Năm nay, năm 2018 Đức Giám Mục Giáo phận và ba anh em linh mục đàn anh của tôi mừng Ngân khánh linh mục. Bên cạnh sự sám hối ăn năn thì lời tạ ơn là tâm tình chính của các ngài trong dịp kỷ niệm đặc biệt này. Xin có vài nghĩ suy về sự biết ơn, cách riêng là tâm tình tạ ơn của hàng linh mục.
Lòng biết ơn là một trong những nhân đức nền tảng để sống xứng với phận con người. Những ai thiếu sót trong nhân đức nhân bản này thì không chỉ bị người đời khinh bỉ mà còn bị xem như là loài ăn cháo đái bát, thua cả một số loài vật. Qua câu chuyện mười người phong cùi được Chúa Giêsu chữa lành mà duy chỉ có một người anh em dân ngoại biết trở lại tạ ơn còn chín người Do Thái giáo thì không, chúng ta thử xét xem một vài nguyên nhân khiến người ta dễ sa vào thói vô ơn dù có khi có thể lượng thứ nhưng vẫn đáng tiếc và có khi là đáng trách (x. Lc 17,11-19).
I. Trước hết xin bàn đến chiều kích tiêu cực là sự vô ơn qua một vài nguyên nhân khiến chúng không truy cho đến tận nguồn những ơn mình lãnh nhận:
1.“Bàn tay ta làm nên tất cả”. Một khi đã những tưởng rằng ơn lành mà chúng ta lãnh nhận là do công sức của mình thì việc biết ơn là dường như bị loại bỏ. Phải chăng chín người phung cùi Do Thái giáo đã lầm tưởng rằng chính nhờ việc họ đi trình diện với các Tư tế nên họ được lành bệnh? Không dám quả quyết dữ kiện này nhưng hầu chắc người anh em lương dân đã trở lại cám ơn Chúa Giêsu thì không biết các luật lệ về việc phải đi trình diện tư tế các trường hơp có dấu chỉ mắc bệnh hay đã khỏi bệnh phung cùi (x.Lv 13,1-16) và anh ta đã nhận ra nguồn ơn mà anh lãnh nhận là từ Chúa Giêsu.
2.Mọi người hay nhiều người cũng hưởng nhận cái ơn như mình lãnh nhận. Sự thường nếu một ơn mà chỉ riêng bản thân mình hay gia đình mình lãnh nhận thì chúng ta dễ có lòng biết ơn hơn là trường hợp nhiều người hay mọi người cũng được hưởng ơn ấy như mình. Rất có thể cả chín người Do Thái giáo hôm ấy đều được chữa lành là một nguyên cớ. Đêm Tết Trung Thu, phát quà cho gần cả nghìn em thiếu nhi, thế nhưng hình như chỉ có dăm bảy em lí nhí lời cám ơn. Nhờ các mẹ hiền mẫu lo xa nên số quà còn thừa. Hôm sau tôi gọi hai em nhỏ đã biết ngoan và hăng hái trả lời câu hỏi trong phần diễn giải Lời Chúa vào nhà xứ và tặng quà “hậu Trung Thu”. Hai bé vừa nhận quà vừa hớn hở cám ơn cha xứ rối rít. Hình như chuyện này cũng đúng với người lớn một cách nào đó.
3.Lãnh nhận ơn lành cách thường xuyên. Ngày nào mặt trời cũng mọc lên rồi lặn xuống đều đặn cho mọi người; ngày nào ai ai cũng hưởng nhận thời gian đủ đầy 24 tiếng đồng hồ chẳng thiếu một giây. Và thế là đã có đó nhiều người thiếu tâm tình tri ân cảm tạ. Tâm tình biết ơn thật rõ nét nơi bà con vùng hẽo lánh xa xôi, một năm một hai lần có linh mục về dâng Thánh Lễ. Trái lại, ngày nào cũng có cha dâng Lễ nên chúng ta rất có thể xem đó như là quyền được hưởng nhận của mình.
Người mặc tật vong ân thì thường sử dụng ơn đã lãnh nhận theo ý riêng của mình. Đây là hệ quả tất yếu, vì một khi đã lầm tưởng rằng chính bàn tay ta làm nên ân lộc này thì ta có quyền sử dụng nó cách tự do và tùy thích. Một hệ quả tất yếu nữa của người sống vong ân đó là sử dụng ơn lành ít có hiệu quả, nhiều khi lại quá lãng phí và có khi gây ra hậu quả xấu xa khó lường.
