Lược trích bài phỏng vấn với vị Thư Ký của Nhóm Nghiên Cứu về Các Môn Phái (sects)
ROME (Zenit.org).- Một khóa học mới về “Ma quỷ (satanism), Phép Trừ Qủi (exorcism) và Việc Cầu Nguyện Để Trừ Ma Quỷ” đang được giảng dạy cho giới tu sĩ, để các ngài biết cách hướng dẫn các tâm hồn đang tiếp xúc với những điều huyền bí (the occult) hay lạ lùng (magic) mà người bình thường không thể nào hay biết được.
Trong bài phỏng vấn với hãng tin Zenit, Ông Giuseppe Ferrari, Thư Ký của Nhóm Nghiên Cứu và Thông Tin về Các Môn Phái (gọi tắt theo tên tiếng Anh là GRIS: Group of Research and Information on the Sects) của Ý Quốc, đã bình luận về những mục tiêu của khóa học này, vốn được bắt đầu vào tuần qua tại Học Viện Giáo Hoàng Đức Mẹ Tông Đồ (Regina Apostolorum Pontifical Athenaeum).
Hỏi (H): Thưa Ông, Ông là một trong những người khởi xướng về khóa học này. Thế làm sao mà khóa học được thành hình và đâu là những mục tiêu của khóa học?
Ông Ferrari (T): Thưa, trong chức năng là Thư Ký Quốc Gia của GRIS, một năm trước đây, tôi đã có dịp nói chuyện với một vị linh mục tại địa phận Imola ngay tại nước Ý này, và vị ấy trình bày với tôi về những khó khăn, khúc mắc mà các vị linh mục phải đối đầu với những vấn nạn của người tín hữu, những người có thể tiếp xúc được với thế giới bên kia, tiếp xúc được với những điều huyền bí và lạ lùng, và họ muốn thoát ra khỏi tình trạng bị dằn xéo đó, hay những ai có cảm giác rằng, bằng cách nào đó, bổng dưng họ trở nên những khí cụ hành động của ma quỷ, khiến họ có thể xuất quỷ nhập ma rất bất thường.
Thì qua cuộc phỏng vấn và chuyện trò với vị linh mục đó khiến tôi nghĩ rằng vấn nạn ấy chỉ có thể trình bày và giải quyết được một cách hiệu quả, và triệt để với sự hiểu biết thâm thuý, sâu sắc đa dạng có liên hệ tới rất nhiều lãnh vực trong việc giáo dục và đào tạo những vị linh mục tương lai, đang còn ở ghế đại học, nhằm đáp ứng những nhu cầu mục vụ ngày càng gia tăng và hết sức thiết yếu của các ngài nơi các giáo xứ địa phương.
Do đó, mục tiêu trước mắt là chúng tôi thêm vào phần huấn luyện của các chuyên gia, các bác sĩ, các nhà tâm lý học, những luật gia, để trình bày với họ một vấn đề hết sức bức xúc có liên quan đến các ngành nghề chuyên môn của riêng họ.
(H): Thưa Ông, những vấn đề nào mà khóa học sẽ đề cập tới?
(T): Thưa, khóa học được chia thành bảy chủ đề, kéo dài trong bảy ngày, với tổng số giờ là 28 tiếng. Nếu thi đậu cuối khóa, thì học viên sẽ nhận được hai tín chỉ (credit) trong chương trình đại học.
Những khía cạnh về nhân loại học (anthropological), hiện tượng học (phenomenological) và xã hội học sẽ được đề cập tới; cùng với những khía cạnh khác như: kinh thánh, lịch sử, tâm linh, y học, tâm lý học, tự nhiên học, luật học và những khía cạnh chuyên biệt của pháp lý, cùng với những lời chứng của những người thầy phù thủy, những người đuổi tà ma, hay những người chuyên trừ ma quỷ.
Không cần phải đề cập gì nhiều, vì lẽ, khóa học sẽ nghiên cứu rất sâu về những lời phù phiếm, những câu thần chú, không những trên cở sở lý thuyết, mà còn cả về các nghi lễ và những lời chứng của một số chuyên gia trừ quỷ có liên quan đến từng trường hợp cụ thể.
(H): Thưa Ông, phần cụ thể nào có liên quan đến sự đóng góp của các vị linh mục?
(T): Thưa, khía cạnh đầu tiên cần phải xét đến chính là khía cạnh có liên quan tới ơn gọi. Một vị linh mục mà không có một ơn gọi đặc biệt, sâu sắc, và thuần túy thật sự sẽ không thể nào có thể là vị hướng dẫn tâm linh sâu sắc, và am hiểu tường tận, cho những ai tín thác vào mình.
