SEABOURN QUEST - NAM MỸ - Hôm nay ngày 23/12/2017 tầu đậu tại vịnh Corcovado trong đảo Chiloé để ghé thăm thành phố Castro. Thành này là thành phố lâu đời thứ ba của nuớc Chile được đội viễn chinh thành lập và liên tục hiện diện cho đến nay.
Hình ảnh
Lấy tầu nhỏ để cập bến thành Castro thì từ xa đã thấy bóng một nhà thờ mầu vàng cao chót vót trên đỉnh đồi, các dinh thự và nhà cửa mầu sắc khác nhau trải rộng xung quanh nhà thờ xuống các sườn đồi và thung lũng.
Khi xe bus chở chúng tôi tới trước nhà thờ Castro thì có một công trường tương đối rộng rãi và có các quầy bán đồ thủ công cho khách du lịch, nhưng không quá ồn ào và mang tính thương mại như các nơi khác. Đặc biệt ỡ giữa công trường một hang đá Giáng Sinh được trình bầy rất to lớn và mỹ thuật. Có nhiều hàng câu cao, có hoa cảnh trồng trong công viên và bên một phía công viên có tượng các vị khai quốc và thành lập Castro.
Bước vào trong nhà thờ chúng tôi rất ngạc nhiên vì ngay vùng đất xa xôi này mà lại có rất nhiều tượng ảnh rất mỹ thuật. Ngoài những tượng Chúa và Mẹ, cũng như tượng chịu nạn và bộ tượng dưới chân Thập Giá, mà chúng ta từng chứng kiến thi thăm các nhà thờ theo truyền thống Tây Ban Nha, chúng tôi còn thấy có tượng thánh Piô rất mới, tượng thánh Clara và thánh Phanxicô…
Nhà thờ này bên trong đặc biệt được xây dựng toàn bằng gỗ, các công trình chạm chỗ và hoa văn cũng bằng gỗ. Nhìn kỹ mới thấy sự kỳ công của các nghệ nhân và các kiến trúc sư hình thành đố án này.
Sau khi thăm nhà thờ, công trường và con con đường chính trong thành phố Castro, tôi nhất định muốn đi thăm cho bằng được nhà thờ Nuestra Signora dei Gracias (Đức Bà Đầy Ơn Phước) ở làng Nercón, vì trong sách hướng dẫn có nói tới nhà thờ này được làm toàn bằng gỗ lâu đời và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2007. Nhà thờ được xây dựng 1886-1890, và có một khu vườn ở phía trước nhà thờ.
Làng Nercón cách đây 5 km do vậy tôi hỏi một tài xế Taxi chở tôi đi, nhưng ông ta lại nói là tôi có thễ lấy xe bus mầu đỏ số 2 ở cạnh nhà thờ là có thể tới đó được. Theo hướng dẫn của ông tôi đến trạm xe bus chờ và 15’ sau thì thấy bus mầu đỏ tới tôi leo lên xe hỏi bao nhiêu tiền, anh tài chỉ giá là 350 pesos tức là có 60 cent. Thế là tôi lời được chừng $30 dollars nếu phải đi xe taxi đi về. Còn giá tour trên tầu du lịch cho biết muốn đi tour với họ thì trả $150!
Trên xe bus sau khoảng 5 cây số, tôi nhìn thấy bóng 1 tháp nhà thờ và hỏi tài xế đó có phải là nhà thờ Gracias không? Anh ta nói đúng. Và tôi nói anh dừng xe cho tôi xuống. Từ đường có bản chỉ mủi tên nhà thờ Iglesia de Nercon đi vào chừng 200 mét là nhà thờ.