II. Xét về chiều kích tích cực trong việc sống tình tri ân cảm tạ. Cách riêng tâm tình tạ ơn của các linh mục. Một vài tiền đề ắt có để có thể sống tình tri ân:
1.Xác định đúng ơn lành mình lãnh nhận: Là Kitô hữu trưởng thành thì phải biết tạ ơn Thiên Chúa vì đã được làm người, làm người con cái Chúa trong lòng mẹ Hội Thánh Công Giáo. Nội hàm lời kinh cám ơn diễn tả sự thật này: “Con cám ơn Đức Chúa Trời là Chúa lòng lành vô cùng, chẳng bỏ con, chẳng để con không đời đời mà lại sinh ra con, cho con được làm người…” Cách riêng, là linh mục thì cần phải biết tạ ơn về hồng ân cao quý là thiên chức linh mục mình đã lãnh nhận.
Trong dòng đời người thì có đó “thì mạnh, thì yếu” (temps fort, temps faible). Các dấu mốc đặc biệt như ngày thụ phong linh mục, các ngày kỷ niệm giáp năm, ngân khánh…là những dịp để các ngài sống tình tạ ơn cách sâu lắng và hữu hiệu hơn. Tuy nhiên nếu biết sống tình tri ân từng ngày thì quả là đáng trân quý. Các câu hỏi linh mục là ai, vì sao Chúa Giêsu thiết lập thiên chức linh mục và Người lập chức linh mục để làm gì thì có lẽ các linh mục hẳn hiểu rõ dù cho không thể đủ đầy các mặt nhưng chắc chắn là phải nắm rõ những nét căn bản về thiên chức mình đã lãnh nhận.
2.Xác tin vững vàng về nguồn ơn mình đã lãnh nhận: Trong đức tin thì dễ dàng trả lời rằng chính Thiên Chúa là Đấng trao ban thiên chức linh mục. Tuy nhiên Thiên Chúa thường ban ơn lành qua các trung gian. Ngoài tấm linh hồn mỗi người chúng ta là ơn Thiên Chúa ban trực tiếp thì có thể nói rằng hầu như mợi ơn lành khác Chúa thường ban qua các trung gian, như thân xác chúng ta Chúa ban qua tình yêu mẹ cha, kiến thức chúng ta, Chúa ban qua thầy cô… và thiên chức linh mục thì Chúa lại ban qua Hội Thánh, qua nỗ lực sống cống hiến của các tiến chức, qua sự giúp đỡ, nâng đỡ của người này người kia… Các trung gian là cần thiết nhưng chúng có thể trở thành những trở ngại khiến nhiều khi chúng ta không thể truy nguồn đến tận căn đó là Thiên Chúa.
3.Ý thức sự bất xứng và cả sự bất lực của chúng ta. Nếu Thiên Chúa không muốn thì không một ai có thể làm người. Nếu Chúa không yêu thương thì không ai có thể xứng làm con cái của Người. Và chắc chắn không một linh mục hay giám mục nào dám to gan tự cho mình xứng đáng lãnh nhận thiên chức linh mục. Đã ý thức sự bất xứng của mình thì hẳn nhiên các linh mục luôn khiêm nhu khi thi hành thánh chức, đồng thời luôn quý trọng thiên ân mình lãnh nhận. Tuy nhiên sự ý thức này một đôi trường hợp chỉ dừng lại ở các bài diễn văn tạ ơn trong ngày thụ phong, dịp kỷ niệm ngân khánh, kim khánh hay ngày nhậm chức vụ nào đó. Việc quý trọng thiên chức linh mục nơi các giám mục hay các linh mục anh em thì tương đối khá dễ dàng, còn quý trọng thiên chức linh mục nơi bản thân mình phải chăng cần đặt vấn đề. Và vấn đề đặt ra đó là cách thế thi hành thánh chức của các ngài: có dịu hiền và khiêm nhượng ở mức độ nào?