Khía cạnh thứ hai có liên quan đến việc đào tạo. Đây là việc mà những vị linh mục học hỏi để biết phân biệt và từ chối một cách nhạy bén, tức thời, nhanh chóng những biện luận sai lầm, xuyên tạc về mặt triết học, thần học, thuyết học (doctrinal) và sử học, cũng như những diễn giải lệch lạc về Thánh Kinh, mà các giáo phái này đang ngày càng mở rộng sự ảnh hưởng của chúng vào trong Giáo Hội Công Giáo. Vì lẽm chúng biết cách lợi dụng không những là những nhu cầu và những khát vọng hời hợt của những người tín hữu mà còn biết cách xuyên tạc, và làm méo mó lịch sử, để thao túng (manipulate) và diễn giải Thánh Kinh một cách sai lầm, để giới thiệu và đưa ra những luận cứ không thể nào có thể chấp nhận được về mặt thần học, hay những cuộc tranh luận về thuyết học và những luận điểm bừa bãi, dơ bẩn về mặt triết học.
Cách biện giải mới về tôn giáo (apologetics) không được phép tạo ra những xung khắc mà là rộng mở cho những cuộc đối thoại sâu sắc, minh bạch (lucid) và uyển chuyển. Nó cần phải liên hệ đến nhiều lãnh vực khác nhau như: thần học, triết học, sử học, khoa học, kinh tế học, nghệ thuật học, vân vân, để khai sáng ra sự thật, và để chính sự thật, trở thành giải pháp cho những vấn nạn khác nhau của con người, cũng như cho con người thời đại ngày nay có đuợc những lý do rắn chắc để có thể có được một niềm hy vọng Kitô giáo.
Để giúp cho các linh mục tương lai có được một sự đào tạo, và huấn luyện cân bằng, sâu sắc và uyên thâm về mặt thần học, luân lý và tâm linh, để các vị trong tương lai sẽ lấp được khoảng trống, hay chí ích là có thể làm giảm một cách đáng kể về mối nguy hại của việc có những vị giáo sĩ chuyên để cho những suy đoán mạo hiểm về thần học cám dỗ và lấn áp tâm trí họ, hay những việc thử nghiệm về phụng vụ và mục vụ với thuyết dung hợp (chiết trung luận trong triết học) (syncretistic) sờ sờ ra đó.
Chính vì thế, sẽ là một điều tốt đẹp khi phải nhắc nhớ rằng, hơn bao giờ hết, Giáo Hội rầt cần đến những vị linh mục thánh thiên, chứ không phải những vị linh mục chuyên giảng những luận điểm thần học mơ hồ và những việc thực thi phụng vụ và mục vụ một cách lạ kỳ và khác thường, vì chỉ có những vị linh mục thánh thiện mới có thể giúp làm canh tân Giáo Hội, cung cấp cho Giáo Hội một sức sống và một bầu nhiệt huyết mới, để Giáo Hội biết nhạy bén hơn trong việc đáp ứng tức thời với những thách đố ngày càng đa dạng của xã hội trần tục và tội lỗi.
Cuối cùng, trong tình huống mà sự mê tín và sức mạnh mê thuật đang ngày càng lan rông ra, thì việc cấp thiết nhất là phải có những vị linh mục có đủ khả năng để trao ban các phép lành, để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực của những người bị cho là nguyền rũa, hay thực thi việc bùa ngãi, tà ma trên những người đã bị ma quỷ nhập vào.
Nhu cầu cấp thiết đó mỗi ngày một gia tăng và tạo ra những vấn nạn đáng kể cho giới tu sĩ và các giáo phận, cũng như trong việc đào tạo và huấn luyện các vị linh mục tương lai, vì nhu cầu đó gần đây hãy còn thiếu xót rất nhiều, dẫu rằng đó cũng còn là cơ hội để lấp đầy những khoảng trống đó.
Một trong những cách tốt nhất để xúc tiến việc này, không phải chỉ chỉ định ra một chuyên gia trừ tà ma nào đó để vị này nhận được không biết bào nhiêu là những lời cầu cứu, khiến vị này làm không xuể, và không thể đáp ứng hết cho nổi, hay việc phải thành lập ra một ủy ban trong giáo phận bao gồm các chuyên gia thuộc nhiều lãnh vực, chẳng hạn, ngoài những chuyên gia thuộc về các lãnh vực của mục vụ, thần học, y học và tâm lý học, mà trên tất cả chính là việc đào tạo ra một đội ngũ đáng kể các vị linh mục trong tương lai, và như là tôi đã nói ban đầu, thì đây chính là mục tiêu chính của khóa học.
