Bài Tin mừng hôm nay tiếp nối bài Tin mừng Chúa Nhật tuần trước nói về nguyên lý cành nho phải kết hợp với cây nho mới sinh hoa trái. Qua đó, Đức Giêsu mời gọi chúng ta sống liên kết với Ngài và liên kết với nhau. Hôm nay, Đức Giêsu còn đưa ra một giáo huấn hết sức quan trọng và mời gọi chúng ta thực hiện, đó là: “Các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con.”(Ga 15,12). Để thực hiện giáo huấn này, chúng ta cần tìm hiểu: Đức Giêsu yêu nhân loại như thế nào? Chúng ta phải làm gì để yêu thương nhau như Đức Giêsu yêu nhân loại ?
1. Đức Giêsu yêu nhân loại như thế nào?
Đức Giêsu yêu nhân loại đến nỗi Ngài đã chấp nhận xuống thế làm người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi: sinh ra nơi hang đá nghèo hèn trong đêm đông lạnh lẽo; sống trong một gia đình thiếu thốn ở Nazaréth với cha nuôi của Ngài là bác thợ mộc Giuse, mẹ của Ngài là bà Maria, một thôn nữ nhà quê; gần 30 năm làm nghề thợ mộc để phụ giúp gia đình.
Trong ba năm đời sống công khai, vì tình yêu nhân loại nên Đức Giêsu đã đi khắp nơi để thực hiện ý định yêu thương: Ngài đi rao giảng khắp mọi nơi, đến với hết mọi hạng người không phân biệt dân tộc màu da hay địa vị giàu nghèo; Ngài đến với những người đau yếu bệnh tật để cứu chữa họ; Ngài tha thứ cho những người tội lỗi, cho những kẻ xúc phạm đến Ngài; Ngài đã tuyển chọn, huấn luyện các Tông đồ và thiết lập Giáo hội; Ngài đã thiết lập các Bí tích là máng chuyển thông ơn Chúa cho loài người; Ngài đã rửa chân cho các môn đệ và dạy họ hãy làm như thế với nhau; Ngài đã chấp nhận bước vào con đường khổ giá một cách tự nguyện để cứu độ nhân loại. Đó là bằng chứng tình yêu Ngài dành cho nhân loại, đúng như Thánh Gioan tông đồ đã nói: “Căn cứ vào điều này chúng ta biết tình yêu là gì : đó là Đức Kitô đã phó mạng vì chúng ta”(1Ga 3,16).
Sau khi sống lại, vì yêu thương nên: Ngài đã hiện ra với nhiều người, nhất là hiện ra với các Tông đồ để củng cố đức tin cho họ và cho mọi người qua mọi thời đại; Ngài ban Thánh Thần cho các Tông để các ông thêm can đảm làm chứng cho Tin mừng; Ngài soi sáng cho các Tông đồ và mỗi người chúng ta am hiểu Kinh thánh; Ngài còn nâng chúng ta lên thành bạn hữu của Ngài: “Thầy không gọi chúng con là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Còn các con, Thầy gọi các con là bạn hữu.” (Ga 15,15).
Tóm lại, những lời nói, những việc làm của Đức Giêsu trong suốt 33 năm sống trên trần thế đều vì yêu thương nhân loại chúng ta.
2. Chúng ta phải làm gì để yêu thương nhau như Đức Giêsu yêu nhân loại?
Đó là yêu hết mọi người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giàu nghèo…phải yêu mọi người là anh em với nhau như Đức Khổng Tử đã nói: “Tứ hải giai huynh đệ” : bốn bể là anh em.
Đó là biết trao ban và cho đi. Không chỉ trao ban và cho của cải vật chất mà còn trao ban và cho cả nụ cười, cái nhìn yêu thương, lời nói động viên khích lệ. Bởi vì, cho là được, giữ là mất. Cho thì có phúc hơn là lãnh nhận. Cho một cách vô vị lợi, không so đo tính toán.
Đó là biết hy sinh. Hy sinh thời gian, hy sinh tiền bạc, hy sinh sức lực và hy sinh chính cả mạng sống của mình vì người mình yêu. Pierre l’Ermite nói rằng : “Nếu biết tình yêu có chân thật hay không, hãy bỏ tình yêu vào máy ép, nếu nó tiết ra chất nước hy sinh vô vị lợi, đó là tình yêu thật.” Đức Giêsu cũng đã nói : “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của kẻ hy sinh mạng sống vì bạn hữu mình.”(Ga 15,13)
Đó là tình yêu chân thành. Thánh Gioan Tông đồ khuyên các tín hữu hãy yêu thương nhau chân thành, không phải chỉ bằng lời nói mà bằng chính việc làm: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu nhau nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm; căn cứ vào điều đó chúng ta biết rằng chúng ta đứng về phía sự thật, và chúng ta sẽ được an lòng trước mặt Thiên Chúa.”(1Ga 3,16-18).