4.Hiểu rõ và kiên trung thực thi mục đích của thiên chức linh mục mình đã lãnh nhận. Chúa trao ban thiên chức linh mục cho tôi là để làm gì và để phục vụ những ai? Nếu không có đoàn dân Thiên Chúa thì chẳng cần có linh mục, vì nếu không có đàn chiên thì cần gì đến mục tử. Như thế thiên chức linh mục có ra là vì đàn chiên của Thiên Chúa, những con chiên trong lẫn ngoài đàn. Trong bảy bí tích của Hội Thánh Công Giáo, ngoại trừ bí tích Thánh Thể là bí tích biệt loại, thì bí tích Truyền chức thánh và bí tích Hôn phối là hai bí tích mang tính cộng đoàn cách đặc biệt và rõ nét. Cộng đoàn của tôi có sống và sống dồi dào như thế nào là một trong những câu tự vấn cho những ai đã lãnh nhận thiên chức linh mục.
III. Một trong những cách thế sống tình tạ ơn cách đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng trao ban thừa tác vụ linh mục: Sống Hy Tế Thánh Thể, Hy Tế Tạ Ơn.
Lời tạ ơn đủ đầy ý nghĩa đó là sử dụng ân ban đúng và đẹp ý người thi ân. Chúa Kitô là mẫu gương cho tất cả chúng ta, cách riêng các linh mục trong việc sống lời tạ ơn. Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái đã viết những lời sau: “Thật thế, máu các con bò, con dê không thể nào xoá được tội lỗi. Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con” (Dt 10,4-7). Chúa Kitô đã sống tình tạ ơn bằng việc sử dụng tấm thân xác Chúa Cha trao ban để Emmanụel, ở cùng nhân loại chúng ta trong sự chung thân, gánh phận và chia phần với chúng ta đến cùng.
Với tâm thân xác Cha ban, Chúa Kitô đã vào trần gian để cùng nhân loại. Trong thời gian công khai rao giảng, Ngài đã ở cùng các môn đệ ròng rã ba năm, đã dùng tấm thân xác ấy để đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương, dập nát, giải thoát những ai bị giam cầm, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng (x.Lc 4,1-4-21).
Ngài dùng tấm thân xác ấy để gánh lấy tội lỗi nhân gian đến nỗi chẳng còn hình tượng con người trên cây thập giá ở đỉnh đồi Can-vê. Cũng với tâm thân xác ấy Ngài đã mở toang con tim cực thánh, vắt kiệt đến giọt nước và giọt máu cuối cùng để tuôn ban hồng ân Thánh Thần cho nhân loại, qua đó hòa giải nhân trần với Cha trên trời và thông chia phần phúc vĩnh cửu cho loài người (x.Ga 19,28-37).
Các hành vi của Chúa Kitô khi sử dụng ân ban đã làm đẹp lòng Chúa Cha và đó chính là lời tạ ơn tuyệt hảo (x.Mt 3,17; Mc 1,11). Lời tạ ơn ấy đã vẹn đầy trong đêm Tiệc Ly, khi Chúa Kitô lập Bí Tích Thánh Thể. Giáo Hội tin nhận chính khi lập Bí Tích Thánh Thể là lúc Chúa Kitô quyết định lần cuối cùng cách dứt khoát hiến dâng mạng sống vì nhân loại chúng ta, một quyết định sẽ hiện thực vào chiều ngày hôm sau trên đồi Can-vê. Chính vì thế Giáo Hội dạy mỗi lần bí tích Thánh Thể, Hy Tế tạ ơn được cử hành thì Hy Tế thập giá được hiện tại hóa.
Các linh mục cử hành bí tích Thánh Thể dường như là hằng ngày. Ước gì các ngài khi chu toàn nhiệm vụ thánh hóa dân Thiên Chúa thì biết sống tâm tình tạ ơn liên lỉ. Mong sao các ngài ý thức thiên chức linh mục là ân ban nhưng không đến từ Thiên Chúa. Và Chúa ban thiên chức linh mục cho các ngài là để các ngài phục vụ đoàn chiên của Chúa. Khi truyền lệnh: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (x.Lc, 22,19; 1Cr 11,25), thì Chúa Kitô không chỉ trao cho các ngài năng quyền cử hành bí tích Thánh Thể mà còn mời gọi các ngài hãy dùng chính cuộc sống và hiến dâng sự sống của mình để cho đoàn chiên được thanh sạch, được sống và sống dồi dào. Xin cho các linh mục biết dùng thiên chức mình lãnh nhận để biết “ở cùng” đàn chiên trong sự liên đới và quảng đại phục vụ “không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tân tụy. Không lấy quyền mà thống trị, nhưng luôn nêu gương sáng cho đàn chiên” (x.1P.5,2-3).
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Lòng biết ơn là một trong những nhân đức nền tảng để sống xứng với phận con người. Những ai thiếu sót trong nhân đức nhân bản này thì không chỉ bị người đời khinh bỉ mà còn bị xem như là loài ăn cháo đái bát, thua cả một số loài vật. Qua câu chuyện mười người phong cùi được Chúa Giêsu chữa lành mà duy chỉ có một người anh em dân ngoại biết trở lại tạ ơn còn chín người Do Thái giáo thì không, chúng ta thử xét xem một vài nguyên nhân khiến người ta dễ sa vào thói vô ơn dù có khi có thể lượng thứ nhưng vẫn đáng tiếc và có khi là đáng trách (x. Lc 17,11-19).
I. Trước hết xin bàn đến chiều kích tiêu cực là sự vô ơn qua một vài nguyên nhân khiến chúng không truy cho đến tận nguồn những ơn mình lãnh nhận:
1.“Bàn tay ta làm nên tất cả”. Một khi đã những tưởng rằng ơn lành mà chúng ta lãnh nhận là do công sức của mình thì việc biết ơn là dường như bị loại bỏ. Phải chăng chín người phung cùi Do Thái giáo đã lầm tưởng rằng chính nhờ việc họ đi trình diện với các Tư tế nên họ được lành bệnh? Không dám quả quyết dữ kiện này nhưng hầu chắc người anh em lương dân đã trở lại cám ơn Chúa Giêsu thì không biết các luật lệ về việc phải đi trình diện tư tế các trường hơp có dấu chỉ mắc bệnh hay đã khỏi bệnh phung cùi (x.Lv 13,1-16) và anh ta đã nhận ra nguồn ơn mà anh lãnh nhận là từ Chúa Giêsu.
2.Mọi người hay nhiều người cũng hưởng nhận cái ơn như mình lãnh nhận. Sự thường nếu một ơn mà chỉ riêng bản thân mình hay gia đình mình lãnh nhận thì chúng ta dễ có lòng biết ơn hơn là trường hợp nhiều người hay mọi người cũng được hưởng ơn ấy như mình. Rất có thể cả chín người Do Thái giáo hôm ấy đều được chữa lành là một nguyên cớ. Đêm Tết Trung Thu, phát quà cho gần cả nghìn em thiếu nhi, thế nhưng hình như chỉ có dăm bảy em lí nhí lời cám ơn. Nhờ các mẹ hiền mẫu lo xa nên số quà còn thừa. Hôm sau tôi gọi hai em nhỏ đã biết ngoan và hăng hái trả lời câu hỏi trong phần diễn giải Lời Chúa vào nhà xứ và tặng quà “hậu Trung Thu”. Hai bé vừa nhận quà vừa hớn hở cám ơn cha xứ rối rít. Hình như chuyện này cũng đúng với người lớn một cách nào đó.
3.Lãnh nhận ơn lành cách thường xuyên. Ngày nào mặt trời cũng mọc lên rồi lặn xuống đều đặn cho mọi người; ngày nào ai ai cũng hưởng nhận thời gian đủ đầy 24 tiếng đồng hồ chẳng thiếu một giây. Và thế là đã có đó nhiều người thiếu tâm tình tri ân cảm tạ. Tâm tình biết ơn thật rõ nét nơi bà con vùng hẽo lánh xa xôi, một năm một hai lần có linh mục về dâng Thánh Lễ. Trái lại, ngày nào cũng có cha dâng Lễ nên chúng ta rất có thể xem đó như là quyền được hưởng nhận của mình.
Người mặc tật vong ân thì thường sử dụng ơn đã lãnh nhận theo ý riêng của mình. Đây là hệ quả tất yếu, vì một khi đã lầm tưởng rằng chính bàn tay ta làm nên ân lộc này thì ta có quyền sử dụng nó cách tự do và tùy thích. Một hệ quả tất yếu nữa của người sống vong ân đó là sử dụng ơn lành ít có hiệu quả, nhiều khi lại quá lãng phí và có khi gây ra hậu quả xấu xa khó lường.
