Tin Đức Phanxicô sẽ viếng thăm Các Tiểu Vương Quốc (Emirates) Ả Rập Thống Nhất vào tháng Hai tới, được công bố giữa lúc chúng tôi đang thăm viếng Dubai 3 ngày, khiến chúng tôi lưu ý tới Các Tiểu Vương Quốc này nhiều hơn.
Phải nói sự phát triển của United Arab Emirates (UAE) trong mấy năm nay là một phép lạ. Cứ nhìn hàng đoàn du khách đổ về Dubai hàng ngày và những Malls rộng mênh mông đầy khách hàng qua lại gần như suốt 24 giờ một ngày và nhất là những tòa nhà chọc trời thi đua nhau vươn lên đủ thấy vận tốc và bề dầy của phép lạ đó. Nhưng điều làm chúng tôi khâm phục là: tuy là một quốc gia Hồi Giáo, nhưng ngoại trừ các giờ kinh cố định mà dù bạn không muốn nghe vẫn phải nghe qua các loa phóng thanh đặt ở mọi nơi công cộng, kể cả trong các Malls, người Dubai ít khi nói đến tôn giáo của họ và trong các chặng (gần 30 hoặc 40) của chuyến đi “hop on hop off”, chỉ có một điểm dừng để thăm một đền thờ Hồi Giáo (có đến 5,000 đền thờ khắp UAE). Ngoài ra, các tòa nhà cũng như các cửa tiệm phần lớn không đề tên bằng mẫu tự Ả Rập mà bằng mẫu tự La Tinh. Các người phục vụ tại Dubai, ai cũng hiểu và nói được tiếng Anh. Tất cả khiến người ta có cảm tưởng Dubai quả là nhà, không hẳn một nơi tới viếng thăm của du khách. Một điều thât khác với những nơi như Thẩm Quyến, Bắc Kinh, Thượng Hải. Dù người Trung Quốc kìn kìn kéo nhau qua thăm Dubai. Đứng ở Dubai Mall 5 phút thôi, bạn sẽ thấy ít nhất 4 đoàn du khách Trung Quốc diễu hành qua dưới “ngọn cờ” hướng dẫn của hướng dẫn viên du lịch người Dubai hoặc Trung Quốc. Biết họ là người Trung Quốc, vì họ thường rất ồn ào lớn tiếng!
Thành thử không lạ gì Đông Cung Thái Tử của Abu Dhabi, Mohammed bin Zayed bin Sultan Al-Nahyan, nhân chuyến viếng Vatican năm 2016, đã mời Đức Phanxicô chính thức viếng thăm nước ông. Dù sao, thì trong 10 triệu dân của cả nước, chỉ có 1 triệu rưỡi là người bản xứ (emirati), hết 8 triệu rưỡi là người nước ngoài tới làm việc tại đây, trong đó, không thiếu các Kitô hữu (13% tổng dân số Emirates). Con số thống kê chính thức cho thấy ít nhất có tới 900,000 người Công Giáo có mặt tại đất nước này. Con số này quả vượt xa con số người Công Giáo hiện diện tại Azerbaijan, nơi năm 2003, chỉ có 250 người Công Giáo; con số này tăng lên vào khoảng 1,500 người lúc Đức Phanxicô đến thăm nước này năm 2016, mà phần đông nhờ sự hiện diện của ngoại kiều tới đó làm việc!
Dù trong ba ngày thăm viếng Dubai, chúng tôi không thấy một ngôi nhà thờ Kitô Giáo nào, nhưng theo Gerard O’Connell của Tạp Chí America, các Kitô hữu có thể thờ phượng trong khoảng 40 nhà thờ, phần lớn được xây dựng trên các mảnh đất do các nhà cai trị Emirates hiến tặng. Con số nhà thờ này nhiều hơn mọi nước khác thuộc Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh (GCC= Gulf Cooperation Council, một liên minh chính trị và kinh tế gồm 6 nước Trung Đông: Saudi Arabia, Kuwait, the United Arab Emirates, Qatar, Bahrain, và Oman) cộng lại.
Theo Đức Cha Paul Hinder, O.F.M.Cap., đại diện tông toà Vùng Nam Arabia, việc nâng đỡ cộng đồng Kitô Giáo phát xuất từ thẩm quyền tối cao của đất nước.
Cũng nên biết UAE, một trong các trung tâm kinh tế quan trọng nhất tại Trung Đông và là một trung tâm giao thương và du lịch lớn của cả vùng, giáp giới với Oman về phía đông và Saudi Arabia về phía nam, và có cùng hải biên với Qatar về phía đông và Iran về phía Bắc. Nước này theo chế độ quân chủ tuyệt đối, tạo thành nhờ việc liên bang hóa 7 tiểu vương quốc.
Mỗi tiểu vương quốc được cai trị bởi một emir (tiểu vương) và 7 tiểu vương này tạo thành Hội Đồng Liên Bang Tối Cao; Hội Đồng này bầu ra vị thủ tướng và một trong 7 tiểu vương phục vụ trong tư cách tổng thống của cả nước.
Về phần Đức Phanxicô, từ ngày lên ngôi giáo hoàng, ngài đã bắt tay với người Hồi Giáo khắp nơi trên thế giới: ngài đã tới thăm nhiều quốc gia đa số theo Hồi Giáo, như Bosnia-Hercegovina, Bangladesh, Egypt, Jordan, Palestine và Turkey, tìm cách cổ vũ hoà bình giữa người Kitô hữu và người Hồi Giáo. Do đó, khẩu hiệu của chuyến thăm UAE sẽ là: “Hãy biến con thành máng chuyển hòa bình”, một câu trích từ Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô.
Dịp này, Tòa Thánh cũng tiết lộ: huy hiệu của chuyến đi sẽ là “con chim bồ câu mang cành ôliu”. Con bồ câu mầu trắng bọc viền vàng, là mầu của Vatican, trong khi các mầu đỏ, trắng và đen được vẽ lên thân bồ câu; đây là các mầu chính thức của UAE.
Nhận định về chuyến viếng thăm này, Ngài Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Phó Tổng Thống và Thủ Tướng của UAE và là Tiểu Vương của Dubai, viết rằng: “chúng tôi chào đón tin về chuyến viếng thăm UAE của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào tháng Hai tới – một chuyến viếng thăm sẽ tăng cường các mối dây liên kết của chúng ta và sự hiểu biết lẫn nhau, tăng tiến cuộc đối thoại liên tôn và giúp chúng ta làm việc với nhau để duy trì và xây dựng hoà bình giữa các quốc gia trên thế giới”.
Đông Cung Thái Tử Mohammad Bin Zayed cũng bày tỏ lòng hân hoan trước tin về chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng: “UAE hân hoan chào đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô về chuyến viếng thăm UAE sắp tới. Ngài là biểu tượng của hoà bình, khoan dung và cổ vũ tình huynh đệ. Chúng tôi mong đợi chuyến viếng thăm lịch sử này, qua đó, chúng ta sẽ tìm cách đối thoại về việc chung sống hòa bình giữa các dân tộc”
Hoàng Tử Abdullah Bin Zayed Al Nahyan, Bộ Trưởng Ngoại Giao và Hợp Tác Quốc Tế, viết trên Twitter: “Chúng tôi được vinh dự nghênh đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Vị Giáo Hoàng của Hòa Bình, Yêu Thương, và Hiệp Sĩ của Tình Huynh Đệ Nhân Loại, tới lãnh thổ của yêu thương và khoan dung UAE”.
Tòa Thánh thì hy vọng chuyến viếng thăm sẽ “đặc biệt truyền bá hòa bình của Thiên Chúa trong tâm hồn mọi người có thiện chí. Chuyến Đức Giáo Hoàng Phanxicô thăm viếng thế giới Ả Rập là một điển hình hoàn hảo của nền văn hóa gặp gỡ”.
Viết trên tờ Khaleej Times, Đức Cha Paul Hinder, Đại Diện Tông Toà vùng Nam Arabia (UAE, Oman và Yemen) nói rằng “tôi bày tỏ lòng biết ơn chính phủ UAE đã làm cho chuyến viếng thăm trở thành khả hữu. Tôi thúc giục cộng đồng Kitô giáo và các tín hữu Công Giáo chúng ta hãy tôn trọng và hợp tác với các chỉ thị của một toán đặc nhiệm đang được thành lập để lo cho chuyến viếng thăm. Nhóm đặc biệt này sẽ làm việc chặt chẽ với chính phủ để bảo đảm chuyến viếng thăm diễn ra trôi chẩy và theo hoạch định”.
Mục sư trưởng của Nhà Thờ Anh Giáo Thánh Andrew ở Abu Dhabi nói với Gulf News rằng chuyến viếng thăm UAE của Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ là một biến cố lịch sử: “Nó vừa tỏ lòng tôn trọng đối với hoàng gia, và cam kết lâu đời của họ trong việc phát huy một xã hội chung sống và chấp nhận nhau – vừa vinh danh cộng đồng Công Giáo Rôma phồn thịnh và tín trung xưa nay vốn là thành phần của lịch sử UAE. Họ đã can dự vào việc thành lập những trường học và bệnh viện đầu tiên tại UAE và các nhà thờ của họ đầy chật người thờ phượng thường xuyên cầu nguyện cho đất nước họ gọi là quê hương”. Mục Sư Thompson nói thêm rằng các Kitô Hữu Công Giáo Rôma làm UAE phong phú qua việc họ phục vụ ngành giáo dục, chăm sóc y tế, hàng không và kỹ nghệ khách sạn. Hiến Chương Khoan Dung, Sống Chung và Hòa Bình cũng cổ vũ việc tôn trọng tính đa dạng văn hóa và bác bỏ bạo động, chủ nghĩa cực đoan và phân biệt chủng tộc.
Có điều đáng lưu ý là báo chí UAE ít bình luận về tin tức này. Tờ Khaleej Times cũng như tờ Gulf News chỉ đăng lại bản tin của A.P. và Reuters mà không bình luận.
Riêng tờ The National trích đăng một bài bình luận của một tác giả người Anh, Paul Vallely. Tác giả này cho rằng không như vị tiền nhiệm, Đức Phanxicô tìm cách hàn gắn các chia rẽ với thế giới Hồi Giáo. Ngài đặc biệt có thiện cảm với các nhóm thiểu số Hồi Giáo bị áp bức. Ngài không sợ lên tiếng bênh vực Hồi Giáo. Nhưng ngài cũng không sợ bênh vực tư thế càng ngày càng thiểu số của các Kitô hữu Trung Đông.
Tờ The National có lẽ là tờ báo duy nhất ở UAE có bài xã luận về tin chuyến viếng thăm. Tờ này cho rằng chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô nhắc nhở công luận rằng: người Hồi Giáo và người Kitô Giáo chia sẻ với nhau nhiều hơn là chia rẽ. Và chuyến đi này muốn vinh danh các giá trị khoan dung và cởi mở từng biến UAE thành ngọn đuốc của hòa bình và hoà hợp trong 1 thế giới càng ngày càng chia rẽ.
Bài xã luận ngày 7 tháng 12 cho rằng vì sự xuất hiện của các phong trào dân túy tại Tây Phương chuyên khai thác số phận không may của di dân và người tị nạn cho các mục tiêu chính trị của họ và việc trình bầy sai lầm về Hồi Giáo của các nhóm cực đoan như ISIS, nên lòng bất khoan dung ngày càng phát triển. Rất may, nó không có đất đứng tại UAE. Tại đây, các đền Hồi Giáo và các nhà thờ Kitô Giáo đứng cạnh bên nhau. Lối sống tại UAE tố cáo sự gian dối của các nhóm cực đoan.
Lời mời Đức Giáo Hoàng phát xuất cả từ Sheikh Mohamed bin Zayed, đông cung thái tử của Abu Dhabi, lẫn từ Giáo Hội Công Giáo tại UAE. Lời mời này phần nào nhìn nhận vai trò quan trọng của cộng đồng rộng lớn người Công Giáo Phi Luật Tân trong xã hội UAE. Đồng thời là một thông điệp gửi cho toàn thế giới rằng: linh đạo là phẩm chất nhân bản phổ quát nhằm thống nhất hóa chứ không chia rẽ chúng ta.
Bài nhận định kết luận rằng tại UAE, nơi người thuộc mọi tín ngưỡng và không tín ngưỡng từ hơn 200 quốc gia sống bên nhau một cách hoà bình và hạnh phúc, nhà lãnh đạo của 1.2 tỷ người Công Giáo sẽ cảm nghiệm được tình huynh đệ nhân bản đầu tay.