Trong một ngôi làng tại dãy núi Alp ở Thụy Sĩ, có một nhà thờ nhỏ bé đã được sử dụng để làm nơi thờ tự, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Mặc dù không hề có một tác phẩm nghệ thuật nào, nhưng người dân địa phương luôn luôn dành một tình cảm đặc biệt cho ngôi nhà thờ này. Điều này khiến cho nơi đây mang vẻ rất tươi đẹp trong đôi mắt của cư dân? Đó chính là nhờ câu chuyện ngôi nhà thờ được xây dựng trên mảnh đất đặc biệt này như thế nào. Người ta kể rằng: Có hai anh em tạo dựng một nông trại gia đình, cùng chia sẻ sản phẩm và lợi nhuận cho nhau. Người anh đã kết hôn, người em còn độc thân. Khí hậu khắc nghiệt đưa đến hậu quả là đôi khi, huê lợi trở lên hiếm hoi.
Ngày kia, người em tự nhủ “Thật không công bình khi chia sản phẩm bằng nhau. Mình còn độc thân, nhưng anh mình phải nuôi cả một gia đình”. Vì thế, thỉnh thoảng, người em lại đi ra ngoài vào ban đêm, mang theo một túi hạt từ trong kho thóc của riêng mình, lặng lẽ băng qua cánh đồng nằm giữa hai ngôi nhà của hai anh em, và đổ vào thùng của người anh.
Đồng thời, người anh cũng có cùng một tư tưởng đó, và tự nhủ “Thật không công bình khi sản phẩm bằng nhau. Mình có cả một gia đình nâng đỡ mình, nhưng em mình vẫn độc thân”. Vì thế, thỉnh thoảng, người anh lại đi ra ngoài vào ban đêm, mang theo một túi hạt từ trong kho thóc của riêng mình, âm thầm đổ vào thùng của người em.
Việc này tiếp diễn trong nhiều năm, mỗi người đều thắc mắc không hiểu sao kho lúa của họ không bao giờ hao hụt đi. Thế rồi vào một đêm kia, họ đụng chạm với nhau trong bóng đêm. Sau khi nhận ra sự việc, họ bỏ túi hạt xuống, và ôm nhau. Đột nhiên, có một giọng nói xuất phát từ trên trời: “Tại nơi đây, Ta sẽ xây dựng một ngôi nhà thờ. Bởi vì ở đâu con người gặp gỡ nhau trong tình yêu thương, thì ở đó, có sự hiện diện của Ta ”. (Sưu tầm)
Lạy Chúa Giêsu, vì yêu thương nhân loại nên Chúa đã xuống thế làm người, đã lập nên Giáo hội, các Bí tích, nhất là đã hy sinh cả tính mạng của mình. Chúng con hết lòng cảm tạ Chúa. Xin cho mỗi người chúng con luôn biết yêu mến Chúa và yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương nhân loại chúng con. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
1. Đức Giêsu yêu nhân loại như thế nào?
Đức Giêsu yêu nhân loại đến nỗi Ngài đã chấp nhận xuống thế làm người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi: sinh ra nơi hang đá nghèo hèn trong đêm đông lạnh lẽo; sống trong một gia đình thiếu thốn ở Nazaréth với cha nuôi của Ngài là bác thợ mộc Giuse, mẹ của Ngài là bà Maria, một thôn nữ nhà quê; gần 30 năm làm nghề thợ mộc để phụ giúp gia đình.
Trong ba năm đời sống công khai, vì tình yêu nhân loại nên Đức Giêsu đã đi khắp nơi để thực hiện ý định yêu thương: Ngài đi rao giảng khắp mọi nơi, đến với hết mọi hạng người không phân biệt dân tộc màu da hay địa vị giàu nghèo; Ngài đến với những người đau yếu bệnh tật để cứu chữa họ; Ngài tha thứ cho những người tội lỗi, cho những kẻ xúc phạm đến Ngài; Ngài đã tuyển chọn, huấn luyện các Tông đồ và thiết lập Giáo hội; Ngài đã thiết lập các Bí tích là máng chuyển thông ơn Chúa cho loài người; Ngài đã rửa chân cho các môn đệ và dạy họ hãy làm như thế với nhau; Ngài đã chấp nhận bước vào con đường khổ giá một cách tự nguyện để cứu độ nhân loại. Đó là bằng chứng tình yêu Ngài dành cho nhân loại, đúng như Thánh Gioan tông đồ đã nói: “Căn cứ vào điều này chúng ta biết tình yêu là gì : đó là Đức Kitô đã phó mạng vì chúng ta”(1Ga 3,16).
Sau khi sống lại, vì yêu thương nên: Ngài đã hiện ra với nhiều người, nhất là hiện ra với các Tông đồ để củng cố đức tin cho họ và cho mọi người qua mọi thời đại; Ngài ban Thánh Thần cho các Tông để các ông thêm can đảm làm chứng cho Tin mừng; Ngài soi sáng cho các Tông đồ và mỗi người chúng ta am hiểu Kinh thánh; Ngài còn nâng chúng ta lên thành bạn hữu của Ngài: “Thầy không gọi chúng con là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Còn các con, Thầy gọi các con là bạn hữu.” (Ga 15,15).
Tóm lại, những lời nói, những việc làm của Đức Giêsu trong suốt 33 năm sống trên trần thế đều vì yêu thương nhân loại chúng ta.
2. Chúng ta phải làm gì để yêu thương nhau như Đức Giêsu yêu nhân loại?
Đó là yêu hết mọi người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giàu nghèo…phải yêu mọi người là anh em với nhau như Đức Khổng Tử đã nói: “Tứ hải giai huynh đệ” : bốn bể là anh em.
Đó là biết trao ban và cho đi. Không chỉ trao ban và cho của cải vật chất mà còn trao ban và cho cả nụ cười, cái nhìn yêu thương, lời nói động viên khích lệ. Bởi vì, cho là được, giữ là mất. Cho thì có phúc hơn là lãnh nhận. Cho một cách vô vị lợi, không so đo tính toán.
Đó là biết hy sinh. Hy sinh thời gian, hy sinh tiền bạc, hy sinh sức lực và hy sinh chính cả mạng sống của mình vì người mình yêu. Pierre l’Ermite nói rằng : “Nếu biết tình yêu có chân thật hay không, hãy bỏ tình yêu vào máy ép, nếu nó tiết ra chất nước hy sinh vô vị lợi, đó là tình yêu thật.” Đức Giêsu cũng đã nói : “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của kẻ hy sinh mạng sống vì bạn hữu mình.”(Ga 15,13)
Đó là tình yêu chân thành. Thánh Gioan Tông đồ khuyên các tín hữu hãy yêu thương nhau chân thành, không phải chỉ bằng lời nói mà bằng chính việc làm: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu nhau nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm; căn cứ vào điều đó chúng ta biết rằng chúng ta đứng về phía sự thật, và chúng ta sẽ được an lòng trước mặt Thiên Chúa.”(1Ga 3,16-18).
Trong một ngôi làng tại dãy núi Alp ở Thụy Sĩ, có một nhà thờ nhỏ bé đã được sử dụng để làm nơi thờ tự, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Mặc dù không hề có một tác phẩm nghệ thuật nào, nhưng người dân địa phương luôn luôn dành một tình cảm đặc biệt cho ngôi nhà thờ này. Điều này khiến cho nơi đây mang vẻ rất tươi đẹp trong đôi mắt của cư dân? Đó chính là nhờ câu chuyện ngôi nhà thờ được xây dựng trên mảnh đất đặc biệt này như thế nào. Người ta kể rằng: Có hai anh em tạo dựng một nông trại gia đình, cùng chia sẻ sản phẩm và lợi nhuận cho nhau. Người anh đã kết hôn, người em còn độc thân. Khí hậu khắc nghiệt đưa đến hậu quả là đôi khi, huê lợi trở lên hiếm hoi.
Ngày kia, người em tự nhủ “Thật không công bình khi chia sản phẩm bằng nhau. Mình còn độc thân, nhưng anh mình phải nuôi cả một gia đình”. Vì thế, thỉnh thoảng, người em lại đi ra ngoài vào ban đêm, mang theo một túi hạt từ trong kho thóc của riêng mình, lặng lẽ băng qua cánh đồng nằm giữa hai ngôi nhà của hai anh em, và đổ vào thùng của người anh.
Đồng thời, người anh cũng có cùng một tư tưởng đó, và tự nhủ “Thật không công bình khi sản phẩm bằng nhau. Mình có cả một gia đình nâng đỡ mình, nhưng em mình vẫn độc thân”. Vì thế, thỉnh thoảng, người anh lại đi ra ngoài vào ban đêm, mang theo một túi hạt từ trong kho thóc của riêng mình, âm thầm đổ vào thùng của người em.
Việc này tiếp diễn trong nhiều năm, mỗi người đều thắc mắc không hiểu sao kho lúa của họ không bao giờ hao hụt đi. Thế rồi vào một đêm kia, họ đụng chạm với nhau trong bóng đêm. Sau khi nhận ra sự việc, họ bỏ túi hạt xuống, và ôm nhau. Đột nhiên, có một giọng nói xuất phát từ trên trời: “Tại nơi đây, Ta sẽ xây dựng một ngôi nhà thờ. Bởi vì ở đâu con người gặp gỡ nhau trong tình yêu thương, thì ở đó, có sự hiện diện của Ta ”. (Sưu tầm)
Lạy Chúa Giêsu, vì yêu thương nhân loại nên Chúa đã xuống thế làm người, đã lập nên Giáo hội, các Bí tích, nhất là đã hy sinh cả tính mạng của mình. Chúng con hết lòng cảm tạ Chúa. Xin cho mỗi người chúng con luôn biết yêu mến Chúa và yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương nhân loại chúng con. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành