Bản báo cáo cuả hai điều tra viên dài tới 2.300 trang và cho đến nay vẫn chưa được công bố.
Cuộc điều tra ban đầu tập trung vào Giám mục Juan Barros của Osorno, được bổ nhiệm vào năm 2015 và bị cáo buộc bởi một nạn nhân của linh mục Karadima.
Nhắc lại vào năm 2011, LM Karadima đã bị Bộ Giáo lý Đức tin của Giáo hội kết tội lạm dụng trẻ vị thành niên và bị kết án phải sống biệt lập và cầu nguyện. Nhưng ngay sau đó đã nổ ra nhiều cáo buộc về những việc che giấu tội ác này cuả ba vị giám mục – là Andrés Arteaga, Tomislav Koljatic và Horacio Valenzuela – Những cáo buộc đó tố giác rằng họ là những người đã biết về tội ác của LM Karadima và đã không hành động.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban đầu đã bảo vệ giám mục Barros, do ngài đặt lên, nói rằng ngài không nhận được bằng chứng nào về tội lỗi của vị giám mục này, và gọi những cáo buộc chống lại giám mục là vu khống ("calumny"). Tuy nhiên, sau khi nhận được báo cáo của DTGM Scicluna, DGH đã xin lỗi và yêu cầu được gặp trực tiếp các giám mục và những nạn nhân.
Trong một bức thư gay gắt (scathing) ngày 17 tháng 5 gửi đến các giám mục Chile, và bị rò rỉ ra đài truyền hình Chile T13, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiả (skewer) các giám mục Chile vì đã duy trì một hệ thống bê bối liên quan đến nhiều sự kiện như là tiêu hủy các tài liệu và việc điều tra thì nông cạn dẫn đến những việc thuyên chuyển nghi phạm từ trường học này hoặc từ giáo xứ nọ đến những nơi khác mà họ vẫn có thể tiếp cận với trẻ em.
Mặc dù các nạn nhân ở Chile cũng đã bị mất uy tín trước dư luận vì đã có những câu chuyện họ dàn dựng ra chỉ nhằm mục đích để tấn Công Giáo hội mà thôi, nhưng bức thư của Đức Giáo Hoàng có vẻ như đứng về phiá các nạn nhân, dựa trên bằng chứng của bản báo cáo của DTGM Scicluna.
Trong bức thư, DGH Phanxicô lưu ý rằng cuộc điều tra cuả DTGM Scicluna phát hiện ra rằng mặc dù đã có một số giáo sĩ bị trục xuất vì "hành vi vô đạo đức", nhưng những bản án lại đổ lỗi cho "hành vi tội phạm" đó là một sự yếu đuối đơn giản cuả con người, rồi sau đó thuyên chuyển họ đến các giáo xứ hoặc giáo phận khác mà ở nơi đó họ vẫn có thể "tiếp xúc hàng ngày và trực tiếp với trẻ vị thành niên."
Những vấn đề trong bức thư có vẻ như không chỉ nói về vụ LM Karadima mà thôi, mà còn có ý chỉ về các dòng tu khác ở Chile, mà gần đây nhiều việc bê bối đã bị đưa ra ánh sáng, trong đó có các dòng Salesian, Phanxicô và Marist.
Trong bức thư, DGH Phanxicô nói đã có nhiều sai sót nghiêm trọng trong việc xử lý các trường hợp “tội phạm nghiêm trọng” (“delicta graviora”,) mà những phát hiện trong bàn bá cáo đã chứng thực rằng nhiều lo ngại cuả giáo triều đã từng cảnh báo trước đây là đúng.
Những lỗi này, DGH nói, là do việc tiếp nhận các khiếu nại và thông tin về tội ác, "trong một vài trường hợp đã được phân loại một cách rất hời hợt như là không thể xảy ra", mặc dù chúng mang nhiều dấu hiệu cuả một tội ác nghiêm trọng.
Trong một số trường hợp, DGH viết, phải mất hàng tháng trời trước khi một khiếu nại được điều tra, và cũng có trường hợp khác, đã không được điều tra. Trong nhiều trường hợp , DGH nói, có bằng chứng rõ ràng là có “sự sơ suất rất nghiêm trọng trong việc bảo vệ trẻ em và những trẻ em dễ bị tổn thương, một phần sơ suất ấy là do ở các giám mục và cấp trên cuả các dòng tu.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng ngài “bối rối và xấu hổ” khi đọc các tài liệu về các viên chức điều tra cuả Giáo hội đã bị gây áp lực, và trong một số trường hợp, tài liệu đã bị tiêu hủy bởi những người phụ trách lưu trữ mật khố.
Những hành động này, DGH Phanxicô nói, là bởi có "sự thiếu tôn trọng tuyệt đối đối với các thủ tục cuả giáo luật và, các thực hành như vậy thì đáng ghê tởm và phải được tránh trong tương lai."
Các vấn đề trên, Đức Giáo Hoàng nói, không là do bởi một nhóm người, mà là kết quả của một quá trình đào tạo chủng sinh đã bị hư hỏng.
Trong nhiều trường hợp, nhiều kẻ lạm dụng đã bị phát hiện trong khi họ đang dậy tại chủng viện hay đang coi sóc các tập viên, DGH nói, cho biết rằng cuộc điều tra của DTGM Scicluna chứa đựng "nhiều cáo buộc nghiêm trọng về một số giám mục hoặc bề trên đã gửi những linh mục bị nghi ngờ là đồng tính luyến ái đến các cơ sở giáo dục này."
Trong lá thư, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh đến sự cần thiết không chỉ phải nhận ra những thiệt hại, mà còn phải tìm ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến những lạm dụng và che đậy và xác định những phương cách sửa chữa những nỗi đau và đau khổ mà nhiều người phải chịu đựng.
Ngài cho biết vấn đề không phải là một biến cố cô lập, nhưng mọi người đều phải chịu trách nhiệm, "Tôi là người đầu tiên", và không ai có thể chối tội bằng cách "đẩy vấn đề qua lưng của người khác."
"Chúng ta cần một sự thay đổi, chúng ta biết điều đó, chúng ta cần sự thay đổi đó và chúng ta mong muốn nó", DGH nói, và khuyến khích các giám mục hãy đặt Chúa Kitô vào trung tâm. Ngài nói trong thời gian gần đây, Giáo hội Chile đã mất sự tập trung này, và đặt chính họ vào trung tâm thay vì Chúa.
"Tôi không biết việc gì đã xảy ra trước," DGH nói, "là việc sức mạnh tiên tri không còn đã dẫn đến sự thay đổi đối tượng ở trung tâm, hoặc vì có sự thay đổi đối tượng ở trung tâm mà dẫn đến việc mất đi ân sủng tiên tri, nhưng đó đã là đặc trưng cuả quí vị."
Ngài cảnh báo các giám mục không nên có một thái độ giả định trong đó họ tìm cách tự quảng bá mình là “người phiên dịch duy nhất của ý muốn của Đức Chúa Trời.” DGH Phanxicô cũng cảnh báo họ không nên để mình rơi vào một “tâm lý ưu việt” trong cách xử lý vấn đề.
"Một người ưu tú hay có tâm lý ưu việt thường đem lại kết quả là tạo ra sự phân chia, tách biệt và là vòng tròn khép kín dẫn đến tinh thần tự mãn và độc tài, thay vì một tinh thần truyền giáo, điều quan trọng cuả họ là cảm thấy mình đặc biệt, khác với những người khác, không còn quan tâm đến Chuá Giêsu Kitô hay những người khác, ”DGH nói.
Chủ nghĩa Messia, chủ nghĩa ưu việt và chủ nghĩa giáo phiệt, DGH Phanxicô tiếp tục, “tất cả đều là những từ đồng nghĩa cho sự đồi bại trong giáo hội; và cũng đồng nghĩa với một thảm cảnh là chúng ta đánh mất một lương tâm lành mạnh. Lương tâm đó là biết rằng chúng ta thuộc về một Dân Thiên Chúa thánh thiện, một Dân đã có trước chúng ta và - nhờ ơn Chúa - sẽ còn tiếp nối chúng ta. ”
Cầu nguyện và chân thành nhận ra những thất bại là điều cần thiết cho ân sủng cuả Chuá làm việc, DGH nói thêm rằng điều này cứu một người khỏi “sự cám dỗ làm chủ những vùng không gian dối trá, đặc biệt là những vùng không gian không thuộc về chúng ta: mà thuộc về Chúa."
DGH nhấn mạnh rằng việc bãi chức những người cầm đầu là “cần thiết phải được thực hiện, nhưng vẫn không đủ, chúng ta phải đi xa hơn.”
Các vấn đề mà Giáo hội Chilê đối mặt thì rộng hơn, và vì điều này "sẽ là vô trách nhiệm nếu chúng ta không đi sâu vào gốc rễ và vào cấu trúc đã cho phép những sự kiện cụ thể này xảy ra và tiếp tục."
"Sẽ là một thiếu sót nghiêm trọng nếu chúng ta không tìm ra gốc rễ", DGH nói, và "tin rằng chỉ cần loại bỏ một số người, mà không làm gì nữa, thì đã đủ để phục hồi sức khỏe của cơ thể", DGH gọi đó là "một tuyệt vọng .”
"Không có nghi ngờ rằng việc đó sẽ giúp, và là cần thiết phải làm điều đó, nhưng tôi lặp lại, nó là không đủ, vì suy nghĩ như thế là chúng ta đã trút bỏ trách nhiệm về sự tham gia tương ứng cuả chúng ta trong cơ thể cuả giáo hội," Đức Giáo Hoàng nói.
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bức thư với lời yêu cầu các giám mục hãy chống lại sự cám dỗ muốn "tẩu thoát" (save their skin) và cứu lấy danh tiếng của mình, ngài giải thích rằng "mức độ nghiêm trọng của sự việc không cho phép chúng ta trở thành những thợ săn đi tìm vật tế thần."
“Tất cả điều này đòi hỏi chúng ta phải có sự nghiêm túc và đồng ý chịu trách nhiệm về các vấn đề như là những triệu chứng của toàn thể giáo hội, mà chúng ta được mời để phân tích, và đòi hỏi chúng ta phải tìm kiếm tất cả mọi cách thức cần thiết để những vấn đề ấy không bao giờ còn tiếp tục được nữa. ”