ROME (Zenit.org).- Một khóa học mới về “Ma quỷ (satanism), Phép Trừ Qủi (exorcism) và Việc Cầu Nguyện Để Trừ Ma Quỷ” đang được giảng dạy cho giới tu sĩ, để các ngài biết cách hướng dẫn các tâm hồn đang tiếp xúc với những điều huyền bí (the occult) hay lạ lùng (magic) mà người bình thường không thể nào hay biết được.
Trong bài phỏng vấn với hãng tin Zenit, Ông Giuseppe Ferrari, Thư Ký của Nhóm Nghiên Cứu và Thông Tin về Các Môn Phái (gọi tắt theo tên tiếng Anh là GRIS: Group of Research and Information on the Sects) của Ý Quốc, đã bình luận về những mục tiêu của khóa học này, vốn được bắt đầu vào tuần qua tại Học Viện Giáo Hoàng Đức Mẹ Tông Đồ (Regina Apostolorum Pontifical Athenaeum).
Hỏi (H): Thưa Ông, Ông là một trong những người khởi xướng về khóa học này. Thế làm sao mà khóa học được thành hình và đâu là những mục tiêu của khóa học?
Ông Ferrari (T): Thưa, trong chức năng là Thư Ký Quốc Gia của GRIS, một năm trước đây, tôi đã có dịp nói chuyện với một vị linh mục tại địa phận Imola ngay tại nước Ý này, và vị ấy trình bày với tôi về những khó khăn, khúc mắc mà các vị linh mục phải đối đầu với những vấn nạn của người tín hữu, những người có thể tiếp xúc được với thế giới bên kia, tiếp xúc được với những điều huyền bí và lạ lùng, và họ muốn thoát ra khỏi tình trạng bị dằn xéo đó, hay những ai có cảm giác rằng, bằng cách nào đó, bổng dưng họ trở nên những khí cụ hành động của ma quỷ, khiến họ có thể xuất quỷ nhập ma rất bất thường.
Thì qua cuộc phỏng vấn và chuyện trò với vị linh mục đó khiến tôi nghĩ rằng vấn nạn ấy chỉ có thể trình bày và giải quyết được một cách hiệu quả, và triệt để với sự hiểu biết thâm thuý, sâu sắc đa dạng có liên hệ tới rất nhiều lãnh vực trong việc giáo dục và đào tạo những vị linh mục tương lai, đang còn ở ghế đại học, nhằm đáp ứng những nhu cầu mục vụ ngày càng gia tăng và hết sức thiết yếu của các ngài nơi các giáo xứ địa phương.
Do đó, mục tiêu trước mắt là chúng tôi thêm vào phần huấn luyện của các chuyên gia, các bác sĩ, các nhà tâm lý học, những luật gia, để trình bày với họ một vấn đề hết sức bức xúc có liên quan đến các ngành nghề chuyên môn của riêng họ.
(H): Thưa Ông, những vấn đề nào mà khóa học sẽ đề cập tới?
(T): Thưa, khóa học được chia thành bảy chủ đề, kéo dài trong bảy ngày, với tổng số giờ là 28 tiếng. Nếu thi đậu cuối khóa, thì học viên sẽ nhận được hai tín chỉ (credit) trong chương trình đại học.
Những khía cạnh về nhân loại học (anthropological), hiện tượng học (phenomenological) và xã hội học sẽ được đề cập tới; cùng với những khía cạnh khác như: kinh thánh, lịch sử, tâm linh, y học, tâm lý học, tự nhiên học, luật học và những khía cạnh chuyên biệt của pháp lý, cùng với những lời chứng của những người thầy phù thủy, những người đuổi tà ma, hay những người chuyên trừ ma quỷ.
Không cần phải đề cập gì nhiều, vì lẽ, khóa học sẽ nghiên cứu rất sâu về những lời phù phiếm, những câu thần chú, không những trên cở sở lý thuyết, mà còn cả về các nghi lễ và những lời chứng của một số chuyên gia trừ quỷ có liên quan đến từng trường hợp cụ thể.
(H): Thưa Ông, phần cụ thể nào có liên quan đến sự đóng góp của các vị linh mục?
(T): Thưa, khía cạnh đầu tiên cần phải xét đến chính là khía cạnh có liên quan tới ơn gọi. Một vị linh mục mà không có một ơn gọi đặc biệt, sâu sắc, và thuần túy thật sự sẽ không thể nào có thể là vị hướng dẫn tâm linh sâu sắc, và am hiểu tường tận, cho những ai tín thác vào mình.
Khía cạnh thứ hai có liên quan đến việc đào tạo. Đây là việc mà những vị linh mục học hỏi để biết phân biệt và từ chối một cách nhạy bén, tức thời, nhanh chóng những biện luận sai lầm, xuyên tạc về mặt triết học, thần học, thuyết học (doctrinal) và sử học, cũng như những diễn giải lệch lạc về Thánh Kinh, mà các giáo phái này đang ngày càng mở rộng sự ảnh hưởng của chúng vào trong Giáo Hội Công Giáo. Vì lẽm chúng biết cách lợi dụng không những là những nhu cầu và những khát vọng hời hợt của những người tín hữu mà còn biết cách xuyên tạc, và làm méo mó lịch sử, để thao túng (manipulate) và diễn giải Thánh Kinh một cách sai lầm, để giới thiệu và đưa ra những luận cứ không thể nào có thể chấp nhận được về mặt thần học, hay những cuộc tranh luận về thuyết học và những luận điểm bừa bãi, dơ bẩn về mặt triết học.
Cách biện giải mới về tôn giáo (apologetics) không được phép tạo ra những xung khắc mà là rộng mở cho những cuộc đối thoại sâu sắc, minh bạch (lucid) và uyển chuyển. Nó cần phải liên hệ đến nhiều lãnh vực khác nhau như: thần học, triết học, sử học, khoa học, kinh tế học, nghệ thuật học, vân vân, để khai sáng ra sự thật, và để chính sự thật, trở thành giải pháp cho những vấn nạn khác nhau của con người, cũng như cho con người thời đại ngày nay có đuợc những lý do rắn chắc để có thể có được một niềm hy vọng Kitô giáo.
Để giúp cho các linh mục tương lai có được một sự đào tạo, và huấn luyện cân bằng, sâu sắc và uyên thâm về mặt thần học, luân lý và tâm linh, để các vị trong tương lai sẽ lấp được khoảng trống, hay chí ích là có thể làm giảm một cách đáng kể về mối nguy hại của việc có những vị giáo sĩ chuyên để cho những suy đoán mạo hiểm về thần học cám dỗ và lấn áp tâm trí họ, hay những việc thử nghiệm về phụng vụ và mục vụ với thuyết dung hợp (chiết trung luận trong triết học) (syncretistic) sờ sờ ra đó.
Chính vì thế, sẽ là một điều tốt đẹp khi phải nhắc nhớ rằng, hơn bao giờ hết, Giáo Hội rầt cần đến những vị linh mục thánh thiên, chứ không phải những vị linh mục chuyên giảng những luận điểm thần học mơ hồ và những việc thực thi phụng vụ và mục vụ một cách lạ kỳ và khác thường, vì chỉ có những vị linh mục thánh thiện mới có thể giúp làm canh tân Giáo Hội, cung cấp cho Giáo Hội một sức sống và một bầu nhiệt huyết mới, để Giáo Hội biết nhạy bén hơn trong việc đáp ứng tức thời với những thách đố ngày càng đa dạng của xã hội trần tục và tội lỗi.
Cuối cùng, trong tình huống mà sự mê tín và sức mạnh mê thuật đang ngày càng lan rông ra, thì việc cấp thiết nhất là phải có những vị linh mục có đủ khả năng để trao ban các phép lành, để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực của những người bị cho là nguyền rũa, hay thực thi việc bùa ngãi, tà ma trên những người đã bị ma quỷ nhập vào.
Nhu cầu cấp thiết đó mỗi ngày một gia tăng và tạo ra những vấn nạn đáng kể cho giới tu sĩ và các giáo phận, cũng như trong việc đào tạo và huấn luyện các vị linh mục tương lai, vì nhu cầu đó gần đây hãy còn thiếu xót rất nhiều, dẫu rằng đó cũng còn là cơ hội để lấp đầy những khoảng trống đó.
Một trong những cách tốt nhất để xúc tiến việc này, không phải chỉ chỉ định ra một chuyên gia trừ tà ma nào đó để vị này nhận được không biết bào nhiêu là những lời cầu cứu, khiến vị này làm không xuể, và không thể đáp ứng hết cho nổi, hay việc phải thành lập ra một ủy ban trong giáo phận bao gồm các chuyên gia thuộc nhiều lãnh vực, chẳng hạn, ngoài những chuyên gia thuộc về các lãnh vực của mục vụ, thần học, y học và tâm lý học, mà trên tất cả chính là việc đào tạo ra một đội ngũ đáng kể các vị linh mục trong tương lai, và như là tôi đã nói ban đầu, thì đây chính là mục tiêu chính của khóa học.