Tôi hết sức ngạc nhiên vì nhà thờ được vào sổ Di sản văn hóa, nhưng chung quanh cỏ dại mọc, và hình như không còn được sử dụng thường xuyên. Tôi chụp một số bức ảnh và đi tham quan thì thấy nhà thờ có kiến trúc đặc biệt bvằng gỗ với 3 tầng tháp chuông, nền nhà thờ được đặt trên những tãng đá, dưới là sàn rỗng. Mẵt tiền nhà thờ có những cột cấu trúc giống như các cột cẩm thạch tròn bên Hy Lạp, nhưng trông kỹ thì lại bằng gỗ. Vào tới cửa nhà thờ có chỉ dẫn là muốn vào bên trong thì sang phía cửa bên phải. Tới cửa bên phải thì thấy khóa và có cho số phone ai cần thì gọi. Đúng lúc gặp một ông thợ đang sửa đường chung quanh nhà thờ hỏi muốn vào thăm trong nhà thờ được không ông nói không được, chỉ vào nhà xứ thì thấy cửa khóa. Thế là chọi thua.
Điều đặc biệt nhất là phía đầu nhà thờ và bên trái là một nghĩa địa có nhiều mồ mả. Tôi đi chung quanh tham quan thì có những ngôi một lâu đời các đay cả trên 400 năm… Tôi thật xúc động vì người xưa đến đây khai hoang lập ấp, có thể là binh lính có thể là nhà truyền giáo chôn xác ở đây… giờ một người lữ lành đức tin cũng đến nơi đây… ôn lại vài di tích của sức anh niềm tin ấy. Chúng ta đã gặp nhau trong cùng niềm tin tôn giáo, dù văn hóa và kiến thức rất khác biệt.
Trở lại thành Castro tôi quyết định đi vào bảo tàng viện Castro tìm hiểu về lịch sử xa xưa… Nhìn bề ngoài, bảo tàng viện này là nhà gỗ rất sơ xài… nhưng khi vào trong tôi hết sức ngạc nhiên vì có nhiều ghi chú, hình ảnh, đồ dùng, ký sự, khảo cổ về thành Castro trên 400 về trước khi các nhà Truyền giáo tới đây khai mở dân trí, lập ấp lập làng và lập cộng đoàn đức tin.
Vài nét sơ qua về lịch sử thành Castro
Năm 1567 Rodrigo de Quiroga khi đó thống đốc lâm thời của Chile mở chiến dịch cho con rể là Captain Martín Ruiz de Gamboa đi chinh phục đảo Chiloé, Xây dựng thành phố Castro ở đó, và bình định cư dân người Cuncos. Từ ngày thành lập vào ngày 12 tháng 2 năm 1576 cho đến năm 1767, Castro là trung tâm hành chính của đảo Chiloé.
Năm 1594, Castro có 8.000 cư dân, trong đó hầu hết là nông dân. Năm 1767, trong thời điểm cải cách đế chế Bourbon tìm cách hiện đại hóa Đế quốc Tây Ban Nha,
Castro đã bị phá hủy bởi một trận động đất vào năm 1837 và chỉ có 1.243 cư dân vào năm 1907. Sau lễ khánh thành tuyến đường sắt từ thủ đô đến Ancud vào năm 1912 thị trấn Castro phát triển nhanh hơn. Vào năm 1960 thành Castro có 7.000 cư dân. Và đến năm 1982 Castro đã giành lại vai trò là thủ đô của Quần đảo Chiloé.
Theo điều tra dân số năm 2002 của Viện Thống kê Quốc gia, Castro có diện tích 427,5 km2 (165 sq mi) và có 39,366 cư dân. Trong số này, 29.148 (74%) sống ở khu vực thành thị và 10.218 (26%) ở nông thôn.
Castro là một bộ phận hành chính cấp ba của Chilê do một hội đồng thành phố quản trị.
Castro nổi tiếng với palafit, là loại nhà sàn làm trên các cột gỗ truyền thống phổ biến ở nhiều nơi ở Chiloé, đặc biệt là ở Vịnh Fiord de Castro Gamboa ở phía tây của thị trấn. Tàu thuyền ở đây cũng còn được xây dựng theo cách truyền thống của họ thời xa xưa.
Quảng trường Plaza de Armas nằm ở trung tâm với công viên được bảo vệ tốt, Khu đô thị và nhà thờ. Khu phố được bao quanh bởi nhiều cửa hiệu, ngân hàng, quán bar và nhà hàng.
Bảo tàng khu vực Castro: trưng bày nhiều đồ vật được làm ở Chiloé cũng như các mẫu nghiên cứu dân tộc học và khảo cổ học.
Hình ảnh
Khi xe bus chở chúng tôi tới trước nhà thờ Castro thì có một công trường tương đối rộng rãi và có các quầy bán đồ thủ công cho khách du lịch, nhưng không quá ồn ào và mang tính thương mại như các nơi khác. Đặc biệt ỡ giữa công trường một hang đá Giáng Sinh được trình bầy rất to lớn và mỹ thuật. Có nhiều hàng câu cao, có hoa cảnh trồng trong công viên và bên một phía công viên có tượng các vị khai quốc và thành lập Castro.
Bước vào trong nhà thờ chúng tôi rất ngạc nhiên vì ngay vùng đất xa xôi này mà lại có rất nhiều tượng ảnh rất mỹ thuật. Ngoài những tượng Chúa và Mẹ, cũng như tượng chịu nạn và bộ tượng dưới chân Thập Giá, mà chúng ta từng chứng kiến thi thăm các nhà thờ theo truyền thống Tây Ban Nha, chúng tôi còn thấy có tượng thánh Piô rất mới, tượng thánh Clara và thánh Phanxicô…
Nhà thờ này bên trong đặc biệt được xây dựng toàn bằng gỗ, các công trình chạm chỗ và hoa văn cũng bằng gỗ. Nhìn kỹ mới thấy sự kỳ công của các nghệ nhân và các kiến trúc sư hình thành đố án này.
Sau khi thăm nhà thờ, công trường và con con đường chính trong thành phố Castro, tôi nhất định muốn đi thăm cho bằng được nhà thờ Nuestra Signora dei Gracias (Đức Bà Đầy Ơn Phước) ở làng Nercón, vì trong sách hướng dẫn có nói tới nhà thờ này được làm toàn bằng gỗ lâu đời và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2007. Nhà thờ được xây dựng 1886-1890, và có một khu vườn ở phía trước nhà thờ.
Làng Nercón cách đây 5 km do vậy tôi hỏi một tài xế Taxi chở tôi đi, nhưng ông ta lại nói là tôi có thễ lấy xe bus mầu đỏ số 2 ở cạnh nhà thờ là có thể tới đó được. Theo hướng dẫn của ông tôi đến trạm xe bus chờ và 15’ sau thì thấy bus mầu đỏ tới tôi leo lên xe hỏi bao nhiêu tiền, anh tài chỉ giá là 350 pesos tức là có 60 cent. Thế là tôi lời được chừng $30 dollars nếu phải đi xe taxi đi về. Còn giá tour trên tầu du lịch cho biết muốn đi tour với họ thì trả $150!
Trên xe bus sau khoảng 5 cây số, tôi nhìn thấy bóng 1 tháp nhà thờ và hỏi tài xế đó có phải là nhà thờ Gracias không? Anh ta nói đúng. Và tôi nói anh dừng xe cho tôi xuống. Từ đường có bản chỉ mủi tên nhà thờ Iglesia de Nercon đi vào chừng 200 mét là nhà thờ.
Tôi hết sức ngạc nhiên vì nhà thờ được vào sổ Di sản văn hóa, nhưng chung quanh cỏ dại mọc, và hình như không còn được sử dụng thường xuyên. Tôi chụp một số bức ảnh và đi tham quan thì thấy nhà thờ có kiến trúc đặc biệt bvằng gỗ với 3 tầng tháp chuông, nền nhà thờ được đặt trên những tãng đá, dưới là sàn rỗng. Mẵt tiền nhà thờ có những cột cấu trúc giống như các cột cẩm thạch tròn bên Hy Lạp, nhưng trông kỹ thì lại bằng gỗ. Vào tới cửa nhà thờ có chỉ dẫn là muốn vào bên trong thì sang phía cửa bên phải. Tới cửa bên phải thì thấy khóa và có cho số phone ai cần thì gọi. Đúng lúc gặp một ông thợ đang sửa đường chung quanh nhà thờ hỏi muốn vào thăm trong nhà thờ được không ông nói không được, chỉ vào nhà xứ thì thấy cửa khóa. Thế là chọi thua.
Điều đặc biệt nhất là phía đầu nhà thờ và bên trái là một nghĩa địa có nhiều mồ mả. Tôi đi chung quanh tham quan thì có những ngôi một lâu đời các đay cả trên 400 năm… Tôi thật xúc động vì người xưa đến đây khai hoang lập ấp, có thể là binh lính có thể là nhà truyền giáo chôn xác ở đây… giờ một người lữ lành đức tin cũng đến nơi đây… ôn lại vài di tích của sức anh niềm tin ấy. Chúng ta đã gặp nhau trong cùng niềm tin tôn giáo, dù văn hóa và kiến thức rất khác biệt.
Trở lại thành Castro tôi quyết định đi vào bảo tàng viện Castro tìm hiểu về lịch sử xa xưa… Nhìn bề ngoài, bảo tàng viện này là nhà gỗ rất sơ xài… nhưng khi vào trong tôi hết sức ngạc nhiên vì có nhiều ghi chú, hình ảnh, đồ dùng, ký sự, khảo cổ về thành Castro trên 400 về trước khi các nhà Truyền giáo tới đây khai mở dân trí, lập ấp lập làng và lập cộng đoàn đức tin.
Vài nét sơ qua về lịch sử thành Castro
Năm 1567 Rodrigo de Quiroga khi đó thống đốc lâm thời của Chile mở chiến dịch cho con rể là Captain Martín Ruiz de Gamboa đi chinh phục đảo Chiloé, Xây dựng thành phố Castro ở đó, và bình định cư dân người Cuncos. Từ ngày thành lập vào ngày 12 tháng 2 năm 1576 cho đến năm 1767, Castro là trung tâm hành chính của đảo Chiloé.
Năm 1594, Castro có 8.000 cư dân, trong đó hầu hết là nông dân. Năm 1767, trong thời điểm cải cách đế chế Bourbon tìm cách hiện đại hóa Đế quốc Tây Ban Nha,
Castro đã bị phá hủy bởi một trận động đất vào năm 1837 và chỉ có 1.243 cư dân vào năm 1907. Sau lễ khánh thành tuyến đường sắt từ thủ đô đến Ancud vào năm 1912 thị trấn Castro phát triển nhanh hơn. Vào năm 1960 thành Castro có 7.000 cư dân. Và đến năm 1982 Castro đã giành lại vai trò là thủ đô của Quần đảo Chiloé.
Theo điều tra dân số năm 2002 của Viện Thống kê Quốc gia, Castro có diện tích 427,5 km2 (165 sq mi) và có 39,366 cư dân. Trong số này, 29.148 (74%) sống ở khu vực thành thị và 10.218 (26%) ở nông thôn.
Castro là một bộ phận hành chính cấp ba của Chilê do một hội đồng thành phố quản trị.
Castro nổi tiếng với palafit, là loại nhà sàn làm trên các cột gỗ truyền thống phổ biến ở nhiều nơi ở Chiloé, đặc biệt là ở Vịnh Fiord de Castro Gamboa ở phía tây của thị trấn. Tàu thuyền ở đây cũng còn được xây dựng theo cách truyền thống của họ thời xa xưa.
Quảng trường Plaza de Armas nằm ở trung tâm với công viên được bảo vệ tốt, Khu đô thị và nhà thờ. Khu phố được bao quanh bởi nhiều cửa hiệu, ngân hàng, quán bar và nhà hàng.
Bảo tàng khu vực Castro: trưng bày nhiều đồ vật được làm ở Chiloé cũng như các mẫu nghiên cứu dân tộc học và khảo cổ học.