Phải nói sự phát triển của United Arab Emirates (UAE) trong mấy năm nay là một phép lạ. Cứ nhìn hàng đoàn du khách đổ về Dubai hàng ngày và những Malls rộng mênh mông đầy khách hàng qua lại gần như suốt 24 giờ một ngày và nhất là những tòa nhà chọc trời thi đua nhau vươn lên đủ thấy vận tốc và bề dầy của phép lạ đó. Nhưng điều làm chúng tôi khâm phục là: tuy là một quốc gia Hồi Giáo, nhưng ngoại trừ các giờ kinh cố định mà dù bạn không muốn nghe vẫn phải nghe qua các loa phóng thanh đặt ở mọi nơi công cộng, kể cả trong các Malls, người Dubai ít khi nói đến tôn giáo của họ và trong các chặng (gần 30 hoặc 40) của chuyến đi “hop on hop off”, chỉ có một điểm dừng để thăm một đền thờ Hồi Giáo (có đến 5,000 đền thờ khắp UAE). Ngoài ra, các tòa nhà cũng như các cửa tiệm phần lớn không đề tên bằng mẫu tự Ả Rập mà bằng mẫu tự La Tinh. Các người phục vụ tại Dubai, ai cũng hiểu và nói được tiếng Anh. Tất cả khiến người ta có cảm tưởng Dubai quả là nhà, không hẳn một nơi tới viếng thăm của du khách. Một điều thât khác với những nơi như Thẩm Quyến, Bắc Kinh, Thượng Hải. Dù người Trung Quốc kìn kìn kéo nhau qua thăm Dubai. Đứng ở Dubai Mall 5 phút thôi, bạn sẽ thấy ít nhất 4 đoàn du khách Trung Quốc diễu hành qua dưới “ngọn cờ” hướng dẫn của hướng dẫn viên du lịch người Dubai hoặc Trung Quốc. Biết họ là người Trung Quốc, vì họ thường rất ồn ào lớn tiếng!
Thành thử không lạ gì Đông Cung Thái Tử của Abu Dhabi, Mohammed bin Zayed bin Sultan Al-Nahyan, nhân chuyến viếng Vatican năm 2016, đã mời Đức Phanxicô chính thức viếng thăm nước ông. Dù sao, thì trong 10 triệu dân của cả nước, chỉ có 1 triệu rưỡi là người bản xứ (emirati), hết 8 triệu rưỡi là người nước ngoài tới làm việc tại đây, trong đó, không thiếu các Kitô hữu (13% tổng dân số Emirates). Con số thống kê chính thức cho thấy ít nhất có tới 900,000 người Công Giáo có mặt tại đất nước này. Con số này quả vượt xa con số người Công Giáo hiện diện tại Azerbaijan, nơi năm 2003, chỉ có 250 người Công Giáo; con số này tăng lên vào khoảng 1,500 người lúc Đức Phanxicô đến thăm nước này năm 2016, mà phần đông nhờ sự hiện diện của ngoại kiều tới đó làm việc!
Dù trong ba ngày thăm viếng Dubai, chúng tôi không thấy một ngôi nhà thờ Kitô Giáo nào, nhưng theo Gerard O’Connell của Tạp Chí America, các Kitô hữu có thể thờ phượng trong khoảng 40 nhà thờ, phần lớn được xây dựng trên các mảnh đất do các nhà cai trị Emirates hiến tặng. Con số nhà thờ này nhiều hơn mọi nước khác thuộc Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh (GCC= Gulf Cooperation Council, một liên minh chính trị và kinh tế gồm 6 nước Trung Đông: Saudi Arabia, Kuwait, the United Arab Emirates, Qatar, Bahrain, và Oman) cộng lại.
Theo Đức Cha Paul Hinder, O.F.M.Cap., đại diện tông toà Vùng Nam Arabia, việc nâng đỡ cộng đồng Kitô Giáo phát xuất từ thẩm quyền tối cao của đất nước.
Cũng nên biết UAE, một trong các trung tâm kinh tế quan trọng nhất tại Trung Đông và là một trung tâm giao thương và du lịch lớn của cả vùng, giáp giới với Oman về phía đông và Saudi Arabia về phía nam, và có cùng hải biên với Qatar về phía đông và Iran về phía Bắc. Nước này theo chế độ quân chủ tuyệt đối, tạo thành nhờ việc liên bang hóa 7 tiểu vương quốc.
Mỗi tiểu vương quốc được cai trị bởi một emir (tiểu vương) và 7 tiểu vương này tạo thành Hội Đồng Liên Bang Tối Cao; Hội Đồng này bầu ra vị thủ tướng và một trong 7 tiểu vương phục vụ trong tư cách tổng thống của cả nước.
Về phần Đức Phanxicô, từ ngày lên ngôi giáo hoàng, ngài đã bắt tay với người Hồi Giáo khắp nơi trên thế giới: ngài đã tới thăm nhiều quốc gia đa số theo Hồi Giáo, như Bosnia-Hercegovina, Bangladesh, Egypt, Jordan, Palestine và Turkey, tìm cách cổ vũ hoà bình giữa người Kitô hữu và người Hồi Giáo. Do đó, khẩu hiệu của chuyến thăm UAE sẽ là: “Hãy biến con thành máng chuyển hòa bình”, một câu trích từ Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô.
Dịp này, Tòa Thánh cũng tiết lộ: huy hiệu của chuyến đi sẽ là “con chim bồ câu mang cành ôliu”. Con bồ câu mầu trắng bọc viền vàng, là mầu của Vatican, trong khi các mầu đỏ, trắng và đen được vẽ lên thân bồ câu; đây là các mầu chính thức của UAE.
Nhận định về chuyến viếng thăm này, Ngài Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Phó Tổng Thống và Thủ Tướng của UAE và là Tiểu Vương của Dubai, viết rằng: “chúng tôi chào đón tin về chuyến viếng thăm UAE của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào tháng Hai tới – một chuyến viếng thăm sẽ tăng cường các mối dây liên kết của chúng ta và sự hiểu biết lẫn nhau, tăng tiến cuộc đối thoại liên tôn và giúp chúng ta làm việc với nhau để duy trì và xây dựng hoà bình giữa các quốc gia trên thế giới”.
Đông Cung Thái Tử Mohammad Bin Zayed cũng bày tỏ lòng hân hoan trước tin về chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng: “UAE hân hoan chào đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô về chuyến viếng thăm UAE sắp tới. Ngài là biểu tượng của hoà bình, khoan dung và cổ vũ tình huynh đệ. Chúng tôi mong đợi chuyến viếng thăm lịch sử này, qua đó, chúng ta sẽ tìm cách đối thoại về việc chung sống hòa bình giữa các dân tộc”
Hoàng Tử Abdullah Bin Zayed Al Nahyan, Bộ Trưởng Ngoại Giao và Hợp Tác Quốc Tế, viết trên Twitter: “Chúng tôi được vinh dự nghênh đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Vị Giáo Hoàng của Hòa Bình, Yêu Thương, và Hiệp Sĩ của Tình Huynh Đệ Nhân Loại, tới lãnh thổ của yêu thương và khoan dung UAE”.
Tòa Thánh thì hy vọng chuyến viếng thăm sẽ “đặc biệt truyền bá hòa bình của Thiên Chúa trong tâm hồn mọi người có thiện chí. Chuyến Đức Giáo Hoàng Phanxicô thăm viếng thế giới Ả Rập là một điển hình hoàn hảo của nền văn hóa gặp gỡ”.
Viết trên tờ Khaleej Times, Đức Cha Paul Hinder, Đại Diện Tông Toà vùng Nam Arabia (UAE, Oman và Yemen) nói rằng “tôi bày tỏ lòng biết ơn chính phủ UAE đã làm cho chuyến viếng thăm trở thành khả hữu. Tôi thúc giục cộng đồng Kitô giáo và các tín hữu Công Giáo chúng ta hãy tôn trọng và hợp tác với các chỉ thị của một toán đặc nhiệm đang được thành lập để lo cho chuyến viếng thăm. Nhóm đặc biệt này sẽ làm việc chặt chẽ với chính phủ để bảo đảm chuyến viếng thăm diễn ra trôi chẩy và theo hoạch định”.
Mục sư trưởng của Nhà Thờ Anh Giáo Thánh Andrew ở Abu Dhabi nói với Gulf News rằng chuyến viếng thăm UAE của Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ là một biến cố lịch sử: “Nó vừa tỏ lòng tôn trọng đối với hoàng gia, và cam kết lâu đời của họ trong việc phát huy một xã hội chung sống và chấp nhận nhau – vừa vinh danh cộng đồng Công Giáo Rôma phồn thịnh và tín trung xưa nay vốn là thành phần của lịch sử UAE. Họ đã can dự vào việc thành lập những trường học và bệnh viện đầu tiên tại UAE và các nhà thờ của họ đầy chật người thờ phượng thường xuyên cầu nguyện cho đất nước họ gọi là quê hương”. Mục Sư Thompson nói thêm rằng các Kitô Hữu Công Giáo Rôma làm UAE phong phú qua việc họ phục vụ ngành giáo dục, chăm sóc y tế, hàng không và kỹ nghệ khách sạn. Hiến Chương Khoan Dung, Sống Chung và Hòa Bình cũng cổ vũ việc tôn trọng tính đa dạng văn hóa và bác bỏ bạo động, chủ nghĩa cực đoan và phân biệt chủng tộc.
Có điều đáng lưu ý là báo chí UAE ít bình luận về tin tức này. Tờ Khaleej Times cũng như tờ Gulf News chỉ đăng lại bản tin của A.P. và Reuters mà không bình luận.
Riêng tờ The National trích đăng một bài bình luận của một tác giả người Anh, Paul Vallely. Tác giả này cho rằng không như vị tiền nhiệm, Đức Phanxicô tìm cách hàn gắn các chia rẽ với thế giới Hồi Giáo. Ngài đặc biệt có thiện cảm với các nhóm thiểu số Hồi Giáo bị áp bức. Ngài không sợ lên tiếng bênh vực Hồi Giáo. Nhưng ngài cũng không sợ bênh vực tư thế càng ngày càng thiểu số của các Kitô hữu Trung Đông.
Tờ The National có lẽ là tờ báo duy nhất ở UAE có bài xã luận về tin chuyến viếng thăm. Tờ này cho rằng chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô nhắc nhở công luận rằng: người Hồi Giáo và người Kitô Giáo chia sẻ với nhau nhiều hơn là chia rẽ. Và chuyến đi này muốn vinh danh các giá trị khoan dung và cởi mở từng biến UAE thành ngọn đuốc của hòa bình và hoà hợp trong 1 thế giới càng ngày càng chia rẽ.
Bài xã luận ngày 7 tháng 12 cho rằng vì sự xuất hiện của các phong trào dân túy tại Tây Phương chuyên khai thác số phận không may của di dân và người tị nạn cho các mục tiêu chính trị của họ và việc trình bầy sai lầm về Hồi Giáo của các nhóm cực đoan như ISIS, nên lòng bất khoan dung ngày càng phát triển. Rất may, nó không có đất đứng tại UAE. Tại đây, các đền Hồi Giáo và các nhà thờ Kitô Giáo đứng cạnh bên nhau. Lối sống tại UAE tố cáo sự gian dối của các nhóm cực đoan.
Lời mời Đức Giáo Hoàng phát xuất cả từ Sheikh Mohamed bin Zayed, đông cung thái tử của Abu Dhabi, lẫn từ Giáo Hội Công Giáo tại UAE. Lời mời này phần nào nhìn nhận vai trò quan trọng của cộng đồng rộng lớn người Công Giáo Phi Luật Tân trong xã hội UAE. Đồng thời là một thông điệp gửi cho toàn thế giới rằng: linh đạo là phẩm chất nhân bản phổ quát nhằm thống nhất hóa chứ không chia rẽ chúng ta.
Bài nhận định kết luận rằng tại UAE, nơi người thuộc mọi tín ngưỡng và không tín ngưỡng từ hơn 200 quốc gia sống bên nhau một cách hoà bình và hạnh phúc, nhà lãnh đạo của 1.2 tỷ người Công Giáo sẽ cảm nghiệm được tình huynh đệ nhân bản đầu tay.