua những dữ kiện của Báo Cáo Pennsylvania, Giáo Hôi Công Giáo Hoa Kỳ có thể tích cực tin rằng những canh tân và những phương pháp bảo vệ trẻ em, do Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ để ra năm 2002 trong Hiến Chương Bảo Vệ Trẻ Em và Thanh Thiếu Niên - Charter for the Protection of Children and Young People, đang có tác động đáng kể vì giảm mạnh các cáo buộc lạm dụng mới trong Giáo hội, nhờ vào nhận thức xã hội và cam kết rộng lớn hơn nhiều trong việc ngăn chặn lạm dụng trẻ em. Theo Center for Applied Research in the Apostolate (CARA) tại đại học Georgetown và theo Bảo Cáo Đại Bồi Thẩm Đoàn Pennsylvani, lạm dụng tình dục xảy ra trong giai đoạn 1950-1990 và giảm sút rất nhiều từ năm 2002 khi áp dụng Hiến Chương.
Hỏi: Xét về thực hành, các giáo phận Hoa Kỳ đã làm gì để chữa lành và chăm sóc những nạn nhân bị lạm dụng?
Trả lời: Các giáo phận đều có những quỹ hỗ trợ các nạn nhân qua nhiều chương trình điều trị và chữa lành cho những người tổn hại vì lạm dụng: xin lỗi nạn nhân, cung cấp hỗ trợ tư vấn, thanh toán thiệt hại trực tiếp cho nạn nhân và dịch vụ mục vụ. Hơn nữa, các giáo phận cũng nhận ra tầm quan trọng của việc cung cấp hỗ trợ cho các thành viên gia đình của nạn nhân bất kể vụ kiện và thời hiệu. Mỗi năm, các giáo phận tiếp tục chi hàng trăm ngàn đô la để hỗ trợ nạn nhân và bảo vệ trẻ em.
Hỏi: Làm sao biết được giáo phận đã tuân giữ việc thực hành ngăn ngừa lạm dụng trẻ em?
Trả lời: Các giáo phận tham gia cuộc kiểm tra hàng năm của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ về việc thi hành Hiến chương Bảo vệ Trẻ em và Thanh Thiếu Niên. Việc kiểm tra được thực hiện bởi một công ty độc lập, xem xét việc phòng ngừa và huấn luyện về báo cáo về trẻ em và người lớn, cũng như kiểm tra lý lịch những người có dịch vụ tiếp xúc với trẻ em. Kiểm tra viên nghiên cứu các chương trình được sử dụng, việc tham dự đào tạo, kiểm tra lý lịch cần thiết và phương tiện thu thập dữ liệu. Thông tin được cung cấp khi đăng các thủ tục và sàng lọc cho các chủng sinh và ứng viên cho phó tế vĩnh viễn. Kiểm tra này được hoàn thành hàng năm. Ngoài ra, một cuộc kiểm tra tại chỗ được thực hiện 3 năm một lần, kèm theo các cuộc phỏng vấn trực tiếp tất cả các nhân viên giáo phận liên quan đến bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên và hỗ trợ nạn nhân.
Hỏi: Giáo Hội Hoa Kỳ đang thanh lọc nhân sự thế nào để ngăn ngừa lạm dụng trẻ em?
Trả lời: Tất cả các linh mục, phó tế, chủng sinh, tu sĩ, giáo dân, nhân viên và tình nguyện viên có liên hệ với trẻ vị thành niên được yêu cầu hoàn thành kiểm tra lý lịch FBI và BCI và tham dự chương trình đào tạo Môi trường an toàn. Chương trình này dạy cách xác định các dấu hiệu của hành vi sai trái và thực hành tốt nhất để làm cho nhà thờ, trường học và cộng đồng an toàn hơn. Họ phải báo cáo các sự cố lạm dụng, bỏ bê hoặc nghi ngờ lạm dụng trẻ em, người lớn tuổi, hoặc cá nhân có nguy cơ. Các giáo sĩ và cá nhân làm việc với thanh niên trong Giáo Hội được bao quanh bởi những người đã hoàn thành chương trình đào tạo Môi trường an toàn. Nếu nhân viên của Giáo Hội bị nghi ngờ lạm dụng, thì việc lạm dụng bị nghi ngờ cũng phải được báo cáo cho Văn phòng Bảo vệ Trẻ em & Thanh thiếu niên của giáo phận. Các giáo phận cam kết phục vụ mục vụ lành mạnh và sử dụng những nhân viên có năng lực, có trình độ và có trách nhiệm. Tất cả nhân viên thuộc giáo phận cũng như tất cả các tình nguyện viên làm việc với trẻ em đều trải qua kiểm tra lý lịch hình sự.
Hỏi: Mọi người có thể chia sẻ trách nhiệm với Giám mục giáo phận để bảo vệ trẻ em và gìn giữ môi trường an toàn không?
Trả lời: Năm 2002, Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ ban hành Hiến chương Bảo vệ Trẻ em & Thanh thiếu niên, tài liệu mang tính bước ngoặt thể hiện cam kết của Giáo Hội Công Giáo về bảo vệ trẻ em và chính sách không khoan nhượng đối với bất kỳ ai làm hại trẻ em. Tài liệu này giúp giáo phận mở rộng việc đáp lại các cáo buộc lạm dụng trẻ em bằng cách vượt ra ngoài sự tập trung duy nhất vào thủ phạm. Ngoài việc cố gắng tìm hiểu vụ lạm dụng có xảy ra hay không và đảm bảo không có thủ phạm nào có thể gây hại cho trẻ em trong tương lai, Giáo hội bắt đầu kiểm tra xem những người khác trong Giáo hội phải chịu trách nhiệm như thế nào để tạo ra môi trường an toàn và thực thi các chính sách và thủ tục của giáo phận. Kể từ năm 2002, tất cả mọi người trong các giáo phận đều biết về trách nhiệm và nghĩa vụ của họ liên quan đến bảo vệ trẻ em. Đồng thời, tất cả nhân viên của Giáo Hội chịu trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu báo cáo, sàng lọc và giáo dục của giáo phận. Đến nay, nhiều giáo phận đã sàng lọc và đào tạo hàng ngàn nhân viên và tình nguyện viên làm việc với trẻ em tại các giáo xứ, trường học và các tổ chức của giáo phận.
Hỏi: Nhiều tín hữu hoang mang về những tin xấu về Giáo Hội và giáo sĩ. Giáo Hội Công Giáo thánh thiện nhưng tại sao lại có nhiều giáo sĩ có chức thánh lại lạm dụng trẻ em? Giáo Hội còn thánh thiện không?
Trả lời: Giáo Hội Công Giáo là một xã hội do Chúa Kitô thiết lập và được Chúa Thánh Thần làm cho sống động chỉ với mục đích chiến thắng tội lỗi. Giáo Hôi Công Giáo thánh thiện vì Chúa Kitô, Đấng sáng lập Giáo Hội là nguồn mạch mọi sự thánh thiện và Chúa ban cho Giáo Hội những phương thế giúp mọi tín hữu nên thánh. Mọi người gia nhập trong Giáo Hội đều được mời gọi nên thánh: Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện. (Mt 5,48). Giáo Hội có những người thánh thiện đã chiến thắng tội lỗi, noi gương sáng cho mọi người. Đồng thời, Giáo Hội cũng có những người tội lỗi nên Giáo Hội cầu nguyện cho họ được ơn cải hóa và Giáo Hội được thanh tẩy. Cần nhớ rằng Giáo Hội luôn được Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần không ngừng trợ giúp và nâng đỡ. Được thánh hóa qua bí tích Rửa tội, mọi tín hữu Kitô trở nên con cái Thiên Chúa và thành viên thuộc Giáo Hội. Vì vậy, mọi tín hữu luôn phải đồng hành với Giáo Hội và đồng hành với anh chị em trong tình yêu thương. Ngoài ra, mọi tín hữu phải đồng cảm với Giáo Hội là Thân Mình Chúa Kitô đang bị thương tổn sâu xa.
ĐTC Phanxicô trích lời Đức Hồng Y Ratzinger: ”Có bao nhiêu điều nhơ bẩn trong Giáo Hội, và chính nơi những người có chức linh mục, lẽ ra họ phải hoàn toàn thuộc về Chúa! Bao nhiêu kiêu căng, bao nhiêu tự phụ! [...] Sự phản bội của các môn đệ, sự tiếp nhận bất xứng Mình và Máu Thánh Chúa chắc chắn là nỗi đau đớn nhất của Đấng Cứu Chuộc, đâm thâu qua trái tim Chúa. Tự đáy lòng, chúng ta chỉ có thể kêu lên cùng Chúa: Lạy Chúa, xin thương xót chúng con. Lạy Chúa, xin cứu vớt chúng con” (Xc Mt 8,25; Chặng thứ 9 trong bài suy niệm Đàng Thánh Giá cho Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2005).
Chúng ta hãy hướng về Mẹ Maria là niềm trông cậy vững chắc để khấn cầu: Chúng con trông cậy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê chớ bỏ lời chúng con cầu nguyện, trong cơn gian nan thiếu thốn. Đức Nữ Đồng Trinh hiển vinh và phúc đức, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ. Amen (Kinh trông cậy).
LM. Nguyễn Tất Thắng, O.P.
Hỏi: Trong quá khứ, các giáo phận bị duyệt xét hồ sơ về các giáo sĩ bị tố cáo lạm dụng tình dục trẻ em trong giáo phận. Đại Bồi Thẩm Đoàn bang Pensylvania đã duyệt xét chung các hồ sơ của 6 giáo phận bang Pennsylvania. Kết quả của Báo Cáo thế nào?
Trả lời: Đại Bồi Thẩm Đoàn Pennsylvania gồm 23 người, trong hai năm 2016-2018 đã duyệt xét 500,000 tài liệu từ các văn khố mật các giáo phận, lắng nghe vài chục nạn nhân và Giám mục giáo phận Erie. Bản Báo Cáo Pennsylvania gồm 1356 trang đã xác định 300 linh mục bị tố cáo lạm dụng tình dục 1,000 trẻ em trong thời gian 70 năm, vài Giám mục đã không báo cáo với cảnh sát hoặc không giải nhiệm linh mục thi hành mục vụ sau khi bị tố cáo. Con số linh mục bị tố cáo tại giáo phận Erie là 41, Allentown 37, Greenburg 20, Harrisburg 45, Pittsburg 99, Scranton 59. Trong 300 linh mục bị tố cáo chỉ có 2 linh mục bị tố cáo trong vòng 10 năm qua. Một nửa linh mục trong số 300 linh mục đã qua đời và một nửa khác không còn làm mục vụ.
Hỏi: Trong một cuộc họp báo ngày 14.8.2018 về Báo Cáo Đại Bồi Thẩm Đoàn Pennsylvania, các Giám mục giáo phận trong Giáo Hội bị tố cáo rằng họ đã coi thường những lời tố cáo của các nạn nhân? Thái độ của các Giám mục giáo phận liên hệ thế nào?
Trả lời: Sau khi có bản công bố Báo Cáo Đại Bồi Thẩm Đoàn Pennsylvania về những tố cáo lạm dụng tình dục tại 6 giáo phận Công Giáo gồm Allentown, Erie, Greensburg, Harrisburg, Pittsburgh và Scranton. Đức Giám mục Ronald W. Gainer thuộc giáo phận Harrisburg, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Mục tại Pennsylvania xin lỗi những người sống sót của vụ lạm dụng tình dục và xin lỗi công chúng, cả về những lạm dụng trong quá khứ và đối với các quan chức Giáo Hội là những vị đã để xảy ra việc lạm dụng trẻ em. Đức Giám mục Gainer rất buồn “vì một lần nữa chúng ta biết rằng các trẻ em vô tội đã là nạn nhân của các hành vi khủng khiếp đã được thực hiện đối với các cháu”. Đức Giám Mục Joseph Bambera thuộc giáo phận Scranton đã nói trong một đoạn video: “Tôi gửi những lời xin lỗi chân thành nhất đối với những hành vi như thế và về những hậu quả của thực tại bi đát này trong Giáo Hội chúng ta”. Đức Giám Mục Lawrence Persico thuộc giáo phận Erie nói lời xin lỗi đối với các nạn nhân của vụ lạm dụng, họ đã chịu đau khổ vì “hành vi tàn bạo không thể tưởng tượng được”. Đức Giám Mục Alfred A. Schlert thuộc giáo phận Allentown đã xin lỗi “vì những tội lỗi và tội ác trong quá khứ đã được thực hiện bởi một số thành viên của hàng giáo sĩ.” Đức Giám Mục David Zubik thuộc giáo phận Pittsburg cũng xin lỗi các nạn nhân vụ lạm dụng tình dục hàng giáo sĩ, cũng như với “bất cứ ai hay gia đình mà niềm tin của họ, sự tin tưởng của họ và sự tốt lành của họ đã bị tàn phá bởi những người đã được thánh hiến để trở thành hình ảnh của Chúa Kitô”. Đức Cha Edward Malesic thuộc giáo phận Greenburg xin lỗi các nạn nhân “đã bị cướp mất tuổi thơ” bởi người lạm dụng và nhấn mạnh rằng một số người đã bị “cướp mất niềm tin của họ” nữa. Các Giám mục Công giáo tại Pennsylvania kêu gọi cầu nguyện cho những nạn nhân và cho Giáo Hội, hứa sẽ cởi mở hơn và đề ra những biện phảp trong những năm tới để làm cho Giáo Hội an toàn hơn.
Hỏi: Các Giám mục giáo phận còn bị tố cáo đã không bảo vệ trẻ em và đã che dấu giáo sĩ bị tố cáo lạm dụng? Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trả lời thế nào?
Trả lời: Đức Hồng Y DiNardo, Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ và Đức Giám Mục Timothy L. Doherty, Chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Trẻ Em và Giới Trẻ, đã bầy tỏ “sự xấu hổ” trước những kết luận của bản Báo Cáo. “Là một cơ quan thuộc Hội Đồng Giám Mục, chúng tôi xấu hổ và hối tiếc về những tội lỗi và những thiếu sót của các linh mục và giám mục Công Giáo...Chúng tôi cầu xin để tất cả mọi người sống sót của nạn lạm dụng tình dục tìm được sự chữa lành, ủi an và sức mạnh nơi sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa khi Giáo Hội hứa sẽ tiếp tục khôi phục niềm tin qua sự đồng hành, hiệp thông, và sự đáng tin cậy và công lý.” Trong lá thư gửi dân Chúa ngày 20.8.2018, ĐTC Phanxicô bày tỏ chính sách ”tuyệt đối không dung thứ” về những tội ác lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, tỏ tình liên đới với các nạn nhân và mời gọi toàn thể Cộng đồng dân Chúa tích cực bài trừ thứ văn hóa lạm dụng này.
Hỏi: Công lý được thực hiện đúng mức trong tòa án Giáo Hội theo tố tụng hình sự của Giáo luật không?
Trả lời: Việc xử án hình sự trong Giáo Hội như một xã hội hữu hình, tương tự như các quốc gia Âu Châu nhưng khác biệt với Hoa Kỳ. 1/ Giáo luật có luật tố tụng hình sự rất đơn giản gồm các điều 1717-1731 trong phần IV Tố tụng hình sự của Quyển VII Tố tụng Bộ Giáo Luật 1983: 2/ Giám mục giáo phận có trọn vẹn thẩm quyền về lập pháp, hành pháp và tư pháp trong giáo phận; 3/ Giám mục giáo phận hoặc điều tra viên được Giám mục ủy nhiệm phải bảo vệ thanh danh của mọi người liên hệ đến việc điều tra (đ. 1717): 4/ Giám mục giáo phận hoặc thẩm phán được ủy nhiệm phải tôn trọng sự thật, bảo mật và bác ái. Tố tụng hình sự theo giáo luật được thực hiện qua thủ tục hành chánh đơn giản, không có đối đầu (confrontation) hay đối diện giữa người tố cáo hoặc người chứng và người bị báo trước tòa án; 5/ Luật sư biện hộ bị cáo và công tố viên (promoter of justice or prosecutor) nộp những tài liệu cùng với những lập luận lên ban thẩm phán gồm 3 người để xem xét và quyết định; 6/ Phán quyết tòa án Giáo Hội dựa vào lời chứng (đ. 1526 § 1, đ. 1572) hoặc nhân chứng (đ. 1547), đôi khi có sụ hiện diện của người tố cáo; 7/ Giám mục giáo phận phải lưu trữ trong văn khố mật của tòa giám mục tất cả những tài liệu có trước cuộc điều tra, nếu không cần thiết cho việc tố tụng hình sự (đ. 1719). Để chứng tỏ minh bạch về xét xử giáo sĩ, các giáo phận đăng tên những linh mục vụ bị tố cáo đáng tin cho công chúng biết.
Hỏi: Trong cuộc họp báo ngày 14.8.2018, Tổng chưởng lý Shapiro (Attorney general) đã thách thức các lãnh đạo Giáo Hội rằng: Họ (các Giám mục) tuyên bố rằng họ đã thay đổi đường lối. Họ tuyên bố giữ môi trường an toàn và không dung thứ cho bất cứ lạm dụng tình dục dưới hình thức nào. Tuyên bố là một chuyện. Chứng cứ của việc họ tuyên bố sẽ thế nào nếu họ ủng hộ một trong bốn đề nghị của Đại Bồi Thẩm Đoàn: 1/ Giải trừ thời hiệu hình sự về lạm dụng tình dục trẻ em; 2/ Tạo ra “cánh cửa dân sự” (civil window) cho những nạn nhân không thể nộp hồ sơ trước đây; 3/ Xác minh những hình phạt về việc không liên tục báo cáo về lạm dụng trẻ em; 4/ Cấm các thỏa thuận 'không tiết lộ' liên quan đến hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật.
Trả lời: Cơ quan lập pháp bang Pennsylvania cho đến nay đã chống lại các lời kêu gọi rỡ bỏ thời hiệu hình sự để các nạn nhân thời thơ ấu có thể nộp đơn kiện dân sự chống lại Giáo Hội sau khi họ bước sang tuổi 30. Đại Bồi Thẩm Đoàn và Tổng chưởng lý cũng đề nghị mở một cửa sổ tạm thời, có thể cho phép các nạn nhân lớn tuổi được phép nộp đơn kiện dân sự chống lại những thủ phạm và Giáo Hội. Giám mục Ronald W. Gainer giáo phận Harrisburg, Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Công Giáo tại bang Pennsylvania đã vận động chống lại bất kỳ thay đổi nào đối với thời hiệu hoặc để mở một cửa sổ như vậy. Chủ tịch Thượng viện tạm thời là ông Joe Scarnati, đảng Cộng hòa, đã nói rằng một sự thay đổi hồi tố đối với thời hiệu sẽ là vi hiến. Ông đề nghị các biện pháp khác để tăng cường ngăn ngừa lạm dụng tình dục trẻ em và ông nói rằng Giáo Hội cần lập một quỹ hỗ trợ nạn nhân để bồi thường cho các nạn nhân. Trong một tuyên bố ngày 30 tháng 8, giáo phận Harrisburg nói rằng giáo phận sẵn sàng nói chuyện về việc thành lập một quỹ để hỗ trợ nạn nhân và giáo phận cho rằng đó là một ý tưởng tốt hơn là thay đổi thời hiệu. Giáo phận tuyên bố: "Như nhiều người trong cơ quan lập pháp đã xác định rằng một điều khoản xem xét lại thời hiệu là vi hiến, đây có thể là con đường tốt nhất để hỗ trợ những người sống sót"
Hỏi: Báo Cáo Pennsylvania gây nên hiệu quả tiêu cực hay tích cực đối với đường lối của Giáo Hội Hoa Kỳ?
Trả lời: Qua những dữ kiện của Báo Cáo Pennsylvania, Giáo Hôi Công Giáo Hoa Kỳ có thể tích cực tin rằng những canh tân và những phương pháp bảo vệ trẻ em, do Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ để ra năm 2002 trong Hiến Chương Bảo Vệ Trẻ Em và Thanh Thiếu Niên - Charter for the Protection of Children and Young People, đang có tác động đáng kể vì giảm mạnh các cáo buộc lạm dụng mới trong Giáo hội, nhờ vào nhận thức xã hội và cam kết rộng lớn hơn nhiều trong việc ngăn chặn lạm dụng trẻ em. Theo Center for Applied Research in the Apostolate (CARA) tại đại học Georgetown và theo Bảo Cáo Đại Bồi Thẩm Đoàn Pennsylvani, lạm dụng tình dục xảy ra trong giai đoạn 1950-1990 và giảm sút rất nhiều từ năm 2002 khi áp dụng Hiến Chương.
Hỏi: Xét về thực hành, các giáo phận Hoa Kỳ đã làm gì để chữa lành và chăm sóc những nạn nhân bị lạm dụng?
Trả lời: Các giáo phận đều có những quỹ hỗ trợ các nạn nhân qua nhiều chương trình điều trị và chữa lành cho những người tổn hại vì lạm dụng: xin lỗi nạn nhân, cung cấp hỗ trợ tư vấn, thanh toán thiệt hại trực tiếp cho nạn nhân và dịch vụ mục vụ. Hơn nữa, các giáo phận cũng nhận ra tầm quan trọng của việc cung cấp hỗ trợ cho các thành viên gia đình của nạn nhân bất kể vụ kiện và thời hiệu. Mỗi năm, các giáo phận tiếp tục chi hàng trăm ngàn đô la để hỗ trợ nạn nhân và bảo vệ trẻ em.
Hỏi: Làm sao biết được giáo phận đã tuân giữ việc thực hành ngăn ngừa lạm dụng trẻ em?
Trả lời: Các giáo phận tham gia cuộc kiểm tra hàng năm của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ về việc thi hành Hiến chương Bảo vệ Trẻ em và Thanh Thiếu Niên. Việc kiểm tra được thực hiện bởi một công ty độc lập, xem xét việc phòng ngừa và huấn luyện về báo cáo về trẻ em và người lớn, cũng như kiểm tra lý lịch những người có dịch vụ tiếp xúc với trẻ em. Kiểm tra viên nghiên cứu các chương trình được sử dụng, việc tham dự đào tạo, kiểm tra lý lịch cần thiết và phương tiện thu thập dữ liệu. Thông tin được cung cấp khi đăng các thủ tục và sàng lọc cho các chủng sinh và ứng viên cho phó tế vĩnh viễn. Kiểm tra này được hoàn thành hàng năm. Ngoài ra, một cuộc kiểm tra tại chỗ được thực hiện 3 năm một lần, kèm theo các cuộc phỏng vấn trực tiếp tất cả các nhân viên giáo phận liên quan đến bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên và hỗ trợ nạn nhân.
Hỏi: Giáo Hội Hoa Kỳ đang thanh lọc nhân sự thế nào để ngăn ngừa lạm dụng trẻ em?
Trả lời: Tất cả các linh mục, phó tế, chủng sinh, tu sĩ, giáo dân, nhân viên và tình nguyện viên có liên hệ với trẻ vị thành niên được yêu cầu hoàn thành kiểm tra lý lịch FBI và BCI và tham dự chương trình đào tạo Môi trường an toàn. Chương trình này dạy cách xác định các dấu hiệu của hành vi sai trái và thực hành tốt nhất để làm cho nhà thờ, trường học và cộng đồng an toàn hơn. Họ phải báo cáo các sự cố lạm dụng, bỏ bê hoặc nghi ngờ lạm dụng trẻ em, người lớn tuổi, hoặc cá nhân có nguy cơ. Các giáo sĩ và cá nhân làm việc với thanh niên trong Giáo Hội được bao quanh bởi những người đã hoàn thành chương trình đào tạo Môi trường an toàn. Nếu nhân viên của Giáo Hội bị nghi ngờ lạm dụng, thì việc lạm dụng bị nghi ngờ cũng phải được báo cáo cho Văn phòng Bảo vệ Trẻ em & Thanh thiếu niên của giáo phận. Các giáo phận cam kết phục vụ mục vụ lành mạnh và sử dụng những nhân viên có năng lực, có trình độ và có trách nhiệm. Tất cả nhân viên thuộc giáo phận cũng như tất cả các tình nguyện viên làm việc với trẻ em đều trải qua kiểm tra lý lịch hình sự.
Hỏi: Mọi người có thể chia sẻ trách nhiệm với Giám mục giáo phận để bảo vệ trẻ em và gìn giữ môi trường an toàn không?
Trả lời: Năm 2002, Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ ban hành Hiến chương Bảo vệ Trẻ em & Thanh thiếu niên, tài liệu mang tính bước ngoặt thể hiện cam kết của Giáo Hội Công Giáo về bảo vệ trẻ em và chính sách không khoan nhượng đối với bất kỳ ai làm hại trẻ em. Tài liệu này giúp giáo phận mở rộng việc đáp lại các cáo buộc lạm dụng trẻ em bằng cách vượt ra ngoài sự tập trung duy nhất vào thủ phạm. Ngoài việc cố gắng tìm hiểu vụ lạm dụng có xảy ra hay không và đảm bảo không có thủ phạm nào có thể gây hại cho trẻ em trong tương lai, Giáo hội bắt đầu kiểm tra xem những người khác trong Giáo hội phải chịu trách nhiệm như thế nào để tạo ra môi trường an toàn và thực thi các chính sách và thủ tục của giáo phận. Kể từ năm 2002, tất cả mọi người trong các giáo phận đều biết về trách nhiệm và nghĩa vụ của họ liên quan đến bảo vệ trẻ em. Đồng thời, tất cả nhân viên của Giáo Hội chịu trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu báo cáo, sàng lọc và giáo dục của giáo phận. Đến nay, nhiều giáo phận đã sàng lọc và đào tạo hàng ngàn nhân viên và tình nguyện viên làm việc với trẻ em tại các giáo xứ, trường học và các tổ chức của giáo phận.
Hỏi: Nhiều tín hữu hoang mang về những tin xấu về Giáo Hội và giáo sĩ. Giáo Hội Công Giáo thánh thiện nhưng tại sao lại có nhiều giáo sĩ có chức thánh lại lạm dụng trẻ em? Giáo Hội còn thánh thiện không?
Trả lời: Giáo Hội Công Giáo là một xã hội do Chúa Kitô thiết lập và được Chúa Thánh Thần làm cho sống động chỉ với mục đích chiến thắng tội lỗi. Giáo Hôi Công Giáo thánh thiện vì Chúa Kitô, Đấng sáng lập Giáo Hội là nguồn mạch mọi sự thánh thiện và Chúa ban cho Giáo Hội những phương thế giúp mọi tín hữu nên thánh. Mọi người gia nhập trong Giáo Hội đều được mời gọi nên thánh: Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện. (Mt 5,48). Giáo Hội có những người thánh thiện đã chiến thắng tội lỗi, noi gương sáng cho mọi người. Đồng thời, Giáo Hội cũng có những người tội lỗi nên Giáo Hội cầu nguyện cho họ được ơn cải hóa và Giáo Hội được thanh tẩy. Cần nhớ rằng Giáo Hội luôn được Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần không ngừng trợ giúp và nâng đỡ. Được thánh hóa qua bí tích Rửa tội, mọi tín hữu Kitô trở nên con cái Thiên Chúa và thành viên thuộc Giáo Hội. Vì vậy, mọi tín hữu luôn phải đồng hành với Giáo Hội và đồng hành với anh chị em trong tình yêu thương. Ngoài ra, mọi tín hữu phải đồng cảm với Giáo Hội là Thân Mình Chúa Kitô đang bị thương tổn sâu xa.
ĐTC Phanxicô trích lời Đức Hồng Y Ratzinger: ”Có bao nhiêu điều nhơ bẩn trong Giáo Hội, và chính nơi những người có chức linh mục, lẽ ra họ phải hoàn toàn thuộc về Chúa! Bao nhiêu kiêu căng, bao nhiêu tự phụ! [...] Sự phản bội của các môn đệ, sự tiếp nhận bất xứng Mình và Máu Thánh Chúa chắc chắn là nỗi đau đớn nhất của Đấng Cứu Chuộc, đâm thâu qua trái tim Chúa. Tự đáy lòng, chúng ta chỉ có thể kêu lên cùng Chúa: Lạy Chúa, xin thương xót chúng con. Lạy Chúa, xin cứu vớt chúng con” (Xc Mt 8,25; Chặng thứ 9 trong bài suy niệm Đàng Thánh Giá cho Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2005).
Chúng ta hãy hướng về Mẹ Maria là niềm trông cậy vững chắc để khấn cầu: Chúng con trông cậy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê chớ bỏ lời chúng con cầu nguyện, trong cơn gian nan thiếu thốn. Đức Nữ Đồng Trinh hiển vinh và phúc đức, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ. Amen (Kinh trông cậy).
LM. Nguyễn Tất Thắng, O.P.