Mọi xã hội lão hóa đều phải đối mặt với những thách thức riêng. Nhưng Nhật Bản, với dân số những người cao niên đông nhất trên thế giới (27,3% người dân ở độ tuổi 65 trở lên, gần gấp hai lần ở Hoa Kỳ), đã phải đối phó với một trong những điều mà họ không đã lường trước được: đó là tội phạm ở những người cao niên. Các khiếu tố và những vụ bắt giữ liên quan đến những người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ, đang diễn ra ở mức cao hơn các nhóm nhân khẩu học khác. Theo tổ chức truyền giáo OMF International, nguyên nhân rất đơn giản: nhiều người cao niên chưa từng phạm pháp bao giờ ngày nay đang cố gắng làm mọi cách để bị bắt và như thế có thể đi ở tù cho vui!
Chăm sóc cho người cao niên Nhật Bản trước đây là nghĩa vụ thiêng liêng của các gia đình và cộng đồng, nhưng điều đó đang thay đổi. Từ năm 1980 đến năm 2015, số người cao niên sống một mình tăng gấp sáu lần, đến gần 6 triệu người. Và cuộc điều tra năm 2017 của chính phủ Tokyo cho thấy hơn một nửa số người cao niên bị bắt vì phạm pháp là những người sống cô đơn một mình; 40 phần trăm hoặc là không có gia đình hoặc hiếm khi được nói chuyện với người thân. Những người này thường nói rằng họ không có ai để nói chuyện khi họ cần giúp đỡ.
Ngay cả những phụ nữ sống chung với con cái cũng cảm thấy cô đơn. “Họ có thể có một mái nhà. Họ có thể có một gia đình. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ có một nơi mà họ cảm thấy như ở nhà”, Yumi Muranaka, một cai ngục tại nhà tù phụ nữ Iwakuni, cách Hiroshima 30 dặm, nói. “Họ cảm thấy họ không được ai thông cảm. Họ cảm thấy họ chỉ được công nhận như những người làm việc nhà”
Chính phủ cũng như khu vực tư nhân không thiết lập một chương trình phục hồi hiệu quả cho người cao niên, và chi phí để giữ họ trong tù đang gia tăng nhanh. Chi phí liên quan đến việc chăm sóc cho người cao tuổi bị giam đã đẩy chi phí y tế hàng năm tại các cơ sở cải huấn lên tới 6 tỷ yen (hơn 50 triệu đô la) vào năm 2015, tăng 80 phần trăm so với một thập kỷ trước đó. Các nhân viên chuyên biệt đã được thuê để giúp các tù nhân lớn tuổi tắm rửa và đi vệ sinh trong ngày, nhưng vào ban đêm những công việc này được thực hiện bởi những người bảo vệ. Tại một số cơ sở, các nhân viên cải huấn đang dần dà trở thành những người chăm sóc cho người già tại nhà dưỡng lão. Hơn một phần ba nữ cán bộ cải huấn đã xin thôi việc trong vòng ba năm qua vì cực quá.
Một phụ nữ ở tù lần này là lần thứ hai nói với OMF International:
“Mỗi ngày tôi lặng lẽ một mình như một chiếc bóng và cảm thấy rất cô đơn. Chồng tôi cho tôi rất nhiều tiền, và mọi người luôn nói với tôi rằng tôi thật là may mắn, nhưng tiền không phải là điều tôi muốn. Nó không đem lại hạnh phúc cho tôi.
Lần đầu tiên tôi ăn cắp ở một hiệu sách cách đây khoảng 13 năm. Tôi lang thang vào một tiệm sách trong thị trấn và lấy trộm một cuốn tiểu thuyết bìa mềm không đáng bao nhiêu tiền trong khi tôi có cả đống tiền trong bóp. Tôi bị bắt, bị đưa đến đồn cảnh sát, và một người cảnh sát hỏi cung tôi với giọng nói thật ngọt ngào. Anh ấy thật tử tế. Anh ấy lắng nghe mọi thứ tôi muốn nói. Tôi cảm thấy tôi đã được lắng nghe lần đầu tiên trong cuộc đời tôi. Cuối cùng, anh nhẹ nhàng nắm lấy vai tôi và nói, ‘Tôi hiểu bà rồi. Bà cô đơn chứ gì, nhưng đừng làm thế nữa nhé. Thôi về đi’
Sau lần đó, tôi quyết tâm ăn cắp nữa để được hỏi cung và đi tù thì càng hay. Tôi không biết phải nói làm sao để bạn hiểu là tôi thích làm việc trong nhà tù như thế nào. Tôi luôn có người ở bên cạnh mình để chuyện vãn. Một ngày kia, khi tôi được khen ngợi về hiệu quả và công việc tỉ mỉ của tôi, tôi hoàn toàn tràn ngập niềm vui được làm việc. Tôi rất tiếc vì tôi chưa bao giờ làm việc trong đời mình. Tôi thích cuộc sống của tôi trong tù hơn. Luôn luôn có người xung quanh, và tôi không cảm thấy cô đơn ở đây. Khi tôi ra ngoài lần thứ nhất, tôi đã hứa rằng tôi sẽ không quay trở lại. Nhưng khi tôi ra ngoài rồi, tôi không thể không cảm thấy nuối tiếc nơi này.”
Source: Bloomberg - Japan’s Prisons Are a Haven for Elderly Women
Chăm sóc cho người cao niên Nhật Bản trước đây là nghĩa vụ thiêng liêng của các gia đình và cộng đồng, nhưng điều đó đang thay đổi. Từ năm 1980 đến năm 2015, số người cao niên sống một mình tăng gấp sáu lần, đến gần 6 triệu người. Và cuộc điều tra năm 2017 của chính phủ Tokyo cho thấy hơn một nửa số người cao niên bị bắt vì phạm pháp là những người sống cô đơn một mình; 40 phần trăm hoặc là không có gia đình hoặc hiếm khi được nói chuyện với người thân. Những người này thường nói rằng họ không có ai để nói chuyện khi họ cần giúp đỡ.
Ngay cả những phụ nữ sống chung với con cái cũng cảm thấy cô đơn. “Họ có thể có một mái nhà. Họ có thể có một gia đình. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ có một nơi mà họ cảm thấy như ở nhà”, Yumi Muranaka, một cai ngục tại nhà tù phụ nữ Iwakuni, cách Hiroshima 30 dặm, nói. “Họ cảm thấy họ không được ai thông cảm. Họ cảm thấy họ chỉ được công nhận như những người làm việc nhà”
Chính phủ cũng như khu vực tư nhân không thiết lập một chương trình phục hồi hiệu quả cho người cao niên, và chi phí để giữ họ trong tù đang gia tăng nhanh. Chi phí liên quan đến việc chăm sóc cho người cao tuổi bị giam đã đẩy chi phí y tế hàng năm tại các cơ sở cải huấn lên tới 6 tỷ yen (hơn 50 triệu đô la) vào năm 2015, tăng 80 phần trăm so với một thập kỷ trước đó. Các nhân viên chuyên biệt đã được thuê để giúp các tù nhân lớn tuổi tắm rửa và đi vệ sinh trong ngày, nhưng vào ban đêm những công việc này được thực hiện bởi những người bảo vệ. Tại một số cơ sở, các nhân viên cải huấn đang dần dà trở thành những người chăm sóc cho người già tại nhà dưỡng lão. Hơn một phần ba nữ cán bộ cải huấn đã xin thôi việc trong vòng ba năm qua vì cực quá.
Một phụ nữ ở tù lần này là lần thứ hai nói với OMF International:
“Mỗi ngày tôi lặng lẽ một mình như một chiếc bóng và cảm thấy rất cô đơn. Chồng tôi cho tôi rất nhiều tiền, và mọi người luôn nói với tôi rằng tôi thật là may mắn, nhưng tiền không phải là điều tôi muốn. Nó không đem lại hạnh phúc cho tôi.
Lần đầu tiên tôi ăn cắp ở một hiệu sách cách đây khoảng 13 năm. Tôi lang thang vào một tiệm sách trong thị trấn và lấy trộm một cuốn tiểu thuyết bìa mềm không đáng bao nhiêu tiền trong khi tôi có cả đống tiền trong bóp. Tôi bị bắt, bị đưa đến đồn cảnh sát, và một người cảnh sát hỏi cung tôi với giọng nói thật ngọt ngào. Anh ấy thật tử tế. Anh ấy lắng nghe mọi thứ tôi muốn nói. Tôi cảm thấy tôi đã được lắng nghe lần đầu tiên trong cuộc đời tôi. Cuối cùng, anh nhẹ nhàng nắm lấy vai tôi và nói, ‘Tôi hiểu bà rồi. Bà cô đơn chứ gì, nhưng đừng làm thế nữa nhé. Thôi về đi’
Sau lần đó, tôi quyết tâm ăn cắp nữa để được hỏi cung và đi tù thì càng hay. Tôi không biết phải nói làm sao để bạn hiểu là tôi thích làm việc trong nhà tù như thế nào. Tôi luôn có người ở bên cạnh mình để chuyện vãn. Một ngày kia, khi tôi được khen ngợi về hiệu quả và công việc tỉ mỉ của tôi, tôi hoàn toàn tràn ngập niềm vui được làm việc. Tôi rất tiếc vì tôi chưa bao giờ làm việc trong đời mình. Tôi thích cuộc sống của tôi trong tù hơn. Luôn luôn có người xung quanh, và tôi không cảm thấy cô đơn ở đây. Khi tôi ra ngoài lần thứ nhất, tôi đã hứa rằng tôi sẽ không quay trở lại. Nhưng khi tôi ra ngoài rồi, tôi không thể không cảm thấy nuối tiếc nơi này.”
Source: Bloomberg - Japan’s Prisons Are a Haven for Elderly Women