II. Xét về chiều kích tích cực trong việc sống tình tri ân cảm tạ. Cách riêng tâm tình tạ ơn của các linh mục. Một vài tiền đề ắt có để có thể sống tình tri ân:
1.Xác định đúng ơn lành mình lãnh nhận: Là Kitô hữu trưởng thành thì phải biết tạ ơn Thiên Chúa vì đã được làm người, làm người con cái Chúa trong lòng mẹ Hội Thánh Công Giáo. Nội hàm lời kinh cám ơn diễn tả sự thật này: “Con cám ơn Đức Chúa Trời là Chúa lòng lành vô cùng, chẳng bỏ con, chẳng để con không đời đời mà lại sinh ra con, cho con được làm người…” Cách riêng, là linh mục thì cần phải biết tạ ơn về hồng ân cao quý là thiên chức linh mục mình đã lãnh nhận.
Trong dòng đời người thì có đó “thì mạnh, thì yếu” (temps fort, temps faible). Các dấu mốc đặc biệt như ngày thụ phong linh mục, các ngày kỷ niệm giáp năm, ngân khánh…là những dịp để các ngài sống tình tạ ơn cách sâu lắng và hữu hiệu hơn. Tuy nhiên nếu biết sống tình tri ân từng ngày thì quả là đáng trân quý. Các câu hỏi linh mục là ai, vì sao Chúa Giêsu thiết lập thiên chức linh mục và Người lập chức linh mục để làm gì thì có lẽ các linh mục hẳn hiểu rõ dù cho không thể đủ đầy các mặt nhưng chắc chắn là phải nắm rõ những nét căn bản về thiên chức mình đã lãnh nhận.
2.Xác tin vững vàng về nguồn ơn mình đã lãnh nhận: Trong đức tin thì dễ dàng trả lời rằng chính Thiên Chúa là Đấng trao ban thiên chức linh mục. Tuy nhiên Thiên Chúa thường ban ơn lành qua các trung gian. Ngoài tấm linh hồn mỗi người chúng ta là ơn Thiên Chúa ban trực tiếp thì có thể nói rằng hầu như mợi ơn lành khác Chúa thường ban qua các trung gian, như thân xác chúng ta Chúa ban qua tình yêu mẹ cha, kiến thức chúng ta, Chúa ban qua thầy cô… và thiên chức linh mục thì Chúa lại ban qua Hội Thánh, qua nỗ lực sống cống hiến của các tiến chức, qua sự giúp đỡ, nâng đỡ của người này người kia… Các trung gian là cần thiết nhưng chúng có thể trở thành những trở ngại khiến nhiều khi chúng ta không thể truy nguồn đến tận căn đó là Thiên Chúa.
3.Ý thức sự bất xứng và cả sự bất lực của chúng ta. Nếu Thiên Chúa không muốn thì không một ai có thể làm người. Nếu Chúa không yêu thương thì không ai có thể xứng làm con cái của Người. Và chắc chắn không một linh mục hay giám mục nào dám to gan tự cho mình xứng đáng lãnh nhận thiên chức linh mục. Đã ý thức sự bất xứng của mình thì hẳn nhiên các linh mục luôn khiêm nhu khi thi hành thánh chức, đồng thời luôn quý trọng thiên ân mình lãnh nhận. Tuy nhiên sự ý thức này một đôi trường hợp chỉ dừng lại ở các bài diễn văn tạ ơn trong ngày thụ phong, dịp kỷ niệm ngân khánh, kim khánh hay ngày nhậm chức vụ nào đó. Việc quý trọng thiên chức linh mục nơi các giám mục hay các linh mục anh em thì tương đối khá dễ dàng, còn quý trọng thiên chức linh mục nơi bản thân mình phải chăng cần đặt vấn đề. Và vấn đề đặt ra đó là cách thế thi hành thánh chức của các ngài: có dịu hiền và khiêm nhượng ở mức độ nào?
4.Hiểu rõ và kiên trung thực thi mục đích của thiên chức linh mục mình đã lãnh nhận. Chúa trao ban thiên chức linh mục cho tôi là để làm gì và để phục vụ những ai? Nếu không có đoàn dân Thiên Chúa thì chẳng cần có linh mục, vì nếu không có đàn chiên thì cần gì đến mục tử. Như thế thiên chức linh mục có ra là vì đàn chiên của Thiên Chúa, những con chiên trong lẫn ngoài đàn. Trong bảy bí tích của Hội Thánh Công Giáo, ngoại trừ bí tích Thánh Thể là bí tích biệt loại, thì bí tích Truyền chức thánh và bí tích Hôn phối là hai bí tích mang tính cộng đoàn cách đặc biệt và rõ nét. Cộng đoàn của tôi có sống và sống dồi dào như thế nào là một trong những câu tự vấn cho những ai đã lãnh nhận thiên chức linh mục.
III. Một trong những cách thế sống tình tạ ơn cách đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng trao ban thừa tác vụ linh mục: Sống Hy Tế Thánh Thể, Hy Tế Tạ Ơn.
Lời tạ ơn đủ đầy ý nghĩa đó là sử dụng ân ban đúng và đẹp ý người thi ân. Chúa Kitô là mẫu gương cho tất cả chúng ta, cách riêng các linh mục trong việc sống lời tạ ơn. Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái đã viết những lời sau: “Thật thế, máu các con bò, con dê không thể nào xoá được tội lỗi. Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con” (Dt 10,4-7). Chúa Kitô đã sống tình tạ ơn bằng việc sử dụng tấm thân xác Chúa Cha trao ban để Emmanụel, ở cùng nhân loại chúng ta trong sự chung thân, gánh phận và chia phần với chúng ta đến cùng.
Với tâm thân xác Cha ban, Chúa Kitô đã vào trần gian để cùng nhân loại. Trong thời gian công khai rao giảng, Ngài đã ở cùng các môn đệ ròng rã ba năm, đã dùng tấm thân xác ấy để đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương, dập nát, giải thoát những ai bị giam cầm, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng (x.Lc 4,1-4-21).
Ngài dùng tấm thân xác ấy để gánh lấy tội lỗi nhân gian đến nỗi chẳng còn hình tượng con người trên cây thập giá ở đỉnh đồi Can-vê. Cũng với tâm thân xác ấy Ngài đã mở toang con tim cực thánh, vắt kiệt đến giọt nước và giọt máu cuối cùng để tuôn ban hồng ân Thánh Thần cho nhân loại, qua đó hòa giải nhân trần với Cha trên trời và thông chia phần phúc vĩnh cửu cho loài người (x.Ga 19,28-37).
Các hành vi của Chúa Kitô khi sử dụng ân ban đã làm đẹp lòng Chúa Cha và đó chính là lời tạ ơn tuyệt hảo (x.Mt 3,17; Mc 1,11). Lời tạ ơn ấy đã vẹn đầy trong đêm Tiệc Ly, khi Chúa Kitô lập Bí Tích Thánh Thể. Giáo Hội tin nhận chính khi lập Bí Tích Thánh Thể là lúc Chúa Kitô quyết định lần cuối cùng cách dứt khoát hiến dâng mạng sống vì nhân loại chúng ta, một quyết định sẽ hiện thực vào chiều ngày hôm sau trên đồi Can-vê. Chính vì thế Giáo Hội dạy mỗi lần bí tích Thánh Thể, Hy Tế tạ ơn được cử hành thì Hy Tế thập giá được hiện tại hóa.
Các linh mục cử hành bí tích Thánh Thể dường như là hằng ngày. Ước gì các ngài khi chu toàn nhiệm vụ thánh hóa dân Thiên Chúa thì biết sống tâm tình tạ ơn liên lỉ. Mong sao các ngài ý thức thiên chức linh mục là ân ban nhưng không đến từ Thiên Chúa. Và Chúa ban thiên chức linh mục cho các ngài là để các ngài phục vụ đoàn chiên của Chúa. Khi truyền lệnh: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (x.Lc, 22,19; 1Cr 11,25), thì Chúa Kitô không chỉ trao cho các ngài năng quyền cử hành bí tích Thánh Thể mà còn mời gọi các ngài hãy dùng chính cuộc sống và hiến dâng sự sống của mình để cho đoàn chiên được thanh sạch, được sống và sống dồi dào. Xin cho các linh mục biết dùng thiên chức mình lãnh nhận để biết “ở cùng” đàn chiên trong sự liên đới và quảng đại phục vụ “không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tân tụy. Không lấy quyền mà thống trị, nhưng luôn nêu gương sáng cho đàn chiên” (x.1P.5,2-3).
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột